Phòng GD&ĐT Thường Xuân Trường THCS Lương Sơn Nhóm 3 Phiếu đánh giá tiêu chí Tiêu chuẩn 6: – Quan hệ nhà trường gia đình và xã hội Tiêu chí 1- Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm hoạt động theo quy định; Nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục. a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành. b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Nghị quyết đầu năm học. c) Định kỳ nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinhl; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. 1- Mô tả hiện trạng: - Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ học sinh; Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Hội cha mẹ học sinh của trường bầu ra BCH ĐD cha mẹ học sinh gồm: 1. Ông: ……………. - Trưởng ban ĐDCMHS (cha mẹ học sinh ) 2. Ông : ……………. - PTrưởng ban ĐDCMHS (cha mẹ học sinh) 3. Ông : ……………. - Uỷ viên ĐDCMHS cha mẹ học sinh 4. Ông: ……………. - Uỷ viên ĐDCMHS cha mẹ học sinh 5. Ông: ……………. - Uỷ viên ĐDCMHS cha mẹ học sinh - Trong 5 năm gần đây mỗi năm học các lớp đều có ban ĐDCMHS. BĐD CMHS đều được thành lập trong buổi họp phụ huynh đầu năm gồm có: chi hội trưởng, chi hội phó và thư ký. [H6.06.01.01] - Hàng năm vào đầu năm học Nhà trường báo cáo tình hình nhiệm vụ, kế hoạch năm học, chủ trương và giải pháp của nhà trường trong năm học mới để cha mẹ học sinh biết, tham gia bàn bạc tìm các giải pháp cùng nhà trường thực hiện.[H6.06.01.02] - Định kỳ 1 năm nhà trường họp 3 lần vào đầu năm học mới và kết thúc học kỳ I và cuối năm học. Mỗi lần sinh hoạt nhà trường đều lắng nghe các ý kiến đề xuất của cha mẹ học sinh và tìm ra những giải pháp thoả đáng. Nhiều năm qua nhà trường không có khiếu nại, tố cáo từ phía nhân dân. Mỗi lần họp nhà trường đều có ghi Biên bản tổng hợp các ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh.[H6.06.01.03] 2- Điểm mạnh: - ĐDCMHS cha mẹ học sinh các lớp đều nắm chắc tư cách đạo đức, trật tự kỷ luật, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để theo dõi phụ trách giúp đỡ. - ĐDCMHS cha mẹ học sinh lớp tham gia củng cố trang trí cơ sở vật chất từng lớp theo hướng dẫn chung, tạo sự đồng bộ của toàn trường như bổ sung trang thiết bị lớp: Hệ thống điện, nước… phục vụ cho học sinh trong năm học. - ĐDCMHS cha mẹ học sinh phát động thi đua từng lớp, từng học sinh có biểu dương khen, chê kịp thời để học sinh các lớp phấn đấu. - ĐDCMHS cha mẹ học sinh họp thường xuyên qua các giai đoạn để nắm bắt tình hình các lớp. Mọi công việc của Hội cha mẹ học sinh đảm bảo tính dân chủ cao. Mọi phụ huynh đều được bàn và thực hiện một cách công khai minh bạch. 3- Điểm yếu : - ĐDCMHS cha mẹ học sinh của nhà trường, ĐDCMHS cha mẹ học sinh từng lớp chưa mạnh dạn đề xuất ý kiến trước cuộc họp phụ huynh để thay đổi nhanh cơ sở vật chất lớp, còn đầu tư ít. Sự phối kết hợp giữa cha mẹ với nhà trường còn hạn chế. - 4- Kế hoạch cải tiến chất lượng - Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ trách nhiệm và hoạt động theo điều lệ của Bộ Giáo dục quy định như: Hội cha mẹ học sinh hàng tháng, hàng giai đoạn họp với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường để đánh giá tình hình hoạt động trong thời gian qua. Tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường. - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để ĐDCMHS cha mẹ học sinh toàn trường, Ban đại diện cha mẹ từng lớp thực hiện tốt Điều lệ, Nghị quyết soạn thảo đầu năm học. - Nhà trường thường xuyên đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường đệh có hiệu quả. - Quỹ hội được đóng góp trên cơ sở tự nguyện 5- Tự đánh giá: Đạt Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trương, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục. a) Có kế hoạch phối hợp với nhà trường, với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục. b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục. c) Hàng năm tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục. 1. Mô tả hiện trạng - Trong từng năm học (từ năm học 2004 – 2005 -> năm học 2008 – 2009) nhà trường đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục. . [H6.06.02.01] - Nhà trường đã tổ chức các hoạt động giao lưu với nhiều nội dung thiết thực có hiệu quả vào kỷ niệm các ngày lễ lớn như: giao lưu với các đơn vị trường THCS Chiềng Khừa; Trường Tiểu học Mộc Lỵ; Trường THCS Đông Sang; Trường tiểu học Đông Sang… đã gây ấn tượng tốt đẹp có ý nghĩa sâu sắc với học sinh có tác dụng giáo dục truyền thống tốt. .[H6.06.02.02] 2. Điểm mạnh: - Địa phương là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp cá nhân. - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm tới các hoạt động giáo dục, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thàn, động viên kịp thời những học sinh khá, giỏi. - Các tổ chức xã hội trong địa bàn như: Hội phụ nữ, Đoàn địa phương, Y tế, Hội CCB… thường xuyên phối kết hợp với nhà trường làm cho hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao. 3. Điểm yếu: Phương tiện cho hoạt động ngoại khóa còn hạn chế, hình thức sinh hoạt chưa phong phú, thời gian cho hoạt động ngoại khoá ít. - Sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể chưa được thường xuyên. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp cá nhân. - Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với các tổ chức xã hội trong địa bàn xã vào các ngày lễ lớn. - Khuyến khích động viên kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất với những học sinh có tiến bộ, có kết quả cao trong học tập. - Sau mỗi năm học nhà trường họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trương với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp cá nhân để rút kinh nghiệm cho năm học tới. 5- Tự đánh giá: Đạt Kết luận tiêu chuẩn 6: * Điểm mạnh và yếu nổi bật: + Điểm mạnh: Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Sự tham gia và phối kết hợp khăng khít chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh đã tạo cho nhà trường một cơ sở vật chất khang trang đảm bảo cho hoạt động dạy và học. + Điểm yếu: Ủng hộ về xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường của cáclượng lượng ngoài xã hội chưa nhiều. * Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 5/6 * Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2 . Ông: ……………. - Trưởng ban ĐDCMHS (cha mẹ học sinh ) 2. Ông : ……………. - PTrưởng ban ĐDCMHS (cha mẹ học sinh) 3. Ông : ……………. - Uỷ viên ĐDCMHS cha mẹ học sinh 4. Ông: ……………. - Uỷ viên ĐDCMHS cha mẹ. sinh.[H6. 06. 01.03] 2- Điểm mạnh: - ĐDCMHS cha mẹ học sinh các lớp đều nắm chắc tư cách đạo đức, trật tự kỷ luật, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để theo dõi phụ trách giúp đỡ. - ĐDCMHS cha. viên ĐDCMHS cha mẹ học sinh 5. Ông: ……………. - Uỷ viên ĐDCMHS cha mẹ học sinh - Trong 5 năm gần đây mỗi năm học các lớp đều có ban ĐDCMHS. BĐD CMHS đều được thành lập trong buổi họp phụ huynh