1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích tiêu chí phục vụ cho kiểm định CLGD

29 478 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

“Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở” là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.. “Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục

Trang 1

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ TÌM THÔNG TIN, MINH CHỨNG

TS TRẦN THANH BÌNH PGĐ Trung tâm Kiểm định CLGD Trường CBQLGD TP Hồ Chí Minh

Trang 3

• Quy trình tự đánh giá

1 Thành lập Hội đồng tự đánh giá

2 Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá

3 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

4 Thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, minh chứng

5 Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

6 Viết Báo cáo tự đánh giá

Trang 4

• Trong chuyên đề này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 “Chất lượng giáo dục trường trung học

cơ sở” là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông quy định tại Luật Giáo dục

2 “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở” là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục

Trang 5

3 “Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở” là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.

4 “Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông” là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí

Trang 6

5 Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở là văn bản do nhà trường lập

ra, bao gồm mục tiêu xây dựng nhà trường, nhiệm vụ và phương châm tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường

Trang 7

I Khái niệm

- Là bước thứ tư trong quy trình tự đánh giá

- Phân tích tiêu chí, chỉ số là làm rõ nội hàm

từng tiêu chí, chỉ số và các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng giáo dục tương ứng với từng tiêu chí, chỉ số; từ đó, tìm và thu thập các thông tin dữ liệu cần thiết, thích hợp

- Thông tin: là những tư liệu được sử dụng để

hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận về tiêu chí, chỉ số

Trang 8

- Minh chứng: là căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, chứng minh cho kết luận về tiêu chí, chỉ số.

- Các thông tin, minh chứng là những văn bản /tài liệu, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã

và đang có trong nhà trường, các cơ quan liên quan hoặc bằng khảo sát, điều tra phỏng vấn và quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường

- Các thông tin, minh chứng phục vụ cho cả công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài

Trang 9

- Đối với thông tin, minh chứng phức tạp, cồng kềnh (như hệ thống hồ sơ, sổ sách

về các hoạt động giáo dục của nhà trường được Quy định tại Điều lệ trường học; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn

và số trang nhiều; các hiện vật,…) thì cần ghi rõ nơi có thể đến đọc, xem, quan sát trực tiếp hoặc lập thành các biểu bảng, bản tổng hợp thống kê tích hợp dữ liệu /số liệu và được lưu trong các hộp hồ sơ thông tin, minh chứng

Trang 10

- Các thông tin, minh chứng phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, phù hợp với nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, đầy đủ theo từng năm học

và theo chu kì kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS.

- Trong trường hợp không tìm được thông tin, minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí nào đó (do chiến tranh, hoả hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ, ), có thể tìm các cách khác để khẳng định các thành quả của nhà trường, nêu rõ lí do trong báo cáo tự đánh giá hoặc giải thích trực tiếp với đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại

Trang 12

Lưu ý:

- nội hàm của một tiêu chí thường được thể hiện khá rõ qua các chỉ số của tiêu chí đó Cần bám sát các chỉ số để hiểu rõ nội hàm của tiêu chí.

- nội hàm của chỉ số là những nội dung cụ thể của chỉ số đó; trong nhiều trường hợp, nội hàm của chỉ số đòi hỏi phải được làm sáng tỏ thông qua các nguồn thông tin khác.

Trang 13

Tiêu chí 2: Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định kỳ được rà soát, bổ sung, điều chỉnh.

a) Phù hợp với các nguồn lực: nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường;

b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương;

c) Định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và điều chỉnh

Trang 14

Nội hàm của tiêu chí 2 sẽ là: Chiến lược phát triển của nhà trường

- Phù hợp với các nguồn lực của nhà trường

- Phù hợp với định hướng phát triển của địa phương

- Được rà soát, điều chỉnh theo định kì

Trang 15

Những thông tin của tiêu chí 2 là:

-Thông tin về chiến lược phát triển của nhà trường

-Thông tin về các nguồn lực của nhà trường

-Thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

-Thông tin về hoạt động giám sát, điều chỉnh chiến lược phát triển của nhà trường

Trang 16

Các minh chứng cho tiêu chí 2 gồm:

- Văn bản chiến lược phát triển của nhà trường

đã được Sở GD-ĐT phê duyệt

-Bảng thống kê thông tin về nhân sự;

-Dự kiến nguồn nhân lực bổ sung trong 5 - 10 năm tới;

- Bảng thống kê cơ sở vật chất, thư viện, tài chính (trong 4 năm gần đây);

-Dự kiến tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường (ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí ngoài ngân sách, ) để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục trong 5 năm và 10

Trang 17

- Sơ đồ quy hoạch tổng thể của nhà trường

- Các văn bản, nghị quyết định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện / thị xã/ quận, thành phố, tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương

- Biên bản rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược phát triển của nhà trường

-Các minh chứng khác (nếu có)

Lưu ý:

•Một chỉ số có thể cần nhiều minh chứng, nhưng cũng có thể chỉ cần một minh chứng

•Các minh chứng có thể được sử dụng cho một

Trang 18

II Yêu cầu

Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và chính xác

-Các thông tin và minh chứng phải bao quát đầy đủ nội hàm của tiêu chí, chỉ số; phải được xử lí, phân tích để làm căn cứ, minh hoạ cho các nhận định trong Báo cáo TĐG -Các thông tin, minh chứng được mã hoá theo một quy tắc nhất định

-Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng TĐG phải làm rõ lí do

Trang 19

III Kĩ thuật thu thâp thông tin, minh chứng

•Nghiên cứu văn bản/hồ sơ/tài liệu

•Lập biểu mẫu thống kê

•Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu hỏi (HS, GV, CBQL )

•Phỏng vẫn HS, GV, CBQL

•Trao đổi, toạ đàm

•Quan sát, dự giờ, thăm hiện trường

Trang 20

1) Nghiªn cøu c¸c văn b¶n / tµi liÖu / hå s¬: là xem

xét các tài liệu dưới dạng văn bản viết như: các quy định, kế hoạch, biên bản, báo cáo, quyết định, hồ sơ,

sổ sách , phân loại, sắp xếp, đánh giá và lựa chọn các thông tin trong tài liệu cho phù hợp với nội hàm các tiêu chí để cung cấp thông tin cho quá trình tự đánh giá

Các bước:

- Xác định các loại văn bản, tài liệu cần thu thập.

