dia ly LAM DONG

10 368 1
dia ly LAM DONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lâm Đồng có 1 thành phố thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện: • Thành phố Đà Lạt (tỉnh lỵ) • Thị xã Bảo Lộc • Huyện Bảo Lâm, huyện lỵ là thị trấn Lộc Thắng • Huyện Cát Tiên, huyện lỵ là thị trấn Cát Tiên • Huyện Di Linh, huyện lỵ là thị trấn thị trấn Di Linh • Huyện Đam Rông, huyện lỵ là thị trấn Bằng Lăng • Huyện Đạ Huoai, huyện lỵ là thị trấn ĐạM'ri • Huyện Đạ Tẻh, huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh • Huyện Đơn Dương, huyện lỵ là Thạnh Mỹ • Huyện Lạc Dương, huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương • Huyện Lâm Hà, huyện lỵ là thị trấn Đinh Văn • Huyện Đức Trọng, huyện lỵ là thị trấn Liên Nghĩa. Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Đà Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 thuộc tỉnh [1] . Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ" [2] . Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là biệt danh: thành phố ma Bảo Lộc (tên cũ hoặc không chính thức: B'Lao [1] ) là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm 1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km. Bảo Lộc có diện tích 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Phía đông, phía nam và phía bắc giáp với huyện Bảo Lâm. Phía tây giáp với huyện Đạ Huoai. Dân số tính tới năm 2005 là 153.000 người với tổng cộng 33.045 hộ; có 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33% dân số. Huyện Bảo Lâm là một huyện mới thành lập và được tách ra từ thị xã Bảo Lộc. Huyện Bảo Lâm gồm thị trấn Lộc Thắng (huyện lỵ) và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc TLâm, Lộc Phú, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, B'Lá, Tân Lạc. Kinh tế chủ yếu của huyện là trồng cây công nghiệp như trà, càphê, hạt tiêu và khai thác lâm sản, khai thác quặng bauxit và chế biến ra alumin nhôm. Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đang đầu tư dự án bauxit alumin nhôm Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư 11 ngàn tỷ đồng. Nơi đây khí hậu ôn hòa bôn mùa mát mẻ. Các dân tộc chủ yếu sống ở Huyện này là : K'ho, Châu-ma, và dân tộc Kinh va Tày Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng. Phía bắc giáp với huyện Đăk R'Lấp (tỉnh Đắk Nông), phía tây bắc và phía tây giáp với huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), phía nam giáp với huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), phía đông giáp với hai huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm cùng tỉnh. Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía bắc, phía tây và phía nam của huyện. Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn này. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 1614,63 km 2 ; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. Dân số Di Linh tại thời điểm tháng 3 năm 2009 là 160.830 người Đam Rông, còn gọi là Đăm Rông, là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Việt NamĐam Rông nằm trên cao nguyên Lâm Viên, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Nam giáp huyện Lâm Hà, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Mặt phía Tây là huyện Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông. Phía Bắc giáp với các huyện của tỉnh Đắk Lắk là: Lắk (ở hướng Tây Bắc và Bắc), Krông Bông (ở hướng Đông Bắc), dọc theo ranh giới với các huyện này (đồng thời là một phần ranh giới giữa hai tỉnh) là con sông Da M'Rông (nhánh đầu nguồn của dòng sông Ea Krông Nô). . Huyện Đam Rông có có 8 xã, trong đó: • Các xã: ĐạMrông, Đạ Tông, Đạ Long, tách từ huyện Lạc Dương; • Các xã: Liêng S’Rônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K’Năng, Rô Men, lấy từ huyện Lâm Hà. Phần đất của huyện Đam Rông ngày nay được kết hợp từ phần phía tây của huyện Lạc Dương cũ với phần phía bắc huyện Lâm Hà trước đây, đến năm 2004 được tách ra thành lập huyện mới, lấy tên theo tên của xã Đam Rông. Vị trí địa lí Huyện Đạ Huoai nằm ở phía tây nam của tỉnh Lâm Đồng, trung tâm huyện lị cách thành phố Đà Lạt 155 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 145 km về phía Tây Nam.Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 489,6 km².Toàn huyện có 32.640 người trong đó số người ở nông thôn chiếm gần 60%. Số người tại thành thị hơn 40%. Có số người lao động thiểu số tại chỗ khoảng 20%. Đồng bào dân tộc sống chủ yếu dựa trên việc khai thác lâm sản phụ. Mật độ dân số bình quân gần 67 người/km², xếp hàng thứ 8/11 huyện thị của tỉnh Lâm Đồng. • Phía Đông giáp thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm • Phía Tây giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Tân Phú, Đồng Nai • Phía Nam giáp huyện Tánh Linh và huyện Đức Linh, Bình Thuận • Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Tẻh. [sửa] Hành chính Hiện nay, huyện Đạ Huoai có 10 đơn vị hành chính gồm: 1. 2 thị trấn: 1. Mađaguôi (Madaguoil) 2. Đạ Mri (Đạ M'ri) 2. 8 xã: 1. Đạ Plơa (Đạ P'loa) 2. Hà Lâm 3. Mađagui (Madaguoil) 4. Đạ Oai 5. Đạ Tồn 6. Đoàn Kết 7. Đạ Mri (Đạ M'ri) 8. Phước Lộc. Các đơn vị hành chính của huyện Đạ Huoai được chia thành 2 khu vực: Khu vực phía Bắc gồm 6 xã, thị trấn: 1. Thị trấn Đạ M'ri 2. Xã Hà Lâm 3. Xã ĐạM'ri 4. Xã Phước Lộc 5. Xã Đạ P'loa 6. Xã Đoàn Kết. Khu vực phía Nam gồm 4 xã, thị trấn: 1. Thị trấn Madaguoil 2. Xã Madaguoil 3. Xã Đạ Tồn 4. Xã Đạ Oai Đ Ạ T Ẻ Huyện trên cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh. Phía bắc giáp hai huyện Cát Tiên và Bảo Lâm. Phía nam giáp huyện Đạ Huoai. Phía tây giáp huyện Cát Tiên và huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai). Phía đông giáp huyện Bảo Lâm. Thông tin cơ bản • Diện tích: 523,4km² • Dân số: 43.800 người (2004) • Dân tộc: Mạ, Kinh • Mật độ: 84 người/km2 • Huyện lỵ: thị trấn Đạ Tẻh Huyện Đạ Tẻh bao gồm: thị trấn Đạ Tẻh và 10 xã: Quốc Oai, Mỹ Đức, Quảng Trị, Hương Lâm, Đạ Lây, An Nhơn, Hà Đông, Đạ Pal, Triệu Hải, Đạ Kho. Địa hình Là một trong những huyện thuộc cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh, Đạ Tẻh có độ cao trung bình 100-300m so với mặt biển. Đỉnh núi cao nhất trong huyện là núi Đăng Lu Gu ở phía Đông với 708m. Đạ Tẻh có 2 sông chính là Đạ Nha dài 50km và sông Đạ Tẻh dài 30km chảy ra sông Đồng Nai. Đạ Tẻh có thác Đạ K’Lả (Đạ Bin) và thác Triệu Hải. Rừng Đạ Tẻh tiếp giáp một phần với rừng Cát Lộc thuộc xã Cát Tiên, có nhiều thú quí hiếm như: voi, sơn dương, khỉ, tê giác,… Huyện Đơn Dương có ranh giới phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Riêng ranh giới phía Đông, huyện giáp với các huyện của tỉnh Ninh Thuận là: Ninh Sơn (ở phía Đông Nam và chính Đông), Bác Ái (ở phía Đông Bắc). Trên địa bàn huyện có sông Đa Nhim chảy từ mặt Bắc sang Tây Nam huyện, trên sông có hồ Đơn Dương khá lớn, ở thị trấn Đ'Ram. Gần ranh giới phía Đông huyện có ngọn núi Ya Bonnonh cao 1652 m, gần đó về phía Ninh Thuận có đèo Ngoạn Mục khá nổi tiếng nằm trên quốc lộ 27 nối Ninh Thuận với Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên của huyện Đơn Dương là 611,6 km². Dân số, theo thống kê năm 2004, là 89.717 người – mật độ: 144 người/km², gồm các dân tộc Cờ Ho, Huyện Đơn Dương có hai thị trấn là thị trấn Thạnh Mỹ (huyện lỵ) nằm trên quốc lộ 27, và thị trấn D'ran, nằm trên