Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
109,5 KB
Nội dung
Tuần : 31 Ngày soạn : Tiết : 113 Ngày dạy : LAO XAO -Duy Khán- I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích văn bản. 3.Tình cảm: - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. II/. PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH : + Phương pháp: ĐST, GT, NVĐ, PT. + ĐDDH: Tranh ảnh. III/. CHUẨN BỊ : + Giáo viên : Soạn giáo án, sưu tầm bài đồng dao. + Học sinh : Đọc vb, trả lời câu hỏi. IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Qua vb :”Lòng yêu nước “ đã nói lên nội dung gì ? Học sinh trả lời theo phần ghi nhớ sgk. 3.Bài mới: Ca dao cổ Việt Nam có câu: “Trên rừng ba mươi sáu thứ chim Có chim chèo bẻo, có chim ác là….” Thế còn ở đồng bằng, ở các vùng quê Việt Nam thì sao ? Cũng là cả một thế giới các loài chim lao xao trong một buổi sớm mùa hè qua hồi tưởng một thời tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Nội Dung *Hoạt động 1: *Mục tiêu : Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đại ý, bố cục. GV :Qua việc đọc chú thích (*), em hãy trình bày những HS: Trả lời theo chú thích (*) - sgk.Gv bổ sung thêm về tác giả Duy Khán. I/. Tìm hiểu chung : 1.Tác giả: Duy Khán (1934-1995), quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Duy Khán ? GV: Hãy cho biết xuất xứ của vb ? GV: Hướng dẫn Hs đọc vb. - Cần đọc giọng chậm rãi, tâm tình, kể lại những kỷ niệm tuổi thơ ở quê hương. GV: Đọc mẫu-Hs đọc tiếp. GV: Kết hợp giải thích từ khó. GV: Vb thuộc thể loại gì ? GV: Qua việc đọc em nhận thấy vb miêu tả điều gì ? Từ việc miêu tả gợi cho em có suy nghĩ gì về tác giả ? GV: Vb có thể chia làm mấy phần ? Ý chính của mỗi phần ? Để tìm hiểu quang cảnh thiên nhiên ở làng quê được tác giả miêu tả như thế nào?Chúng ta cùng nhau phân tích vb. *Hoạt động 2: *Mục tiêu : Cảm nhận quang cảnh thiên nhiên được miêu tả vào mùa hè của tác giả. GV: Gọi Hs đọc phần (1) GV: Giải thích cho Hs hiểu Giời chớm hè ở miền quê tác giả thuộc miền bắc có khác miền Nam. Miền Bắc có bốn mùa rõ rệt, đầu mùa hè chuẩn bị thu hoạch vụ mùa. GV: Cảnh buổi sớm chớm hè tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào nổi bật? Hình ảnh ấy được thể hiện qua những từ,cụm từ nào, liệt kê ra ? + Trích từ tác phẩm “Tuồi thơ im lặng” của Duy Khán. HS: Lắng nghe. HS: Nghe - đọc HS: Thể loại ký : hồi tưởng của bản thân tác giả. +Vb miêu tả phong cảnh thiên nhiên và thế giới loài chim. Thông qua đó thể hiện tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương. + Chia làm 2 phần. - P1 : “Từ đầu… bay đi” Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê. - P2: Phần còn lại. Thế giới các loài chim. HS: Nghe. HS: Suy nghĩ trả lời. - Cây cối um tùm - Cây hoa lan nở hoa trắng xoá - Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ - Hoa mống rồng bụ bẫm - Ong đánh nhau - Bướm hiền lành Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả, nhân hoá, so sánh làm cho quang cảnh tươi đẹp và sinh động. + Từ láy tượng thanh gợi lên một âm thanh rất khẻ, 2.Tác phẩm: a/. Xuất xứ: Trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”. b.Thể loại: Ký : Hồi tưởng của tác giả. c.Đại ý: Vb miêu tả phong cảnh thiên nhiên và thế giới loài chim.Thông qua đó thể hiện tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương. d.Bố cục: Chia làm 2 phần. II.Phân tích: 1.Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả: Khung cảnh làng quê vào lúc chớm hè với những màu sắc, hương thơm các loài hoa quen thuộc cùng với vẻ rộn rịp xôn xao của ong, bướm. 2.Thế giới các loài chim: GV:Trong đoạn văn trên,tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng của nghệ thuật đó GV: Từ “lao xao” thuyộc từ loại gì ? Có tác dụng ra sao? GV: Qua các hình ảnh, từ tượng thanh gợi cho em cảm nhận như thế nào về cảnh này ? *Hoạt động 3: *Mục tiêu : Tìm hiểu thế giới loài chim được tác giả miêu tả trong vb. GV: Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do ? a. Thống kê theo trình tự tên các loài chim được nói đến ? b. Tìm xem các loài chim được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không ? c. Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết? Để thấy được đặc điểm của từng nhóm, ta tìm hiểu nhóm chim hiền. GV: Ở nhóm chim hiền, tác giả tập trung miêu tả những phương diện nào nổi bật ? Được thể hiện qua từ, cụm từ nào ? GV: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ? tác dụng của nghệ thuật đó ? GV: Vì sao gọi đó là chim hiền ? rất nhẹ. + Khung cảnh làng quê vào lúc chớm hè với những màu sắc, hương thơm các loài hoa quen thuộc cùng với vẻ rộn rịp xôn xao của ong, bướm. + Bồ các, chim ri, sáo sậu, tu hú, chim ngói, + Các loài chim được sắp xếp thành hai nhóm: chim hiền và chim ác. + Tác giả kết hợp giữa tả, kể, nhận xét và bình luận. + Tác giả miêu tả tiếng kêu, tiếng hót, hình dáng, màu sắc của từng loài…. - Nghệ thuật: miêu tả, kể, so sánh, nhân hoá, từ láy tượng thanh làm cho thế giới loài chim thêm sinh động. - Chúng thường xuyên mang niềm vui đến cho con người nông dân, cho thiên nhiên đất trời. a.Nhóm chim hiền: Bồ các, chim ri, sáo sậu, tu hú, chim ngói, chúng là những loài chim hiền vì thường xuyên mang niềm vui đến cho người nông dân, cho thiên nhiên đất trời. 4.Củng cố: - Quang cảnh thiên nhiên vào buổi sớm chớm hè được miêu tả như thế nào ? Quang cảnh thiên hiên được miêu tả với những màu sắc, hương thơm của hoa, cảnh nhộn nhịp của ong, bướm. - Hãy kể tên các loài chim hiền ? Vì sao gọi chúng là chim hiền ? Bồ các, sáo, tu hú…vì chúng đem niềm vui đến cho con người. 5.Dặn dò: - Đọc lại vb, trả lời câu hỏi tiếp theo. - Nhận xét tiết học: Tuần : 31 Ngày soạn : Tiết : 114 Ngày dạy : LAO XAO -Duy Khán- I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích văn bản. 3.Tình cảm: - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. II/. PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH : + Phương pháp: ĐST, GT, NVĐ, PT. + ĐDDH: Tranh ảnh. III/. CHUẨN BỊ : + Giáo viên : Soạn giáo án, sưu tầm bài đồng dao. + Học sinh : Đọc vb, trả lời câu hỏi. IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Kể tên các loài chim hiền ? Giải thích tại sao gọi là nhóm chim hiền ? Bồ các, chim ri, sáo sậu, tu hú, chim ngói,… chúng là những loài chim hiền vì thường xuyên mang niềm vui đến cho người nông dân, cho thiên nhiên đất trời. 3.Bài mới: Song song với nhóm chim hiền, tác giả miêu tả nhóm chim ác. Vậy nhóm chim ác được miêu tả như thế nào ? Ta tìm hiểu phần tiếp theo. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Nội Dung *Hoạt động 1: *Mục tiêu : Tìm hiểu nhóm chim ác. GV: Kể tên các loài chim ác được miêu tả trong bài ? GV: Liệu đó đã phải là tất cả các loài chim ác không ? GV: Chim bìm bịp được miêu tả qua những đặc điểm nào nổi bật ? GV: Em có suy nghĩ gì qua tiếng kêu của chim bìm bịp? GV: Qua những đặc điểm trên đã thể hiện thái độ gì của nhân dân ? Bên cạnh bìm bịp thì có diều hâu. GV: Y/c Hs quan sát đoạn miêu tả diều hâu. GV: Diều hâu được miêu tả với những nét nào đặc sắc ? GV: Cảnh chèo bẻo bất ngờ đánh túi bụi diều hâu…gợi cho em cảm xúc gì? GV: So với diều hâu, chèo bẻo là giống chim như thế nào ? GV: Thái độ của tác giả đối với chèo bẻo ra sao ? GV: Câu tục ngữ: “Lia lia láo láo như quạ dòm chuồnglợn” có ý nghĩa gì ? GV: Chim cắt có những đặc điểm gì riêng biệt ? GV: Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo rồi lại bị đàn chèo bẻo phục kích trả thù, đánh +Bìm bịp, diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt… + Đó là các loài chim dữ thường gặp ở nông thôn chứ chưa phải là tất cả các loài chim ác, dữ chẳng hạn : chim lợn, đại bàng, chim ưng…… + Miêu tả tiếng kêu;câu chuyện cổ tích về nguồn gốc của chim bìm bịp, màu lông,tập tính…. + Bìm bịp - sự lừa bịp, gian xảo… Thể hiện sự căm ghét cái xấu, cái ác, kẻ bịp bợm… + Mắt tinh, mũi khoằm, tai thính, tiếng rú ra oai khủng khiếp…. + Sự hấp dẫn, thú vị ở tuổi thơ. + Chèo bẻo cũng là giống chim ác. + Có những điểm đồng tình: đem cái ác để trị cái ác khác là điều tốt. - Kẻ gian xảo, hèn hạ bẩn thỉu và thể hiện thái độ khinh thường. + Cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến….cho