Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
789 KB
Nội dung
Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang Sáng Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010 Tập đọc Tiết 35. Bài: Ngưỡng cửa 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ và hết mỗi khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. - Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ăt, ăc; Thuộc lòng một khổ thơ. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa) - Giáo dục học sinh: yêu quí ngôi nhà của mình, nơi có ngưỡng cửa quen thuộc hằng ngày bước qua. 2. Đồ dùng dạy học: -* Giáo viên: Sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt. * Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con. 3, Các hoạt động dạy học a. Ổn định lớp b. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ?(Người bạn tốt) - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt. - Bài học khuyên các con điều gì? - Viết bảng con: ngượng nghịu. - Nhận xét c. Bài mới: - Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài. - Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếngViệt đọc thầm. * Luyện đọc từ khó: - Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. -Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc -Học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc. - Giảng từ : ngưỡng cửa: là phần dưới của khung cửa ra vào. Khi đi vào trong hoặc đi ra ngoài phải bước qua nó. Đi men: đi qua đi lại dọc theo ngưỡng cửa. * Luyện đọc câu: - Xác định thể loại bài ( thơ) - Bài có mấy dòng thơ? Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 1 Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang - Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét. * Luyện đọc đoạn: - Bài có mấy khổ thơ ? - Chia nhóm 3 -> học sinh đọc thầm theo nhóm mỗi em 1 khổ thơ -> Các nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét. * Luyện đọc bài: - Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt nhịp, nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ > học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp). * Ôn vần : ăt, ăc - Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và so sánh vần. - Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong bài có vần ăt - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài tiếng có vần ăt ghép những tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được -> nhận xét, tuyên dương, động viên. - Học sinh đọc yêu cầu 2: Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăt, có vần ăc + Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> Thi nói câu theo yêu cầu. d. Củng cố- dặn dò - Hỏi tên bài - Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài. - Thi đọc thuộc 1 khổ thơ bất kì trong bài-> Học sinh đọc, cô nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh. - Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp. e. Nhận xét tiết học . Tiết 36 a.Luyện đọc : -Luyện đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài kết hợp tìm hiểu bài. -Học sinh thi đọc câu ->Ngưỡng cửa là nơi nào? “đi men” có nghĩa là gì? -Đọc khổ thơ: + Khổ thơ 1 cho các con biết gì? Bà và mẹ dắt bé đi men ngưỡng cửa + Khổ thơ 2 cho các con biết gì? Ngưỡng cửa là nơi mọi người thân của bé đều phải bước qua nó để vào nhà hoặc đi ra ngoài. + Khổ thơ 3 cho các con biết gì? Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường. -Luyện đọc cả bài: - Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi. - 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài. - Bài thơ cho con biết điều gì? Ngưỡng cửa là nơi tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 2 Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang - Con thích nhất khổ thơ nào trong bài? Con hãy đọc thuộc lòng khổ thơ đó. b. Luyện nói: -Học sinh nêu chủ đề nói: Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, con đi những đâu? - Quan sát hình vẽ sgk/ 110 - Học sinh thảo luận nhóm-> Đại diện các nhóm trình bày. +Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, tôi đã đi… ? -Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh. -Giáo viên tổng kết -> giáo dục thái độ, tinh thần học tập ở lớp. c. Củng cố, dặn dò - Hỏi tên bài? Bài học cho con biết gì? - Chuẩn bị bài Kể cho bé nghe ( đọc và tìm những từ khó đọc, tìm trong bài tiếng có vần ươc, ươt. Bài có mấy dòng thơ? Bài thơ cho con biết điều gì? - Nhận xét tiết học Môn: Toán Tiết: 121. Bài: Luyện tập 1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh - Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ. - Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2,3, sgk/163 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. 