các quốc lộ 27 và 20. Ngoài ra huyện còn có các xã: Lạc Xuân, Lạc Lâm, Quảng Lập, Đạ Ròn, Tu Tra, K'Đơn, P'Róh, Ka Đô. Về nông nghiệp: huyện Đơn dương chủ yếu có các loại cây trồng như: + Cây công nghiệp có cà phê, tiêu, dâu tằm, . + Cây ngắn ngày có các loại rau, củ quả đặc sản và đặc trưng của Đà lạt. [sửa] Giao thông Đường bộ: • quốc lộ 20, chạy theo hướng Đông - Tây, bắt đầu từ thị trấn D'Ran, nối quốc lộ 27 với thành phố Đà Lạt. quốc lộ 27 chạy từ hướng Đông sang Tây Tây Nam, nối Phan Rang-Tháp Chàm Quốc lộ 20 dài 230 km, là trục đường bộ đi từ ngã ba Dầu Giây thuộc thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai lên tới thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 20 đi qua địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, có nhiều đèo dốc, trong đó có đèo Bảo Lộc và đèo Prenn. Quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su, rừng thông, rừng nhiệt đới, những vườn cây công nghiệp, những đồi trà, cà phê bạt ngàn. Quốc lộ 20 đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), Đạ Huoai, thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Quốc lộ 27 là tuyến đường quốc lộ theo hướng đông tây, kết nối các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk Điểm đầu của tuyến là tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), theo hướng tây, vượt qua đèo Ngoạn Mục tới Thị trấn Liên Khương, Đức Trọng, (Lâm Đồng). Từ Liên Khương tiếp tục theo hướng tây bắc qua các huyện Lâm Hà, Đam Rông (Lâm Đồng) và Lắk, Krông Ana (Đắk Lắk) và kết thúc tại Thành phố Buôn Ma Thuột Tổng chiều dài của Quốc lộ 17 khoảng gần 300km, đoạn từ Phan Rang đi Liên Khương dài khoảng 120km. Đoạn từ Liên Khương đi Buôn Ma Thuột dài khoảng 170km Huyện Lạc Dương nằm trên cao nguyên Lâm Viên, tại hai ngã ba ranh giới giữa Lâm Đồng với Đắk Lắk và Khánh Hòa, với Khánh Hòa và Ninh Thuận. Huyện là nơi đầu nguồn của dòng sông Đa Nhim, chảy theo hướng Nam sang thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000 m, như: núi Bi Doup (2.287 m), núi Lang Bian (2.167 m), núi Chư Yen Du (2.075 m). Huyện Lạc Dương có tiềm năng về phát triển du lịch ở khu vực núi Langbiang và hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch văn hóa lễ hội cũng như một số danh lam thắng cảnh khác hầu hết các xã. Huyện có 88-89% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn. Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi thấp đến trung bình, thung lũng. Dạng địa hình núi cao: là khu vực có độ dốc lớn (trên 200), có độ cao 1.500 – 2.200 m so với mặt nước biển. Hầu hết diện tích ở dạng này là rừng đầu nguồn, có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đa Nhim, nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Dạng địa hình đồi thấp đến trung bình: Là dãy đồi hoặc núi ít dốc (<200 m), có độ cao trung bình 1.000m với đất bazan nâu đỏ, chiếm 10–12% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Bắc. Khả năng sử dụng tuỳ thuộc vào độ dốc, tầng dày, khí hậu và điều kiện tưới mà có thể trồng cây lâu năm (cà phê, chè, cây ăn quả…), ở những khu vực ít dốc có thể trồng hoa màu và cây công nghiệp hàng năm. Dạng địa hình thung lũng: Chiếm khoảng 3% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến từ 3–80 m hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là các loại đất phù sa, nguồn nước mặt khá dồi dào, khá thích hợp với phát triển lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày. Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ôn đới, độ cao so với mặt nước biển từ 1.500–1.600 m. