PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2007-2008 Môn :Ngữ văn 7(Đề 1) Thời gian: 90phút không kể thời gian giao đề I.TRẮC NGHIỆM: 4 điểm ( Mỗi câu đúng 0,5đ ) Thực hiện những yêu cầu sau. 1.Việc lược bỏ một số thành phần câu để tạo câu rút gọn nhằm mục đích gì ? a.Làm cho câu gọn hơn. b.Tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện. c.Ngụ ý một hành động. d.Tất cả đều đúng. 2.Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt : a.Em đang học bài. b.Mưa rất to. c.Chân đèo Mã Phục. d.Bầu trời xanh ngắt. 3.Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu : Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông ,được thêm vào câu để làm gì ? a.Xác định thời gian . b.Xác định mục đích. c.Xác định nguyên nhân . d.Xác định nơi chốn. 4.Câu : Con cái phải nghe lời cha mẹ là đúng, là câu có cụm chủ vị làm thành phần gì? a.Cụm chủ vị làm chủ ngữ. b.Cụm chủ vị làm vị ngữ. c.Cụm chủ vị làm định ngữ. d.Cụm chủ vị làm bổ ngữ. 5.Những câu nói ngắn gọn,tích lũy và truyền bá kinh nghiệm dân gian về mọi mặt là định nghĩa về: a.Ca dao b.Tục ngữ c.Dân ca d.Cả a, b, c đều đúng. 6.Các văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ; Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, được viết theo phương thức biểu đạt nào? a.Nghị luận b.Tự sự c.Biểu cảm d. Miêu tả 7.Câu văn nào giữ vai trò câu chốt trong văn bản:“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”của Hồ Chí Minh? a.Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước . b.Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi . c.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . d.Cả ba câu a b c đều là câu chốt. 8.Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được Nguyễn Ái Quốc dùng với dụng ý gì? a.Để gây sự chú ý cho người đọc. b.Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren. c.Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc làm của mình. II.PHẦN TỰ LUẬN: 6 điểm Đề bài : Chân lý :“Đoàn kết là sức mạnh” đã được nhân dân Việt Nam thể hiện bằng hình ảnh trong câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Chân lý ấy đã được thể hiện trong thực tế đời sống như thế nào? ĐÁP ÁN I.TRẮC NGHIỆM: 4 điểm ( Mỗi câu đúng 0,5đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án d c b a b a a b II.PHẦN TỰ LUẬN: 6 điểm A.Yêu cầu chung: Học sinh nắm được cách làm bài văn chứng minh . Biết chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu để bài làm giàu sức thuyết phục hơn. Hình thức :trình bày sạch ,đẹp ,chữ viết rõ ràng ,ít sai lỗi chính tả. B.Y ê u cầu cụ thể: 1 Mở bài(0.5 điểm) -Nêu tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết. -Dẫn vào vấn đề :Sức mạnh của sự đoàn kết được thể hiện qua câu tục ngữ. 2 Thân bài( 4 điểm). -Ý nghĩa của vấn đề :Sức mạnh của sự đoàn kết được thể hiện qua câu tục ngữ. -Chứng minh: Sức mạnh của sự đoàn kết được thể hiện qua câu tục ngữ. + Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong lao động: đắp đê, chống lụt, cứu hỏa, xây dựng các công trình…… +Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm: kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; chống tội phạm trong xã hội hiện nay. +Sức mạnh đoàn kết trong học tập và rèn luyện của bản thân. 3 Kết bài (0.5 điểm) -Bài học đoàn kết đối với HS, tránh làm mất đoàn kết, đoàn kết một chiều xuê xoa,không đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, thân ái nhưng nghiêm khắc. Giáo viên ra đề Phạm Thị Hải Lý PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2007-2008 Môn :Ngữ văn 7( Đề 2) Thời gian: 90phút không kể thời gian giao đề I.TRẮC NGHIỆM: 4 điểm ( Mỗi câu đúng 0,5đ ) Thực hiện những yêu cầu sau. 1.Câu đặc biệt thường được dùng để : a.Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. b.Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. c.Bộc lộ cảm xúc và gọi đáp. d.Tất cả các ý a,b,c đều đúng. 2.Cho các câu sau, câu nào là câu rút gọn? a.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b.Người ta là hoa đất. c.Tôi đang làm bài kiểm tra. d.Tiếng hát ngừng. 3.Câu văn:Hắn đọc, ngẫm nghĩ,tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán, sử dụng kiểu liệt kê nào? a.Liệt kê theo từng cặp. b.Liệt kê không theo từng cặp. c.Liệt kê không tăng tiến. d.Liệt kê tăng tiến. 4.Trong những câu sau câu nào không phải là câu bị động? a.Xe này chữa được rồi. b.Xe này bị hỏng. c.Nó bị nước bắn vào người. d.Bệnh nhân ấy được mổ rồi. 5.Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu "Giấy rách phải giữ lấy lề" a.Thương người như thể thương thân. b.Người sống đống vàng. c.Đói cho sạch ,rách cho thơm. d.Một mặt người bằng mười mặt của. 6.Trong văn bản : «Ý nghĩa văn chương » Hoài Thanh đã trình bày những vấn đề gì về văn chương ? a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. b.Nhiệm vụ của văn chương. c.Công dụng của văn chương. d.Cả ba ý trên đều đúng. 7.Trong truyện ngắn: “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã dùng phép tăng cấp để miêu tả những chi tiết nào? a.Cảnh thiên tai ngày một dữ dội. b.Cảnh người dân hộ đê căng thẳng và mệt mỏi. c.Cảnh quan phủ cùng nha lại,chánh tổng đánh bài. d.Cả a,b,c đều đúng. 8.Vì sao nói: Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi? a.Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. b.Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian. c.Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng. d.Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình. II.PHẦN TỰ LUẬN: 6 điểm Đề bài: "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Em hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? ĐÁP ÁN I.TRẮC NGHIỆM: 4 điểm ( Mỗi câu đúng 0,5đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án d a b b c d d a II.PHẦN TỰ LUẬN: 6 điểm A.Yêu cầu chung: -Cần hiểu được ý nghĩa của câu ca dao. -Giải thích tình yêu thương đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. B.Yêu cầu cụ thể: 1.Mở bài: (0,5điểm) Nêu vấn đề cần giải thích: tinh thần tương thân tương ái , tinh thần đoàn kết và dẫn vào câu ca dao 2.Thân bài :( 4điểm) Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng . +Bầu và bí khác nhau về tên gọi nhưng chúng đều là họ giây leo,đều sống và phát triển trên cùng một mảnh đất, bắc chung một cái giàn, chung môi trường, điều kiện sống. +Nghĩa bóng:Mượn hình ảnh sự vật, ông cha ta nhắc nhở con cháu"Bầu và bí"tượng trưng cho người sống chung với nhau trên cùng một mảnh đất,cùng dân tộc,cùng giống nòi"Con Rồng cháu Tiên", cùng đất nước. -Dẫn chứng: Lấy trong thực tế nhân dân ta đoàn kết gắn bó chống giặc ngoại xâm; trong cuộc sống hiện tại hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai, bệnh tật, trong văn học, ca dao, tục ngữ. -Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một nghĩa cử đẹp 3.Kết bài:(0,5điểm) Ý nghĩa của vấn đề: mỗi chúng ta hiểu đúng nghĩa và thực hiện lời dạy đó. Giáo viên ra đề Phạm Thị Hải Lý . của. 6.Trong văn bản : «Ý nghĩa văn chương » Hoài Thanh đã trình bày những vấn đề gì về văn chương ? a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. b.Nhiệm vụ của văn chương. c.Công dụng của văn chương Lý PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 20 07- 2008 Môn :Ngữ văn 7( Đề 2) Thời gian: 90phút không kể thời gian giao đề I.TRẮC NGHIỆM: 4. PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 20 07- 2008 Môn :Ngữ văn 7( Đề 1) Thời gian: 90phút không kể thời gian giao đề I.TRẮC NGHIỆM: 4 điểm