2. Đồ dùng học tập: -Bộ đồ dùng học toán, phiếu bài tập. 3. Các hoạt động dạy học a. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ? - Học sinh làm bảng con: - Đặt tính rồi tính: 30 + 65 95 - 30 95 - 65 - 3 học sinh lên bảng chữa bài - Nhận xét b. Bài mới: - Giới thiệu và ghi tên bài * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: 34+42 42+34 - Học sinh nêu yêu cầu - Nêu cách đặt tính và cách tính: 34+42; 42 +34 Học nêu, giáo viên ghi bảng. Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 3 Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang - Nhận xét 2 phép tính: Các số giống nhau nhưng vị trí các số thay đổi, kết quả giống nhau. - Hai phép tính này nhằm củng cố cho các con kiến thức gì? (Tính chất của phép cộng) => Nêu tính chất của phép cộng ? - Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện cột tính thứ hai :76 - 42; 76 - 34 - Nhận xét 2 phép tính: Số thứ nhất giống kết quả của phép tính. Hai số còn lại giống các số trong phép tính ở cột 1. Khác nhau : ở đây là phép tính trừ. - Đây chính là quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Phép tính trừ là phép tính ngược của phép tính cộng. - Học sinh làm vào bảng con hai phép tính còn lại: 52+47 ; 47+52 * Bài tập 2: Viết phép tính thích hợp + - Học sinh nêu yêu cầu-> Thực hiện nhóm đôi. - Các nhóm trình bày kết quả. Nhận xét - Bài tập 2 muốn các con nhận biết kiến thức gì?( quan hệ giữa phép cộng và phép trừ). => Mối quan hệ ấy như thế nào? * Bài tập 3: < , >, = 30 + 6 … 6 + 30 45 + 2 … 3 + 45 55 … 54 + 4 - Học sinh nêu yêu cầu-> Đây là dạng tính gì? - Nêu cách thực hiện( tính kết quả rồi so sánh kết quả và điền dấu). 30 + 6 … 6 + 30 => 30+6 = 6+30 36 36 - Học sinh thực hiện bảng con ->chữa bài-> Nhận xét ->tuyên dương, động viên. - Bài tập 3 củng cố kiến thức gì? ( So sánh các số có hai chữ số) c. Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. - Luyện tập củng cố những kiến thức gì? - Về làm bài 4 trong sách Toán - Chuẩn bị bài sau: Đồng hồ, thời gian ( quan sát mặt đồng hồ xem có những gì? Đồng hồ dùng để làm gì? Tập đọc giờ trên đồng hồ) - Nhận xét tiết học. Sáng Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010 Chính tả Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 4 42 3476 + = + = - = - = Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang Tiết: 13 Bài: Ngưỡng cửa 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài “Ngưỡng cửa”: 20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút. -Điền đúng vần : ăt, ăc ; chữ g, gh vào chỗ trống - Bài tập 2,3 (sgk); nhớ quy tắc chính tả : gờ đứng trước e, ê, i. -Giáo dục: yêu quí ngôi nhà của mình, nơi có ngưỡng cửa quen thuộc hằng ngày bước qua. 2. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa. 3. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ? (Mèo con đi học) - Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết trước. -1 học sinh lên bảng làm bài tập : Điền r, d hay gi Cái …ổ, dạy …ỗ đám …ỗ - Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: buồn bực, be toáng. - Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con-> Nhận xét b. Bài mới * Hướng dẫn tập chép - Học sinh quan sát hình vẽ (sgk/109) -> giới thiệu bài. - Giáo viên đọc bài viết ( khổ thơ cuối)-> 2 học sinh đọc bài. * Luyện viết từ khó: -Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai trong bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh đọc âm, phân tích vần,đọc tiếng, từ. -Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng con: nơi này, buổi, xa tắp. - Học sinh đọc lại các từ khó viết: nơi này, buổi, xa tắp. - Giáo viên đọc lại bài viết * Luyện viết bài: - Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào? - Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và hướng dẫn học sinh viết Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010 Chính tả Ngưỡng cửa Nơi này đã đưa tôi Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 