- Đánh giá tính hiện hành, pháp lí của văn bản tài liệu.

- Đánh giá nội dung của văn bản, tài liệu

- Xử lí văn bản, tài liệu

Trang 21

2) Lập biểu mẫu thống kê: được dùng trong các

trường hợp thông tin, minh chứng phải thể hiện dưới dạng những số liệu thống kê tổng hợp.

Ví dụ: Tiêu chuẩn 3 Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh

Tiêu chí 2 Giáo viên của nhà trường đạt các yêu

cầu theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và các quy định khác.

Chỉ số a Giáo viên đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả

các môn học; đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 33 của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; giáo viên được phân

Trang 22

Đối với chỉ số trên, minh chứng phải là các bảng thống kê tổng hợp về giáo viên:

- Bảng tổng hợp giáo viên nhà trường (họ tên, năm sinh, giới tính, trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, hình thức đào tạo, nơi đào tạo…);

- Bảng phân công giảng dạy (số lượng và tỉ

lệ giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn);

- Bảng tổng hợp xếp loại giáo viên theo tiêu chuẩn nghề nghiệp;

- Danh sách xếp loại giáo viên hàng năm…

Trang 23

3) ĐiÒu tra b»ng c¸c b¶ng hái / phiÕu hái:

thường được áp dụng cho những tiêu chí, chỉ số mang tính định tính

Ví dụ:

- Chỉ số a, tiêu chí 6, tiêu chuẩn 3: Xây dựng

được khối đoàn kết trong cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Chỉ số a, tiêu chí 7, tiêu chuẩn 4: Giữ gìn và

phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của Điều lệ trường trung học; chỉ số b, tiêu chí

Trang 24

4) Quan sát các hoạt động giáo dục: thường

được áp dụng cho những tiêu chí, chỉ số nói về cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường

Ví dụ:

- Chỉ số a (tiêu chí 2, tiêu chuẩn 5) - Có khuôn viên riêng biệt, tường rào, cổng trường, biển trường theo quy định của Bộ GD-ĐT

- Chỉ số c (tiêu chí 2, tiêu chuẩn 5) - Xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường.

Trang 25

IV Xử lớ, phõn tớch thụng tin, minh chứng

1 Kiểm tra mức độ chớnh xỏc, phự hợp của

thụng tin, minh chứng:

+ N u người khác thu thập ế thỡ có được kết quả tương tự thế không? …

Trang 26

2 Sử dụng thông tin, minh chứng đã xử lí để:

-Mô tả ngắn gọn về các hoạt động của nhà trường

-Chỉ ra quá trình phát triển của nhà trường

-Xác định điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến

-Tự đánh giá tiêu chí, chỉ số

Trang 27

- a: số thứ tự của tiêu chuẩn

- bc: số thứ tự của tiêu chí (Lưu ý: nếu tiêu chí 1 đến

9, thì chữ b là số 0)

Trang 28

Ví dụ:

[H1.1.01.01]: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1;

[H11.1.01.01]: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 11;

Lưu ý:

Các minh chứng được sử dụng nhiều lần được thống nhất bởi một mã hoá sử dụng chung trong toàn bộ Báo cáo TĐG

Toàn bộ các minh chứng đã mã hoá phải được

hệ thống thành một phụ lục ở cuối Báo cáo TĐG

Trang 29

Phân tích thực hành

Ví dụ 4, 5

Ngày đăng: 27/09/2013, 03:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-Bảng thống kờ thụng tin về nhõn sự; - Phân tích tiêu chí phục vụ cho kiểm định CLGD
Bảng th ống kờ thụng tin về nhõn sự; (Trang 16)
•Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu hỏi (HS, GV, CBQL...) - Phân tích tiêu chí phục vụ cho kiểm định CLGD
i ều tra bằng bảng hỏi, phiếu hỏi (HS, GV, CBQL...) (Trang 19)
-Bảng tổng hợp giỏo viờn nhà trường (họ tờn,  năm  sinh,  giới  tớnh,  trỡnh  độ  đào  tạo,  chuyờn  ngành  đào  tạo,  hỡnh  thức  đào  tạo,  nơi đào tạo…);  - Phân tích tiêu chí phục vụ cho kiểm định CLGD
Bảng t ổng hợp giỏo viờn nhà trường (họ tờn, năm sinh, giới tớnh, trỡnh độ đào tạo, chuyờn ngành đào tạo, hỡnh thức đào tạo, nơi đào tạo…); (Trang 22)
3) Điều tra bằng các bảng hỏi / phiếu hỏi: thường  được  ỏp  dụng  cho  những  tiờu  chớ,  chỉ số mang tớnh định tớnh. - Phân tích tiêu chí phục vụ cho kiểm định CLGD
3 Điều tra bằng các bảng hỏi / phiếu hỏi: thường được ỏp dụng cho những tiờu chớ, chỉ số mang tớnh định tớnh (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w