1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

on tap hoc ky II lop 10

7 998 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 155 KB

Nội dung

TRẮC NGHIỆM LỚP 10 – BAN CƠ BẢN CHƯƠNG V (Đáp án : A ) 1/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí ? A. Các phân tử khí ở rất gần nhau . B. Lực tương tác giữa các phân tử là rất yếu . C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng . D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén dể dàng 2/ Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất rắn ? A. Các phân tử chất rấn ở rất gần nhau . B. Lực tương tác giữa các phân tử là rất yếu . C. Chất rắn không có thể tích và hình dạng riêng xác định . D. Các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định . 3/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử , phân tử trong chất rắn ? A. Các nguyên tử, phân tử nằm ở vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này . B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở vị trí cố định . C. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi . D. Các nguyên tử, phân tử nằm ở vị trí cố định sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác . 4/ Điều nào sau đây là sai khi nói về thể lỏng ? A. Chất lỏng không có thể tích riêng xác định . B. Các nguyên tử, phân tử cũng dao động quanh vị trí cân bằng nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển . C. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử chất khí . D. Chất lỏng không có hình dạng riêng, mà có hình dạng của bình chứa nó . 5/ Trạng thái của một lượng khí xác định được đặc trưng đầy đủ bằng thông số nào sau đây ? A. Thể tích, áp suất, nhiệt độ . B. Áp suất. C. Nhiệt độ . D. Thể tích . 6/ Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Bôilơ - Mariốt ? A. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. B. Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. C.Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích . D. Trong mọi quá trình của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích . 7/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích ? A. Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối . B. Trong quá trình đẳng tích của một chất khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối . C. Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối . D. Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ với bình phương nhiệt độ tuyệt đối . 8/ Trong hệ toạ độ ( p, T ), thông tin nào sau đây là phù hợp với đướng đẳng tích ? A. Đường đẳng tích là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ . B. Đường đẳng tích là một đường thẳng . C. Đường đẳng tích có dạng hyperpol . D. Đường đẳng tích có dạng parapol . 9/ Phát biểu nào sau đây là phù hợp với quá trìng đẳng áp ? A. Trong quá trình đẳng áp của một của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối . B. Trong mọi quá trình của một của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối . C. Trong quá trình đẳng áp của một của một chất khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối . D.Trong quá trình đẳng áp của một của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối . 10/ Phương trình trạng thái khí lý tưởng cho biết mối quan hệ nào sau đây ? A. Nhiệt độ tuyệt đối,thể tích và áp suất . B. Nhiệt độ tuyệt đối và áp suất . C. Nhiệt độ tuyệt đối và thể tích . D. Áp suất và thể tích . 11/ Điều nào sau đây là không phù hợp khi nói về khí lý tưởng ? A. Thể tích riêng của các phân tử là rất lớn so với thể tích của bình chứa . B. Các phân tử được coi là các chất điểm . C. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm . D. Khi chưa va chạm, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu . 12/ Công thức nào sau đây không liên hoan đến các đẳng quá trình ? A. p V = hằng số . B. p T = hằng số . C. p 1 V 1 = p 3 V 3 . D. V T = hằng số . 13/ Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôilơ - Mariốt ? A. pV = hằng số . B. p 1 V 2 = p 2 V 1 C. p V = hằng số . D. V P = hằng số 14/ Trong hệ toạ độ ( p, T ) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích ? A. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ . B. Đường thẳng kéo dài không đi qua gốc toạ độ . C. Đường hypebol . D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p 0 . 15/ Sự phụ thuộc khối lượng riêng của một lượng khí vào áp suất khi nhiệt độ không đổi : A. = B. = C. D ~ p 1 D. Dp = hằng số 16/ Hệ thức nào sau đây không phù hợp với định luật Sac- lơ : A. = B. T p = hằng số C. p ~ T D. = 17/ Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp ? A. V ~ T 1 B. V T = hằng số C. V ~ T D. = 18/ Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì giữa các phân tử : A. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút . B. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút . C. Chỉ có lực hút . D. Chỉ có lực đẩy . 19/ Trong hệ toạ độ (V, T ), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp ? A. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ . B. Đường hypebol . C. Đường thẳng song song với trục hoành . D. Đường thẳng song song với trục tung . 20/ Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ? A. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên . B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao . C. Chuyển động không ngừng . D. Giữa các phân tử có khoảng cách . CHƯƠNG VI 1/ Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng ? A. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế . B. Đơn vị của nội năng là Jun . C. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật . D. Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật . 2/ Những đại lượng nào sau đây phụ thuộc vào nội năng của vật ? A. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật . B.