đến nay chưa có loài chim nào trị được nó. b.Nhóm chim ác, dữ: Nhóm chim ác được miêu tả rất sinh động, hấp dẫn. Thông qua đó thể hiện tính biểu tượng về những hạng người xấu, ác, dữ trong xã hội. cho ngấp ngoái trong sự chứng kiến của lũ trẻ làng được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì ? GV: hãy tìm câu tục ngữ, thành ngữ nào có ý nghĩa gần gũi với bài học trên ? GV :Em nhận thấy tác giả miêu tả nhóm chim ác như thế nào ? Thông qua đó muốn nói lên điều gì ? *Hoạt động 2: *Mục tiêu : Củng cố lại nghệ thuật và nội dung vb. GV: Hãy tìm trong vb những câu thành ngữ, tục ngữ, đồng dao…truyện cổ tích….? GV: Trong vb có những yếu tố văn hoá dân gian gợi cho em có suy nghĩ gì về tác giả? GV: Qua hành động đặc tính của nhóm chim bìm bịp, diều hâu, cú mèo, quạ mà gán cho chúng là loài chim ác, xấu, dữ, em có đồng ý như thế hay không ? Vì sao ? - Cuộc trị tội của đàn chèo bẻo đánh tập kích con chim cắt được miêu tả rất sinh động như đang diễn ra. - Dù có mạnh, giỏi đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị, bị thất bại. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, cộng đồng sẽ làm nên gấp bội, biến yếu thành mạnh và giành chiến thắng. Đó không chỉ là quy luật của tự nhiên, của các loài chim mà của chính con người. - “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” - “Ác giả ác báo” - “Gieo gió gặt bão” Nhóm chim ác được miêu tả rất sinh động, hấp dẫn.Thông qua đó thể hiện tính biểu tượng về những hạng người xấu, ác, dữ trong xã hội. - Đồng dao: Bồ các là bác chim… - Thành ngữ, tục ngữ :Dây mơ rể má; kẻ cắp gặp bà già; lia lia láo láo…… - Truyện cổ tích : Sự tích con bìm bịp. Thể hiện cách nhìn, cách cảm riêng sâu lắng và trữ tình đầy mến yêu tha thiết của nhà văn với thiên nhiên, với chim muông, cây cỏ, với trẻ con làng quê. Thể hiện quan niệm sống hồn nhiên, ngây thơ III. Tổng kết : (Theo phần ghi nhớ sgk) của nhân dân, của con người nông dân Việt nam. - Không đồng tình. Đó chỉ là bản năng sống của sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và bí ẩn. Đó cũng là cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học. 4/. Củng cố: +Qua vb “Lao Xao”, em có suy nghĩ gì về tác giả Duy Khán ? Tác giả Duy Khán bộc lộ tình yêu thiên nhiên qua thế giới các loài chim. + Yêu cầu Hs làm bài tập - sgk (Viết đoạn văn miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em)? Học sinh thực hiện viết. Giáo viên thu bài về nhà sửa chữa. 5.Dặn dò: + Đọc vb và học thuộc lòng phần ghi nhớ. + Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về thế giới loài chim. + Chuẩn bị kiến thức về tiếng việt tiết sau kiểm tra 1 tiết. + Nhận xét tiết học: Tuần : 31 Ngày soạn : Tiết : 115 Ngày dạy KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: + Củng cố lại kiến thức về cụm DT, cụm ĐT, cụm TT, câu trần thuật đơn, các thành phần câu, các biện pháp tu từ. 2.Kỹ năng: + Vận dụng kiến thức để làm bài…. 3.Tình cảm : + Giáo dục tính trung thực cho học sinh. II/. PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH : + Phương pháp: Trực quan. + ĐDDH: Đề kiển tra. III/. CHUẨN BỊ : + Giáo viên: Ra đề kiểm tra. + Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học. IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: + Kiểm tra khâu chuẩn bị giấy - bút của học sinh. 3.Phát đề: Trường THCS Mỹ Chánh Đề kiểm tra Tiếng Việt Họ tên………………………lớp 6/4 Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của giáo viên I/. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 ĐIỂM) Khoanh tròn câu trả lời đúng. Câu 1: Các từ sau đây thuộc từ loại nào ? (0.25đ) (cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, ngắn hủn hoẳn, phành phạch, giòn giả ) a. Danh từ. b. Động từ c.Tính từ d. Số từ. Câu 2 : Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn sau ? (0.25đ) “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” A. Nói quá B. So sánh C. Nhân hoá D. Ẩn dụ Câu 3: Những từ in đậm trong ví dụ sau thuộc từ loại nào ? (0.25đ) “Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng tám Trên đường ta về lại với thủ đô Cờ đỏ bay quanh tóc Bác Hồ” (Tố Hữu) A.Danh từ B. Phó từ C. Động từ D. Tính từ Câu 4: Các từ sau thuộc loại từ nào ? (0.25đ) (Mênh mông, ầm ầm, tăm tắp ) A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ đẳng lập D. Từ ghép chính phụ Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau đây ? (0.25đ) “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mảnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” (Vượt Thác) A. Nhân hoá B. Điệp ngữ C. So sánh D.