Phú Sĩ - núi thiêng huyền ảo Trong quan niệm của người Nhật, núi Phú Sĩ tượng trưng cho sự tốt lành. Ngọn núi uy nghi, tượng trưng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân Nhật Bản. Họ miêu tả núi Phú Sĩ “như chiếc quạt bằng ngọc treo ngược trên bầu trời biển Đông, tuyết trắng trên núi phản chiếu ánh sáng rực rỡ của mặt trời”. Phong cảnh núi Phú Sĩ mùa xuân. Núi Phú Sĩ nằm bên bờ biển Đông, phía nam đảo Benzhou của Nhật Bản. Núi thuộc địa phận hai huyện Jinggang và Sangli, cách thủ đô Tokyo 80 dặm về phía đông. Núi Phú Sĩ là một hòn núi có hình chóp bốn cạnh rất đều đặn, hoàn chỉnh và điển hình, cao 3.776 m, diện tích 90,76 km2. Trên đỉnh núi tuyết trắng xóa nhìn thấy tám đỉnh núi xung quanh là Kiếm, Bạch Sơn, Cửu Tu Chí, Đại Nhật, Y Đậu, Thành Tựu, Câu và Tam - được ví như 8 cánh hoa nở hướng lên trời cao. Do đó, chúng còn được gọi là “Tám cánh phù dung”. Đường kính của miệng núi lửa gần 700 m, sau khoảng 220 m, hình dáng gần giống cái bát của nhà sư nên được gọi là “Ngự bát”. Trên ngọn núi có hai ngôi đền thờ thần. Xung quanh có hơn 2.000 giống cây, giống như một khu vườn bách thảo. Ở phía bắc chân núi Phú Sĩ có 5 hồ nước trong vắt, giống như những viên ngọc khảm vào thân núi. Đó là các hồ Bản Tây, Tịnh Tiến, Tây, Cửa Sông và Sơn Trung. Hồ Sơn Trung lớn nhất, có diện tích 6,75 km2. Thôn làng ở phía đông nam hồ này có 8 ao đầm ăn thông với hồ. Mặt nước hồ Cửa Sông phẳng lặng, in bóng đỉnh núi Phú Sĩ, được coi là một cảnh đẹp. Về phía nam núi Phú Sĩ có một vùng đồng bằng rộng lớn, có hai thác nước nổi tiếng là thác Bạch Hề và Âm Chỉ. Xung quanh còn có công viên, lâm viên để khách dạo cảnh và săn bắn, có cả bảo tàng. Núi Phú Sĩ không những hùng vĩ tráng lệ mà còn muôn hình muôn vẻ: mùa xuân hoa lá xanh tươi, mùa hè nước chảy rì rào, mùa thu lá đỏ phủ khắp núi đồi, mùa đông băng tuyết trắng xóa. Có khi, trong cùng một ngày, trời nắng và trời râm đến sự thay đổi của của núi. Khi thì như có tấm màn the mỏng che phủ lên thân núi, đỉnh núi lúc mờ lúc hiện, như phiêu diêu lơ lửng. Khi thì thân núi hiện ra lồ lộ, đứng cao lừng lững, vời vợi. Câu chuyện dân gian “Vật biết nói trong ống tre” rất phổ biến ở Nhật Bản. Truyện kể rằng, ngày xưa có một ông lão đi vào rừng sâu chặt tre. Ông chặt đến một đoạn tre có màu vàng óng và thấy bên trong có một bé gái mình dài ba tấc. Ông lão đem đứa bé về nhà nuôi. Năm tháng trôi qua, bé gái lớn dần và trở thành một cô gái xinh đẹp kiều diễm. Nhiều chàng trai đem lòng thương yêu và cầu hôn nhưng cô gái đều từ chối. Việc này đến tai vua, vua cũng muốn chiếm cô gái xinh đẹp này xong cũng không được toại nguyện. Cô gái ấy vốn là một tiên nữ trên cung trăng. Nàng mắc tội nên bị đày xuống trần gian chịu tội. Mãn hạn rồi nàng sẽ được về trời. Để trả ơn nuôi dưỡng của ông lão, trước khi giã từ ông để bay về trời, nàng gửi lại biếu ông một bọc thuốc “trường sinh bất Biểu tượng núi Phú Sĩ trên đồng 500 yen của Nhật. tử”. Còn vua nổi trận lôi đình vì không lấy được nàng. Vua cho người đến cướp lấy bọc thuốc ấy, đặt lên một đỉnh núi cao gần nhất trời đất rồi đốt. Đá trên đỉnh núi bị đốt nóng biến thành màu đỏ rực như lửa. Quả núi ấy là núi Phú Sĩ. Trong truyện dân gian Nhật Bản còn có câu chuyện Từ Phúc vâng lệnh Tần Thủy Hoàng đến núi Phú Sĩ tìm thuốc trường sinh. Từ Phúc đem theo 500 tiểu đồng nam và 500 tiểu đồng nữ đến biển Đông tìm thuốc. Tại Phú Sĩ, họ tìm thấy một loại trái cây gọi là quả binh lê, quả này ăn vào có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Từ Phúc vui mừng khôn xiết, định nhặt cho nhiều để đem về dâng