Manga (Truyện tranh Nhật Bản) Manga (tiếng Nhật: 漫画, Hán-Việt: mạn họa) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Vào năm 2007, manga chiếm lĩnh một thị trường toàn cầu nhiều tỷ đôla. Manga phát triển từ ukiyo-e theo kiểu vẽ tranh. Nó phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ 2. Manga được hầu hết các hạng người đọc ở Nhật. Từ Manga-ka tương ứng với Hoạ Sĩ Truyện Tranh, người chuyên về viết vẽ manga. Do hầu hết các danh từ trong tiếng Nhật không ở dạng số nhiều nên manga có thể dùng để chỉ nhiều loại truyện tranh, đôi khi trong tiếng Anh cũng được viết là mangas. ———————————————————————————– Lịch sử Lịch sử manga bắt đầu từ rất sớm. Ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga) Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng và đầy quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI và VII, những vị thầy tu đã sử dụng những cuộn giấy da có khắc hình như một loại lịch cho việc theo dõi thời gian. Những cuộn giấy này bao gồm những ký hiệu biểu tượng đại diện cho thời gian, và thường được trang trí bằng hình ảnh động vật như cáo, gấu trúc,… với những cử động y như người(được gọi là giga,hay chính xác hơn là choju-jinbutsu-giga tranh vui về thú vật và con người).Đây có thể được coi là tiền đề của Manga. Đến cuối thế kỉ XVIII thì thuật ngữ “manga” mới thật sự được dùng để chỉ loại hình nghệ thuật này với sự xuất hiện của các tác phẩm đầu tiên như “Mankaku zuihitsu” của Suzuki Kankei, tập tranh “Shijino Yukikai” của Santo Kyoden.Đến đầu thế kỉ XIX,có “Manga hyakujo” của Aikawa Minwa cùng tuyển tập tranh Houkusai (manga được tổng hợp và phân loại từ những tác phẩm của nghệ sĩ tranh gỗ màu nổi tiếng Houkusai). Thuật ngữ Manga được hoàn thiện bởi nghệ nhân Hokusai(đây không phải là tên thật), một họa sĩ sống với triết lý hội họa hoàn toàn khác so với nền nghệ thuật này lúc bấy giờ. Với tính cách đôi phần nổi loạn, Hokusai được biết đến với việc sẵn sàng cãi lại thầy giáo của mình, liên tục thách thức những phương pháp làm việc của họ. Về sau, ông tự tạo ra khoảng 30,000 tác phẩm, một vài trong số đó tập trung thành những tuyển tập hoặc sách đem đi xuất bản. Theo Hokusai, “manga” không phải là nghệ thuật vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào đó, hay là chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết một để có thể tạo ra những bức họa có tính giải trí và đầy ý nghĩa. Thay vào đó, thuật ngữ “manga” (mà theo nghĩa đen có thể dịch là “bức tranh kỳ quái”) được Hokusai dùng để chỉ phương pháp vẽ một bức tranh dựa theo nét bút đưa hoặc vẽ vài vật chất lướt ngang trang hoàn toàn theo ngẫu hứng (điều này giải thích chữ “kỳ quái”). Tuy chúng hầu hết đều trở thành những bức tranh phong cảnh, người dân Nhật lại nhận ra, ẩn trong những nét vẽ thiên nhiên thoải mái nhưng rất chi tiết ấy, một cái gì đó khác hẳn với những bức họa trước đó, khi mà những người họa sĩ phải nhận thức được họ muốn vẽ gì trước khi đặt bút xuống. Lối tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên của Hokusai, mặc dù có thể chính ông cũng không nhận ra điều đó, đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự đa dạng của các mangaka hiện nay : họ không gắn mãi với một công thức nào mà luôn hướng theo những loại hình nhân vật, những cốt chuyện khác nhau.Tuy nhiên, cho dù Hokusai đã tạo ra một bước đột phá mới bằng phong cách vẽ tranh này (một trong những phong cách ông sử dụng), những cuốn truyện “manga” thực sự đầu tiên vẫn chưa xuất hiện cho đến tận đầu thế kỷ XX. Bước vào thế kỷ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới.Một trong số đó, những “dải truyện tranh ngắn”cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay. Manga thời kỳ này được gọi là Ponchi-e. Nhật bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa với độ dày từ 1-4 trang, đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của họ về đường nét, màu sắc, dáng điệu. Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật và tranh biếm hoạ được sáng tác nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyên truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, dưới thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng minh vào cuối chiến tranh thế giới lần II, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề của phe chiến thắng, và sự phát triển của cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn. May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên vực dậy nền nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hoàn toàn mới. Con người đó, Osamu Tezuka (với việc áp dụng phong cách vẽ của hoạt hình Disney và kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp) đã góp phần định hình nên kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên, và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại. ———————————————————————————– Các thể loại chính Manga gồm các thể loại chính: • Shounen (hay Shounen): Dành cho con trai và thanh niên • Shoujo (hay Shoujo): dành cho con gái • Komodo: dành cho trẻ em • Seinen: dành cho người lớn, thanh niên • Josei hoặc Redikomi: dành cho người lớn (chủ yếu là phụ nữ) • Seijin: tương tự Redikomi nhưng dành cho nam giới • Hentai: truyện tranh dành cho người lớn (nội dung chủ yếu về tình dục) • Yaoi: truyện tranh đồng tính nam có nói về quan hệ thể xác • Shonen-ai: truyện tranh đồng tính nam không nói về quan hệ thể xác mà chỉ có những cảm xúc/ tình cảm • Yuri: truyện tranh đồng tính nữ có nói về quan hệ thể xác • Shojo-ai: truyện tranh đồng tính nữ không nói về quan hệ thể xác mà chỉ có những cảm xúc/ tình cảm • Doujinshi: truyện tranh được fan chế tác lại dựa theo nguyên tác (original) • Gekiga: tiểu thuyết bằng hình (graphic novel) ———————————————————————————– Manga trên toàn thế giới Những tác giả như Rumiko Takahashi, đã góp phần truyền bá Manga trên toàn thế giới, thu hút được lượng fan đông đảo. Manga được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Ý … Ở Mỹ, manga chỉ là một ngành công nghiệp nhỏ, đặc bịêt là khi nó được so sánh với sự du nhập của phim hoạt hình Nhật đã làm ở Mỹ. Manga có số lượng phát hành đứng đầu ở Mỹ là Viz, của nhà xuất bản Shogakukan và nhiều tác phẩm khác nữa của Rumiko Takahashi. Vì người Nhật đọc từ phải sang trái, manga được vẽ và xuất bản theo cách này ở Nhật. Tuy nhiên khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại, vì thế có thể đọc từ trái sang phải. Tuy nhiên, nhiều tác giả không chấp nhận tác phẩm bị sửa đổi theo cách trên và đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức đọc từ phải sáng trái trong phiên bản nước ngoài. Chẳng bao lâu, vì nhu cầu của fan và vì quyền lợi của tác giả, nhiều nhà xuất bản bắt đầu đề nghị sự chọn lựa hình thức in từ phải qua trái, bây giờ cách in này đã trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ. Hình thức in từ trái qua phải dần dần được loại bỏ. Ở Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng đã từng thử nghiệm với manga “Ninja loạn thị”nhưng không được hưởng ứng. Đến năm 2008, nhà xuất bản Trẻ tiếp tục cho ra nhiều manga với hình thức in từ phải sang trái như H2 của Mitsuru Adachi v.v… Hiện nay, giới trẻ Châu Âu đang nổi lên phong trào đọc manga và có xu hướng lấn áp comic truyền thống. Thật khá ngạc nhiên đối với đọc giả phương Tây khi các hoạ sĩ manga không biết rằng, các nhân vật và câu chuyện của họ đã ăn sâu vào người đọc. Các hoạ sĩ nước ngoài cũng có xu hướng bắt