Ẩn dụ Câu 6: Bốn cụm từ sau đây thuộc cụm từ nào ? (0.25đ) - Các bắp thịt - Hai hàm răng - Quay hàm bạnh ra - Những nữ sinh trường đại học A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Không phải cụm từ. Câu 7 : Câu văn : “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa” (0.25đ) (Cô Tô - Nguyễn Tuân) - Chủ ngữ : Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô - Vị ngữ : Là một ngày trong trẻo, sáng sủa A. Đúng B. Sai. Câu 8 : Câu nào không phải là câu trần thuật đơn ? (0.25đ) A. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. B. Để trở thành người có ích, em sẽ gắng công học tập. C. Em Tâm thích môn toán, Khang lại thích môn Vật lí. D. Tre sáo diều tre cao vút mãi. Câu 9 : Thành phần chính của câu là: (0.25đ) A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C. Vị ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ. Câu 10 : Điền các từ thích hợp vào chổ trống: (0.75đ) Câu trần thuật đơn là loại câu do ……………………… tạo thành, dùng để ……… , tả hoặc kể về …………. …, sự vật hay nêu một ý kiến. II.PHẦN TỰ LUẬN:(7 ĐIỂM) Câu 1: Ẩn dụ là gì ? Cho ví dụ. (2đ) Câu 2: Như thế nào gọi là phép tu từ hoán dụ ? Cho ví dụ. (2đ) Câu 3: Nhân hoá là gì ? Cho ví dụ. (2đ) Câu 4: Cho biết các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. (1đ) 4.Thu Bài: + Gv tiến hành thu bài. + Hs nộp bài. 5.Dặn dò: + Xem lại lý thuyết phần tiếng việt đã học. Tuần : 31 Ngày soạn : Tiết : 116 Ngày dạy TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: 2.Kỹ năng: 3.Tình cảm: II/. PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH : + Phương pháp: + ĐDDH: III/. CHUẨN BỊ : + Giáo viên: + Học sinh: IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Bài văn tả người - Phát bài kiểm tra cho HS xem. Đề bài : Tả lại một người thân mà em quí mến (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…) Đáp án : 1/. Mở bài : (2đ) Giới thiệu được người HS tả (Lôi cuốn, sinh động) 2/. Thân bài : (5đ) - Miêu tả chi tiết những nét đặc sắc về ngoại hình. - Miêu tả được vài hoạt động của người mình quí mến. - Có kết hợp nhiều biện pháp tu từ trong dùng từ, đặt câu (vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học : So sánh, ẩn dụ, …) - Các chi tiết được miêu tả được sắp xếp rõ ràng, khoa học. 3/. Kết bài : (2đ) - Nhắc lại sơ nét những điều vừa miêu tả về người HS vừa tả. - Phát biểu cảm nghĩ, tình cảm của HS qua người thân vừa miêu tả. 4/. Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng (1đ) TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG Lớp SS Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Trên Tb S L TL SL TL SL TL S L TL S L TL S L TL [...]... ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………… 4.Củng cố: 5.Dặn dò: Về nhà xem lại tất cả các bài giảng văn bằng văn xuôi (Từ bài “Bài học đường đời đầu tiên” đến bài “Lao xao” để tiết sau tiến hành ôn tập về thể loại truyện và kí . phần tiếng việt đã học. Tuần : 31 Ngày soạn : Tiết : 1 16 Ngày dạy TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: 2.Kỹ năng: 3.Tình cảm: II/ . PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH. diều tre cao vút mãi. Câu 9 : Thành phần chính của câu là: (0.25đ) A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C. Vị ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ. Câu 10 : Điền các từ thích hợp vào chổ trống: (0.75đ) Câu trần thuật đơn. Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về thế giới loài chim. + Chuẩn bị kiến thức về tiếng việt tiết sau kiểm tra 1 tiết. + Nhận xét tiết học: Tuần : 31 Ngày soạn : Tiết : 115 Ngày