5 Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang Buổi đầu tiên đến lớp Nay con đường xa tắp Vẫn đang chờ tôi đi. - Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch. - Học sinh viết từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên. - Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết. - Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn soát lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết sai) - Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết * Hướng dẫn làm bài tập - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 sgk/111: Điền vần : ăt hay ăc? - Quan sát hình vẽ: Hình vẽ gì? - Hai học sinh lên bảng điền -> nhận xét - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3: Điền g hay gh - Khi nào viết bằng gh? - Cho học sinh quan sát hình vẽ (sgk/111)=> học sinh làm vào vở. - Chấm điểm một số vở -> nhận xét. - Bài tập 3 củng cố cho chúng ta kiến thức gì? Ghi nhớ và sử dụng quy tắc chính tả g/gh. - Khi nào viết chữ gh? ( khi gh đứng trước e, ê. i) c. Củng cố, dặn dò: -Hỏi tên bài viết? -Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài viết. -Giáo dục -Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại) -Chuẩn bị bài sau: Kể cho bé nghe ( Đọc bài, tìm những chữ hay viết sai viết vào bảng, xem bài tập sgk/112) - Nhận xét tiết học Tập viết Tiết: 29 Tô chữ hoa: Q, R 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh tô được các chữ hoa Q, R - Viết đúng các vần: ăc, ăt, ươt, ươc; các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. - Học sinh khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai. 2. Đồ dùng dạy học: Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 6 Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang - Chữ viết mẫu trên bảng lớp, bộ chữ dạy tập viết 3. Các hoạt động dạy học a. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi các chữ hoa, từ ngữ viết ở tiết trước. - Kiểm và chấm điểm một số vở tiết trước các em chưa hoàn thành. - Nhận xét b. Bài mới - Giới thiệu và ghi tên bài: Tô chữ hoa Q, R * Luyện viết bảng con: - Tô chữ Q: - Cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét: - Chữ Q gồm những nét nào? Độ cao? -Hướng dẫn quy trình viết -Hướng dẫn học sinh viết bảng con: Q - Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát -> viết vào bảng. (giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp). - Tô chữ R ( quy trình tương tự như trên) * Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng: -Quan sát vần ăc, ăt, ươt, ươc và từ ngữ ứng dụng: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt trên bảng lớp-> phân tích vần, tiếng, từ-> đọc. - Xác định cỡ chữ, độ cao các con chữ -> Viết bảng con theo yêu cầu của giáo viên. -Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp. * Luyện viết vở - Học sinh mở bài viết, nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm viết. -Viết theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên: Giáo viên viết bảng, học sinh viết vào vở từng chữ, từng dòng theo yêu cầu của cô; tô chữ hoa, viết vần, từ ngữ ứng dụng. - Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em viết chưa đúng, chưa đẹp. -Chấm bài -> nhận xét c. Củng cố, dặn dò: - Hỏi các chữ hoa mới học, vần và từ ngữ vừa viết trong bài. -Về tập viết các chữ hoa nhiều lần cho đẹp (Những em viết chưa xong chiều viết tiếp). - Chuẩn bị bài sau: S, T. (quan sát và tìm những nét cấu tạo, cỡ chữ, độ cao…, tập viết vào bảng con). - Nhận xét tiết học. Chiều: Môn: Toán Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 7 Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang Tiết: 122: Luyện tập 1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh - Làm quen với mặt đồng hồ. - Biết xem giờ, có biểu tượng về thời gian. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. 2. Đồ dùng học tập: -Mặt đồng hồ 3. Các hoạt động dạy học a. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ? Luyện tập củng cố những kiến thức nào? - Học sinh làm bảng con: - Đặt tính rồi tính: 23 + 30 = 53 - 23 = 53 - 30 = - 3 học sinh lên bảng chữa bài - Nhận xét b. Bài mới: - Giới thiệu và ghi tên bài * Làm quen với mặt đồng hồ - Quan sát 3 mặt đồng hồ -> Mặt đồng hồ có hình gì? Trên mặt đồng hồ có những gì? - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Các nhóm trình bày -> Nhận xét + Mặt đồng hồ có hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật. + Trên mặt đồng hồ có kim dài, kim ngắn, các số từ 1 đến 12 + Các kim có thể xoay quanh mặt đồng hồ. + Người ta dùng đồng hồ để làm gì? ( xem giờ/biết giờ) - Các nhóm nhận xét, bổ sung - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chốt lại: Mặt đồng hồ có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng tất cả đều có một đặc diểm chung là có kim ngắn, kim dài và các số từ 1 đến 12. Đồng hồ dùng để biết giờ => Giờ là đơn vị đo thời gian - Gọi vài học sinh nhắc lại. * Xem giờ : - Học sinh quan sát hình sgk/164 - Học sinh đọc giờ theo kim chỉ trên mặt đồng hồ. ( 5 giờ/ 6 giờ/ 7 giờ) - Lúc 5 giờ em bé đang làm gì? ( ngủ) - Lúc 6 giờ em bé đang làm gì? ( dậy tập thể dục) - Lúc 7 giờ em bé đang làm gì? ( đi học) * Liên hệ thực tế: -Con thức dậy mấy giờ?-Con tập thể dục lúc mấy giờ? -Con ăn sáng lúc mấy giờ?-Con đi học lúc mấy giờ? - Để đến trường không bị trễ, con phải thức dậy lúc mấy giờ? Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 8 Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang => Biết xem đồng hồ, ta sẽ sắp xếp thời gian hợp lí để đi học đúng giờ. * Hướng dẫn cách xem giờ đúng: + Trên mặt đồng hồ, khi kim ngắn chỉ số 1, kim dài chỉ số 12 lúc đó là : 1 giờ đúng. 1 giờ giờ giờ giờ - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy mặt đồng hồ. Làm theo yêu cầu của cô: -Cô nói giờ, học sinh chỉnh kim đồng hồ đúng theo giờ giáo viên yêu cầu. -> Quan sát, nhận xét. - Mở sách toán trang 164 : Viết giờ thích hợp dưới các mặt đồng hồ. - Đọc giờ ghi được-> học sinh nhận xét-> giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên. c. Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. - Đơn vị đo thời gian là gì? ( giờ) - Biết xem đồng hồ có lợi gì? - Chuẩn bị bài sau: Thực hành ( xem các bài tập 1,2,3,4 trang 165 và 166bài tập yêu cầu gì? Con có cách làm như thế nào?) - Nhận xét tiết học. Bồi dưỡng Tập đọc Ngưỡng cửa A. Luyện đọc thành tiếng - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài. B. Đọc hiểu: - Đọc thầm bài : Ngưỡng cửa 1. Viết tiếng trong bài có vần ăt: … 2. Viết tiếng ngoài bài: - Có vần ăt: …… - Có vần ăc:……. 3. Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa? ( Chọn ý đúng) a. Bà b. Bố c. Bạn bè 4. Nối từ ngữ thích hợp ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B A B Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 2 3 4 5 6 7 8 11 1 9 12 10 9 12 1 2 3 4 5 6 11 10 9 8 7 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến lớp học đến những con đường xa tắp Giáo án tuần 31……………………………………………………………………………………………. ………….Trang Chính tả (nghe đọc) Buổi sáng nhà em Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau ( gàu) Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng. Trần Đăng Khoa Sáng Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010 Tập đọc Tiết 37. Bài: Kể cho bé nghe 1. Yêu cầu cần đạt: -Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng. - Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ươc, ươt; học thuộc lòng bài thơ. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa) 2. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: Sách giáo khoa. Hình ảnh minh họa các con vật, đồ vật. * Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con. 3, Các hoạt động dạy học a. Ổn định lớp b. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ?(Ngưởng cửa) - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt. - Bài học khuyên các con điều gì? - Viết bảng con: quen, dắt, đi men. - Nhận xét c. Bài mới: - Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài. - Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt đọc thầm. Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh 10 đến nhà bạn bè [...]