Động năng . C. Thế năng . D. Cơ năng . 3/ Khi nhiệt độ của vật thay đổi, nhiệt lượng mà vật nhận được ( hay mất đi ) được tính bởi biểu thức nào dưới đây ? A. Q = mc. ∆ t B. Q = mc 2 . ∆ t C. Q = c m ∆ t D. Q = m 2 c. ∆ t 4/ Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học là vận dụng định luật bảo toàn nào sau đây ? A. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng . B. Định luật bảo toàn cơ năng . C. Định luật bảo toàn động năng . D. Định luật II Niu- tơn . 5/ Phát biểu nào dưới đây là đúng với nội dung nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học ? A. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được . B. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công mà vật nhận được . C. Độ biến thiên nội năng của vật bằng nhiệt lượng mà vật nhận được . D. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tích công và nhiệt lượng mà vật nhận được . 6/ “ Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí “, điều đó đúng với quá trình nào dưới đây . A. Đẳng tích B. Đẳng nhiệt C. Đẳng áp D. Quá trình khép kín ( chu trình ) 7/ Điều nào sau đây là sai khi nói về quá trình thuận nghịch ? A. Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu với điều kiện có sự can thiệp của các vật khác . B. Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác . C. Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu. D. Quá trình thuận nghịch là quá trình có thể diễn ra theo hai chìều . 8/ Điều nào sau đây là đúng khi nói vềtác dụng của nguồn nóng trong động cơ nhiệt ? A. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ . B. Sing công . C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh . D. Lấy nhiệt độ của bộ phận phát động . 9/ Khi nói về nguyên tắc cấu tạo của động cơ nhiệt, thông tin nào sau đây là sai ? A. Nguồn nóng có tác dụng duy trì nhiệt độ cho động cơ nhiệt . B. Động cơ nhiệt có ba bộ phận cơ bản : nguồn nóng, bộ phận phát động, nguồn lạnh . C. Trong bộ phận phát động, tác nhân dãn nở, sinh công . . D. Nguồn lạnh nhận nhiệt lượng do tác nhân tỏa ra để giảm nhiệt độ . 10/ Công mà khối khí sinh ra là 1000 J, nếu nội năng của khí tăng một lượng 500 J thì nhiệt lượng nhận vào là bao nhiêu ? A. 1500 J B. 600 J C. 510 J D. 10500 J 11/ Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình không thuận nghịch và thuận nghịch là : A. Chiều xảy ra quá trình . B. Bảo toàn năng lượng . C. Bỏa toàn cơ năng . D. Cả hai đều xảy ra các quá trình như nhau . 12/ Phát biểu nào sau đây không đúng với nguyên lý II nhiệt động lực học ? A. Nhiệt lượng vật nhận được để vật sinh công và làm giảm nội năng . B. Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn . C. Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả những nhiệt lượng nhận được thành công cơ học . D. Nhiệt năng lấy từ một nguồn nào đó không thể trực tiếp và hoàn toàn biến thành cơ năng . 13/ Hiệu suất của động cơ nhiệt phải nhỏ hơn 100% chủ yếu là do : A. Nhiệt lượng thải ra cho môi trường bên ngoài . B. Nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ của động cơ . C. Nhiệt lượng làm tăng nội năng của động cơ . D. Nhiệt lượng chuyển thành cơ học 14/ Quá trình thuận nghịch là quá trình có tổn thất nhiệt là bao nhiêu ? A. Q = 0 B. Q< 0 C. Q > 0 D. Cả A, B, C đều sai . 15/ Sự khác biệt giữa nguyên lý I và nguyên lý II nhiệt động lực học là : A. Quá trình tự xảy ra hay không tự xảy ra . B. Bảo toàn nhiệt lượng . C. Bảo toàn cơ năng . D. Bảo toàn năng lượng . 16/ Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng ? A. Nội năng là một dạng năng lượng . B. Nội năng là nhiệt lượng . C. Nội năng của A lớn hơn nội năng của B thì nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B D. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công . 17/ Nhiệt độ của vật không phụ thuộcvào yếu tố nào sau đây ? A. Khối lượng của vật . B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật . C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật . D. Cả ba yếu tố trên . 18/ Hệ thức ∆U = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học A. áp dụng cho quá trình đẳng tích . B. áp dụng cho quá trình đẳng áp . C. áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt . D. áp dụng cho cả ba quá trình trên . 19/ Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây ? A. Nhiệt lượng mà khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí . B. Nhiệt lượng mà khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí . C. Nhiệt lượng mà khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí . D. Nhiệt lượng mà khí nhận được có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhưng không thể bằng độ tăng nội năng của khí . 20/ Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng ? A. Nhiệt lượng là phần nội năng mà vật tỏa ra khi giảm nhiệt độ . B. Nhiệt lượng là phần nội năng mà vật thu vào khi tăng nhiệt độ . C. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng . D. Đơn vị của nội năng là đơn vị của nhiệt lượng . CHƯƠNG V 1/ Điều nào sau đây là sai khi nói vè vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể ? Chọn phương án trả lời đúng nhất . A. Vật rắn đa tinh thể là vật rắn được cấu tạo từ hai tinh thể trở lên . B. Vật rắn đa tinh thể là vật rắn được cấu tạo từ nhiều tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn . C. Vật rắn đơn tinh thể là vật rắn được cấu tạo từ một tinh thể hoặc nhiều tinh thể nhỏ liên kết theo một trật tự nhất định . D. Cả A, B, C đều sai . 2/ Điều nào sau đây là sai khi nói về mạng tinh thể ? A. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau . B. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể . C. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử . D. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể . 3/ Thông tin nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình ? A. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng . B. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể . C. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định D. Nhiều vật rắn vô định hình không có cấu tạo từ các chất polime hay cao phân tử . 4/ Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng ? A. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài . B. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu . C. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước . D. Giọt nước đọng trên lá sen . 5/ Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương của lực căng mật ngoài của chất lỏng ? A. Theo phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng và vuông góc với của bề mặt chất lỏng . B. Theo vuông góc với của bề mặt chất lỏng . C. Theo phương hợp với của bề mặt chất lỏng một góc 45 0 D. Theo phương bất kì 6/ Chiều của lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng nào sau đây ? A. Làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng . B. Làm tăng diện tích bề mặt chất lỏng . C. Giữ cho bề mặt chất lỏng luôn ổn định . D. Giữ cho bề mặt chất lỏng luôn nằm ngang . 7/ Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây ? A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu . B. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị dính ướt . C. Tiết diện nhỏ, hở một đầu và không bị dính ướt . D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị dính ướt . 8/ Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hòa ? A. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa giảm . B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi . C. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau . D. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó . 9/ Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hóa hơi ? A. Đơn vị của nhiệt hóa hơi là Jun trên kilôgam . B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hóa hơicua3 chất lỏng ở nhiệt độ sôi . C. Nhiệt hóa hơi tỉ lệ với phần khối lượng của chất lỏng đã biến thành hơi . D. Nhiệt hóa hơi được tính bằng công thức Q = Lm, trong đó L là nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng . 10/ Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây ? A. Trong giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi . B. Với những vật rắn có khối lượng riêng nhỏ . C. Với những vật rắn có dạng hình trụ tròn . D. Cho mọi tr ường hợp . 11/ Trong tr ường hợp nào sau đây có liên quan đến hiện tượng dính ướt và không dính ướt ? A. Làm giàu quặng theo phương pháp tuyển nổi . B. Dùng ống nhựa để làm ống dẫn nước . C. Dùng giấy thấm để thấm vết mực loang trên mặt giấy . D. Dùng ống xiphông để chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia . 12/ Nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn tinh thể tuỳ thuộc vào điều gì ? A. Chất cấu tạo nên vật rắn . B. Nhiệt độ của vật C. Thể tích của vật . D. Áp suất bên ngoài xác định . 13/ Nhiệt lượng Q cung cấp cho vật rắn tinh thể trong quá trình nóng chảy không phụ thuộc vào điều gì ? A. Áp suất bên ngoài . B. Thể tích của vật . C. Khối lượng riêng của vật D. Chất cấu tạo nên vật . 14/ Chọn phát biểu đúng A. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở tại mặt thoáng chất lỏng . B. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trong lòng chất lỏng . C. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể rắn sang thể khí ở b ề m ặt c ủa v ật . D. Sự bay hơi là sự hoá hơi . 15/ Một thanh ray dài 12,5m bằng thép. Chiều dài của thanh tăng thêm bao nhiêu nếu nhiệt độ tăng thêm 20 0 C ? Cho biết α = 12.10 -6 K -1 A. 3 mm B. 2,5 mm C. 2 mm D. 3,5 mm 16/ Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy ? A. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau . B. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy . C. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun . D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λm, trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật . 17/ Một thanh tròn đường kính 2cm làm bằng thép có suất Y-âng là 2.10 11 Pa . Nếu giữ chặt một đầu và nén ở đầu kia một lực bằng 1,57.10 5 N thì độ biến dạng tì đối ( ∆l/l 0 ) của thanh là bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau : A. 0,25 % B. 2,5 % C. 25 % D. Một giá trị khác . 18/ Độ ẩm tuyệt đối trong khí quyển là : A. Đại lượng đo bằng khối lượng m ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1m 3 không khí . B. Đại lượng đo bằng khối lượng m ( tính ra kilôgam ) của hơi nước có trong 1m 3 không khí . C. Đại lượng đo bằng khối lượng m ( tính ra kilôgam ) của hơi nước có trong 1cm 3 không khí . D. Đại lượng đo bằng khối lượng m ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1cm 3 không khí 19/ Nhiệt độ của không khí trong phòng là 20 0 C, độ ẩm tỉ đối là 70 % . Hỏi có bao nhiêu hơi nước trong phòng ? Cho biết thể tích phòng là 120 m 3 . A. 1,45 kg B. 0,145 kg C. 14,5 kg D. 0,0145 kg 20/ Buổi sáng nhiệt độ là 23 0 C và độ ẩm tỉ đối của không khí là 80 % . Tính độ ẩm tuyệt đối A. 16,5 g/m 3 B. 1,65 g/m 3 C. 1,65g/cm 3 D. 1,65 kg/m 3 . Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể . C. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử . D. Trong mạng tinh. Trong hệ toạ độ (V, T ), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp ? A. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ . B. Đường hypebol . C. Đường thẳng song song với trục hoành . D. Đường thẳng song. công thức Q = Lm, trong đó L là nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng . 10/ Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây ? A. Trong giới hạn mà vật

Ngày đăng: 04/07/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w