Thưởng thức hương sắc Nhật Bản Nền văn hóa nghệ thuật lâu đời và thiên nhiên kỳ thú của xứ sở hoa anh đào luôn lôi cuốn du khách ngay cả lần đầu tiên họ mới đặt chân tới đất nước này. Đỉnh núi Phú Sĩ phủ tuyết soi bóng trên mặt hồ Yamanaka đóng băng. Lần phun nham thạch gần đây nhất của ngọn núi lửa cao 3.776 m này đã cách đây 300 năm. Núi Phú Sĩ được coi là biển tượng cho sức mạnh và yên bình của Nhật Bản.Xưa kia có những thủ tục nhất định trong việc leo núi Phú Sĩ. Những người hành hương phải tẩy rửa thân thể trong sạch tại 5 hồ lớn ở chân núi, và lưu lại một đêm tại các nhà trọ kiểu đặc biệt. Những người hành hương mặc đồ trắng, lên tới trạm thứ 8 và nghỉ một đêm trong lều. Sáng sớm hôm sau, họ sẽ lên đỉnh núi để ngắm bình minh, tiếng Nhật gọi là goraiko, sau đó đi một vòng quanh miệng núi lửa trước khi xuống núi theo một đường khác. Cổng Miyajima Torii được xây dựng từ năm 1875 bằng gỗ cây long não, cao 16 m và là chiếc cổng lớn nhất Nhật Bản. Công trình trên mặt nước nổi tiếng này là nơi dẫn lối vào đền Itsukushima (Di sản văn hóa thế giới) ở thành phố Hatsukaichi. Kết cấu tứ trụ khiến cổng đứng vững trong bùn lầy và giông bão. Lúa đã được trồng ở Nhật Bản từ cách đây 2.000 năm và gạo là lương thực chủ yếu của quốc gia này. Với địa hình đồi núi, Nhật Bản có nhiều ruộng bậc thang với cảnh sắc đẹp ngỡ ngàng. Du khách chợt thấy mình nhỏ bé và choáng ngợp trước rừng trúc xanh mướt trong công viên Arashiyama, phía tây thủ đô Tokyo. Người Nhật dùng tre trúc làm đồ gia dụng như rổ rá, tẩu, ghế, nhạc cụ như sáo, đồ chơi như búp bê, đặc biệt là vật dụng dùng trong nghi lễ trà đạo. Bể cá voi Churaumi nằm ở Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu phía nam Nhật Bản. Nơi đây còn có nhiều sinh vật biển của khu vực biển đảo cận nhiệt đới khác. Hoa đỗ quyên nở rực rỡ trong một khu vườn ở ngoại ô Tokyo. Lâu đài Himeiji-Jo là công trình đặc trưng cho kiến trúc cổ điển Nhật Bản còn lưu giữ nguyên vẹn đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đã tồn tại qua bốn thế kỷ, Himeiji-Jo với những bức tường trắng tinh khôi cũng được coi là di sản quốc gia của xứ Phù Tang. Môn thể thao của các võ sĩ sumo ở Nagoya này đã có tại Nhật Bản cách đây 1.500 năm. Mỗi trận đấu thường rất ngắn (chưa tới một phút) nhưng vô cùng căng thẳng. Thư pháp Nhật Bản trên những chiếc đèn lồng màu cam. Ngôn ngữ Nhật hiện đại có tới 15.000 ký tự kanji có gốc từ Trung Quốc. Bánh mochi làm từ gạo và đậu là món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản nhân dịp năm mới. Ngày nay, loại bánh vốn được làm thủ công rất cầu kỳ này được bán sẵn tại các siêu thị. Hình ảnh nàng geisha với đôi môi mím chặt là biểu hiện của sự trân trọng. Những nghệ sĩ của tổng hợp các môn nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo, ca hát và cả trò chuyện này được đánh giá cao cả về trí tuệ và sắc đẹp trong hơn 250 năm qua (Sưu tầm bởi yuri) . Thưởng thức hương sắc Nhật Bản Nền văn hóa nghệ thuật lâu đời và thiên nhiên kỳ thú của xứ sở hoa anh đào luôn. bão. Lúa đã được trồng ở Nhật Bản từ cách đây 2.000 năm và gạo là lương thực chủ yếu của quốc gia này. Với địa hình đồi núi, Nhật Bản có nhiều ruộng bậc thang với cảnh sắc đẹp ngỡ ngàng. Du khách. này đã có tại Nhật Bản cách đây 1.500 năm. Mỗi trận đấu thường rất ngắn (chưa tới một phút) nhưng vô cùng căng thẳng. Thư pháp Nhật Bản trên những chiếc đèn lồng màu cam. Ngôn ngữ Nhật hiện đại