... Tây Ninh Giáo án tuần 16 31 ………………………………………………………………………………………… ………….Trang b Bài mới: - Giới thiệu và ghi tên bài * Bài tập 1: Viết (theo mẫu) - Học sinh quan sát các mặt đồng hồ -> đọc giờ -> viết giờ đúng dưới các mặt đồng hồ => Học sinh làm vào sgk /16 5 11 10 12 1 11 10 2 9 3 8 7 4 6 3 giờ 5 12 1 2 3 9 8 11 10 7 4 6 giờ 5 12 1 2 9 8 4 6 giờ 5 8 3 7 - giờ 4 6 5 12 1 11 10 2 9 3 7 12 1 11 10 2 3... ………….Trang 11 10 9 12 1 2 3 8 7 4 6 5 9 11 10 12 1 2 3 8 7 4 6 5 c Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài - Về chuẩn bị bài sau: Luyện tập ( Các bài tập thuộc dạng nào? Con sử dụng mặt đồng hồ quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ các giờ đúng ở bài tập 2 /16 7) - Nhận xét tiết học Sáng Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2 010 Tập đọc Tiết 39 Bài: Hai chị em 1 Yêu cầu cần... của học sinh ở tiết trước -1 học sinh lên bảng làm bài tập 3 /11 1 - Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: ………… - Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con-> Nhận xét b Bài mới * Hướng dẫn tập chép Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 13 31 ………………………………………………………………………………………… ………….Trang - Học sinh quan sát hình vẽ -> giới thiệu bài - Giáo viên đọc bài viết (... chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi - Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần et, oet - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa) Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 18 31 ………………………………………………………………………………………… ………….Trang 2 Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: Sách giáo khoa * Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt,.. .Giáo án tuần 11 31 ………………………………………………………………………………………… ………….Trang * Luyện đọc từ khó: -Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc-> ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm -Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó đọc -> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc tiếng->đọc từ - Đọc lại tất cả các... toán - Từ thành phố về quê đi xe mô-tô mất khoảng 3 giờ đồng hồ Em hãy vễ kim ngắn vào đồng hồ từ thứ nhất và vẽ kim ngắn vào đồng hồ thứ hai giờ bạn An sẽ về tới nhà Học sinh làm vào phiếu ( cá nhân) - Giáo viên gọi học sinh trình bày và giải thích bài làm của mình Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 17 31 ………………………………………………………………………………………… ………….Trang 11 10 ... chải vào mây xanh Trần Đăng Khoa -Môn: Toán Tiết: 12 3: Thực hành 1 Yêu cầu cần đạt: Học sinh - Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác 2 Đồ dùng học tập: -Bộ đồ dùng học toán, mặt đồng hồ, hình vẽ các mặt đồng hồ bài tập 1, 2 /16 5 và phiếu bài tập 3, 4 /16 6 3 Các hoạt động dạy học a Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài cũ?... bài -> Giáo viên ghi tên bài; * Bài tập 1: Nối đồng hồ với kim chỉ giờ đúng -Học sinh nêu yêu cầu bài tập -> học sinh thảo luận nhóm đôi - Thực hiện tính trên bảng lớp- > Học sinh quan sát, nhận xét Bài tập 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 11 giờ; 5 giờ; 3 giờ; 6 giờ 7 giờ; 8 giờ; 10 giờ; 12 giờ -Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Gọi 3 học sinh lên bảng làm -> số còn lại làm dưới lớp ->... bảng làm -> số còn lại làm dưới lớp -> chữa bài, nhận xét - Bài tập 1 và 2 củng cố kiến thức gì? ( Xem giờ đúng) Bài tập 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp -Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm trong sách toán /16 7 - Nêu kết quả-> Nhận xét Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 21 31 ………………………………………………………………………………………… ………….Trang - Bài tập 3 cho con biết... những trò chơi gì? - Học sinh thảo luận nhóm 4 -> Các nhóm thi nhau kể, 1 người hỏi, 1 người kể: - Hôm qua bạn chơi trò chơi gì với anh ( chị, em) của bạn? Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A - Tây Ninh Giáo án tuần 20 31 ………………………………………………………………………………………… ………….Trang - Hôm qua tớ chơi … với anh ( chị, em) của tớ -Giáo viên nhận xét, cho điểm, tuyên dương, động viên học sinh c Củng . Ninh 2 3 4 5 6 7 8 11 1 9 12 10 9 12 1 2 3 4 5 6 11 10 9 8 7 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến lớp học đến những con đường xa tắp Giáo án tuần 31 …………………………………………………………………………………………. ………….Trang Chính. Ninh 2 3 4 5 6 7 8 11 1 10 2 3 4 5 6 7 8 11 1 10 2 3 4 5 6 7 8 11 1 10 2 3 4 5 6 7 8 11 1 10 2 3 4 5 6 7 8 11 1 10 16 12 9 12 9 12 9 12 9 12 9 Giáo án tuần 31 …………………………………………………………………………………………. ………….Trang . Ninh 2 3 4 5 6 7 8 11 1 10 12 2 3 4 5 6 7 8 11 1 10 12 17 9 9 Giáo án tuần 31 …………………………………………………………………………………………. ………….Trang 2. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: Sách giáo khoa. * Học sinh : sách giáo khoa,