vua. Nào ngờ, Tần Thủy Hoàng đã chết trước đó rồi. Từ Phúc liền tự ăn hết số quả “trường sinh bất tử” đó. Từ Phúc chết, biến thành con hạc, suốt ngày bay lượn trên đỉnh núi Phú Sĩ. Rồi hạc cũng chết. Dân làng nơi đây xây cho hạc một mộ tượng trưng, thờ cúng linh hồn của hạc. Đến ngày nay, người ta vẫn gọi đó là “Hạc đô” (Kinh đô của hạc). Ở Nhật Bản thường nghe đến núi lửa và động đất. Toàn nước Nhật có hơn 200 núi lửa, 1/3 trong số đó đang hoạt động. Động đất xảy ra thường xuyên, hầu như mỗi ngày đều có chấn động. Cứ vài năm lại xảy ra động đất. Vì núi lửa phun lên hung dữ và lạ mắt nên người ta gọi núi lửa là “núi thần”, “núi thánh”. Thậm chí người ta coi lửa từ núi lửa là “lửa thần” đem đến nhiều may mắn. Vì vậy, núi lửa Phú Sĩ cao nhất và nổi tiếng nhất tất nhiên được người Nhật coi là biểu tượng của nước Nhật. Nhìn từ bên ngoài, Núi Phú Sĩ trông như một ngọn núi lửa đã tắt, đứng yên hiền hòa. Ngọn núi này đã phun nham thạch hàng trăm lần. Có tài liệu ghi chép, từ năm 781 đến nay, núi Phú Sĩ đã phun 18 lần. Lần phun gần nhất là năm 1707, tro bụi bay đến bám đầy nóc nhà ngoại thành Tokyo. Sau lần phun lửa đó, núi Phú Sĩ đi vào giấc ngủ cho đến nay. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản dùng kỹ thuật và thiết bị hiện đại nhất để thăm dò, nghiên cứu núi Phú Sĩ. Họ thấy rằng, hằng năm, ngọn núi này có 10 lần động đất và phun lửa nhỏ, nằm sâu trong lòng đất, không có phun lửa ra khỏi mặt đất, nhưng ở nhiều cho trên thân núi vẫn thường phun hơi nóng từ bên trong ra ngoài. Dấu hiệu này chứng tỏ núi Phú Sĩ có thể phun lửa trở lại bất cứ lúc nào, để tỏ rõ “uy quyền thần thánh” của nó. Núi Phú Sĩ cũng là một trong những ngọn núi lửa nổi tiếng trên thế giới. Điểm khác biệt là miệng núi lửa không nằm ở thân núi mà nằm ở đỉnh núi, nam thạch dần dần chồng chất lên cao. Đường kính của chân núi gần 40 km, được coi là một trong những núi lửa lớn nhất thế giới. Người Nhật Bản ai cũng muốn một lần được trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ. Trong tháng 7 và tháng 8, băng tuyết tan dần. Đó là lúc núi Phú Sĩ chào đón du khách thập phương, mở màn cho mùa leo núi. Từ khắp các ngả đường vào núi đều tổ chức “nghi lễ vào núi” rất long trọng. Vận động viên leo núi và du khách khắp nơi trên thế giới cùng hòa vào dòng người đi vào núi. Người ta nói rằng, chưa đến núi Phú Sĩ là chưa đến Tokyo. Từ chân núi lên đỉnh phải leo mất một ngày cật lực và đầy khó khăn. Trên bước đường leo núi, dông gió, thời tiết diễn ra thất thường. Lúc thì gió êm trời đẹp, lúc thì mưa to gió lớn, chênh lệch nhiệt độ 10 độ C. Nhưng điều đó không làm giảm độ hăng hái, náo nức, hứng thú của du khách. Họ mang theo khí phách “không lên đỉnh núi không phải là hào kiệt”. Họ leo núi ban đêm cốt kịp lên đỉnh núi trước lúc bình minh để đón ánh mặt trời lúc ban mai. Lên đến đỉnh, nhiều người thích đi một vòng quanh miệng núi lửa và nói đùa nhau là “đi dạo quanh vành miệng cái chén khổng lồ”. (Theo sách Những nền văn minh thế giới) Nham thạch đang phun trong lòng núi. . Phú Sĩ - núi thiêng huyền ảo Trong quan niệm của người Nhật, núi Phú Sĩ tượng trưng cho sự tốt lành. Ngọn núi uy nghi, tượng trưng cho tinh thần kiên. miêu tả núi Phú Sĩ “như chiếc quạt bằng ngọc treo ngược trên bầu trời biển Đông, tuyết trắng trên núi phản chiếu ánh sáng rực rỡ của mặt trời”. Phong cảnh núi Phú Sĩ mùa xuân. Núi Phú Sĩ nằm. Đá trên đỉnh núi bị đốt nóng biến thành màu đỏ rực như lửa. Quả núi ấy là núi Phú Sĩ. Trong truyện dân gian Nhật Bản còn có câu chuyện Từ Phúc vâng lệnh Tần Thủy Hoàng đến núi Phú Sĩ tìm thuốc