Bài 32: ỨNG DỤNG MỘT SỐ TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Tìm được những ví dụ về con người sử dụng một số tập tính của động vật trong bảo vệ nông nghiệp, trong đời sống. 2. Kỹ năng: - Nêu được VD về xây dựng 1 số tập tính cho động vật qua huấn luyện bằng con đường thành lập các phản xạ có điều kiện. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc sử dụng các sinh vật có ích chống lại các sinh vật gây hại. B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần I-Ứng dụng trong chăn nuôi và trong nông nghiệp. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, một số thông tin về đấu tranh sinh học, băng đĩa về luyện thú. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài tập về nhà trong bài thực hành, biết một số thông tin về đấu tranh sinh học, thông tin về luyện thú. D. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Trao đổi thông tin về nội dung bài học làm phong phú thêm kiến thức thực tiễn. E. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ đâu? Con người đã làm thế nào để nuôi chúng mà chúng không bỏ đi? - Kể một số động vật được rèn luyện theo chuyên môn? - Thiên địch là gì? Ví dụ? - Nêu một số thành tựu mới về nông nghiệp khong gây ô nhiễm môi trường? - Thể đực bất thụ? Đặc điểm của thể đực này? I. ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ TRONG NÔNG NGHIỆP: - Nhiều động vật hoang dã được con người chọn lọc thuần dưỡng trở thành vật nuôi ngày nay. - Một số động vật được chuyên môn hóa như chó săn, chó đặc công. - Con người sử dụng nhiều nhóm côn trùng có ích để tiêu diệt sâu hại như: bọ rùa ăn rệp cam, ong mắt đỏ đẻ trứng trong cơ thể sâu hại gây chết sâu hại, tò vò ăn thịt sâu. - Nhóm côn trùng có ích gọi là thiên địch, ở Việt nam có tới 53 loài thiên địch đối với lúa. - Một hướng mới là con người tạo ra thể đực bất thụ những con đực này rất khỏe giao phối bình thường nhưng trứng không nở con, các con đực này cạnh tranh con cái và tiêu - Tác dụng của thể đực bất thụ? - Hậu quả đối với quần thể sâu hại? - Trong nghề xiếc người ta đã thay đổi tập tính của nhiều loài thú dữ thuan phục chúng như thế nào? - Cho h/s xem 1 đoạn phim xiếc của voi, khỉ, chó,……Từ đó cho biết co người đã hình thành tập tính thứ sinh cho ĐV như thế nào? diệt các con đực trong tự nhiên. Kết quả là quần thể sâu hại bị tiêu diệt - đây là biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường. II. THAY ĐỔI TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT TRONG LUYỆN THÚ: - Trong nghề xiếc người ta đã thay đổi tập tính của nhiều loài thú dữ thuần phục chúng theo lệnh của con người để biểu diễn. - Con người thay đổi tập tính bẩm sinh và hình thành tập tính thứ sinh bằng nhiều phản xạ có điều kiện ở giai đoạn thú còn non theo chương trình huấn luyện như tạo được mèo với chuột sống chung với nhau. 4. Củng cố: - Dựa vào câu hỏi 1, 2/107 5. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK. Chuẩn bị ôn thật tốt từ bài 16 đến bài 32 tiết sau kiểm tra tiết chung. Xem bài mới chương III/109. F. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: G. RÚT KINH NGHIỆM: Chủ yếu cho h/s xem phim. . Bài 32: ỨNG DỤNG MỘT SỐ TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Tìm được những ví dụ về con người sử dụng một số tập tính của động vật trong bảo. TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT TRONG LUYỆN THÚ: - Trong nghề xiếc người ta đã thay đổi tập tính của nhiều loài thú dữ thuần phục chúng theo lệnh của con người để biểu diễn. - Con người thay đổi tập tính. NGHIỆP: - Nhiều động vật hoang dã được con người chọn lọc thuần dưỡng trở thành vật nuôi ngày nay. - Một số động vật được chuyên môn hóa như chó săn, chó đặc công. - Con người sử dụng nhiều