chước phong cách manga. ———————————————————————————– Doanh thu Với con số 2,26 tỉ ấn bản mỗi năm (trung bình 17 quyển/người), chiếm trung bình 40% tổng số ấn bản sách báo, tạp chí, Manga đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho thị trường xuất bản ở Nhật Bản. Theo số liệu thống kê năm 2006 của The Research Institute for Publications, doanh thu từ ngành công nghiệp xuất bản Manga là 481 tỉ yên (Trung bình mỗi người Nhật bỏ ra 3,777 yên/năm – tương đương 30USD – để mua Manga). ———————————————————————————– Hình thức phân bố Một manga có thể được thực hiện trong rất nhiều năm, vì vậy dẫn đến sự xuất hiện của các loại tạp chí chuyên đề manga, dùng để đăng các chương mới nhất của các tác phẩm. Các chương này sau đó được tập hợp lại và in thành cuốn gọi là tankobon. Tạp chí manga thường có nhiều kỳ, mỗi kỳ xuất bản từ 30 đến 40 trang. Những tạp chí manga hoặc những bộ tạp chí hợp tuyển này, khi đã nổi tiếng có thể xuất bản từ 200 đến 850 trang dài. Tạp chí manga cũng bao gồm những truyện ngắn và nhiều manga chỉ có 4 khung tranh (tương đương với cột tranh). Các seri manga có thể bán trong nhiều năm, nếu chúng thành công trong việc thu hút độc giả. Những người đam mê Manga tại Nhật Bản thường đến Mandarake, khu vực tập trung nhiều cửa hàng bán đủ các loại truyện tranh và các sản phẩm Manga đầy trí tưởng tượng. Ngoài hàng ngàn tạp chí, ở đây còn bán cả búp bê, trang phục, đồ cổ. Tất cả đều mô phỏng theo các nhân vật truyện tranh được sáng tạo ở Nhật trong 50 năm qua. Các hình thức phân bố manga phổ biến khác là qua chợ internet bằng hình thức scanlation. Trong hình thức này, các tay nghiệp dư scan manga khi còn là tiếng Nhật và sau đó tiến hành dịch chúng, cung cấp lượng lớn manga trên mạng miễn phí cho đến khi các manga này thuộc sự uỷ quyền của nhà phân phối nào đó. Nếu scan trái phép, sẽ bị phạt rất nặng. Một số hoạ sĩ manga xuất bản thêm những phần phụ, thỉnh thoảng không ăn nhập gì với cốt truyện truớc, người ta gọi đó là omake (phần thêm). Họ cũng có thể xuất bản tuyển tập các nét phác thảo của họ, gọi là oekaki. Những fan hâm mộ sáng tác nên manga theo đường lối không chính thức gọi là doujinshi. Một vài doujinshi tiếp tục các câu truyện hoặc viết một câu chuyện mới trong đó sử dụng các nhân vật mà họ yêu thích hoặc hâm mộ do các mangaka xây dựng nên, hình thức này cũng tương tự như fan fiction. Cũng có doujinshi khác được sản xuất bởi các nhà xuất bản không chuyên ngoài thị trường. ———————————————————————————– Đánh giá Mặc dù hình thức khá giống truyện tranh ở Mỹ, nhưng manga nắm một vị trí khá quan trọng trong văn hoá Nhật hơn là vai trò của truyện tranh trong văn hoá Mỹ. Manga được đánh giá cao cả về phương diện văn hoá lẫn nghệ thuật. Cũng tương ứng với truyện tranh Mỹ, manga cũng bị phê phán về tính bạo lực và sex; tuy nhiên, không có yêu cầu thẩm quyền hay luật lệ nào cố gắng giới hạn những gì được vẽ trong manga, ngoại trừ những khuôn khổ đạo đức mờ nhạt được áp đặt trên trang giấy, phát biểu rằng “những văn hoá phẩm thiếu đứng đắn ấy không nên được phổ biến”. Chính sự tự do này đã cho phép các hoạ sĩ manga mặc sức sáng tác cho đủ các nhóm tuổi với vô số các đề tài, thể loại. . Manga (Truyện tranh Nhật Bản) Manga (tiếng Nhật: 漫画, Hán-Việt: mạn họa) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ. đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Vào năm 2007, manga chiếm lĩnh một thị trường toàn cầu nhiều tỷ đôla. Manga phát triển từ ukiyo-e theo kiểu vẽ tranh. Nó phát triển. thế chiến thứ 2. Manga được hầu hết các hạng người đọc ở Nhật. Từ Manga- ka tương ứng với Hoạ Sĩ Truyện Tranh, người chuyên về viết vẽ manga. Do hầu hết các danh từ trong tiếng Nhật không ở dạng