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp (18–22 °C), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,4 °C), tháng năm có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,7 °C), nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ giao động giữa ngày và đêm lớn (9 °C). [sửa] Hành chính Huyện Lạc Dương có 1 thị trấn và 5 xã: • Thị trấn: o Lạc Dương, diện tích 3.599,59 ha • Xã: o Lát, diện tích 20.580,37 ha o Đạ Sar, diện tích 24.820,47 ha o Đạ Nhim, diện tích 23.903,23 ha o Đạ Chais, diện tích 34.104,16 ha o Đưng K'Nớh, diện tích 19.340,79 ha [sửa] Cơ cấu dân số Tổng số dân: 3.274 hộ và 17.765 nhân khẩu. Các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn huyện: Cờ Ho, Chill, Chu Ru, Ê Đê, Nùng, Tày, Hoa, Chăm. Với tổng số hộ: 4.271 hộ và trên 17.000 khẩu, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99 thôn của huyện. Ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu. [sửa] Lâm nghiệp Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 113.911,68 ha, được chia ra các loại sau: • Rừng phòng hộ: 52.834,26 ha • Rừng đặc dụng: 61.077,42 ha Tổng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng là 72.869,7 ha. Trong đó, giao cho các hộ dân là 65.408 ha; cho các đơn vị nhận giao khoán là 7.389,59 ha; cho 7 tổ chức kinh tế nhận giao khoán quản lý bảo vệ kết hợp với kinh doanh dưới tán rừng là 1.700 ha. [sửa] Hạ tầng Giao thông Tỉnh lộ 722, 723 đang được xây dựng. Tỉnh lộ 722 đoạn chạy qua Lạc Dương dài 78 km, là một phần của con đường Đông trường Sơn, đây là tuyến đường quan trọng nối Đà Lạt - Lạc Dương - Đắc Lắc. Tỉnh lộ 723: Tổng chiều dài 39,4 km là trục nối giữa 2 điểm du lịch Nha Trang và Đà Lạt, hiện đang được trải nhựa. Huyện lộ: có 3 tuyến chính: Xã Lát– Đưng K’Nớ; TT. Lạc Dương– Đa Sar; Cầu Phước Thành – KDL. Langbiang với tổng chiều dài đường trải nhựa là 25,5 km. Đường nông thôn: bao gồm đường liên thôn và đường trong các khu dân cư, lòng đường hẹp, lầy lội vào mùa mưa. Các loại phương tiện di chuyển hiện nay ở địa phương: chủ yếu là xe máy, xe tải. Điện Hệ thống điện lưới tại địa phương: 06/06 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia; 31/33 thôn, khu phố đã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất (Thôn Đơng K’Si – xã Đa Chais và thôn Păng Tiêng - Xã Lát chưa có điện) Bưu điện Toàn huyện có 1 bưu điện trung tâm, các xã đều có bưu điện xã, bình quân 76 người/máy điện thoại, đã hoàn thành việc cáp quang hóa. Dự kiến trong thời gian tới các xã đều có một bưu cục đa dịch vụ. [sửa] Du lịch Hiện nay, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đang từng bước được quan tâm đầu tư. Khi Tỉnh lộ 722, 723 hoàn thiện, đưa vào sử dụng mở ra nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện và đặc biệt là ngành du lịch. Bên cạnh một số dự án đang được đầu tư cũng như có chủ trương thỏa thuận đầu tư tiến hành triển khai với quy mô đầu tư lớn vẫn còn các điểm tiềm năng cần được đầu tư, khai thác có hiệu quả, nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân và đóng góp vào nguồn thu ngân sách huyện nhà. Các địa điểm có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch trên địa bàn huyện: 1. Khu du lịch Văn hoá lễ hội Langbiang 2. Hồ Đan Kia - Suối Vàng 3. Thác Ankroet 4. Nhà máy thủy điện AnKroet 5. Buôn văn hóa cổ K’ho 6. Làng dệt thổ cẩm B’nerC 7. Nhà thờ xã Lát 8. Khu Nông nghiệp công nghệ cao 9. Thác 7 tầng xã Đa Sar 10. Thác Liêng Tưr xã Đạ Chais 11. Khu du lịch sinh thái Đasar - Thuỷ điện Đa Nhim Thượng 12. Thác 9 tầng xã Đưng K’Nớ 13. KDL Hồ thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo 14. KDL Hồ thủy điện Đạ Khai 15. KDL Hồ thủy điện Yann Tann Sienn [sửa] Y tế Đến nay, tất cả các xã đều có trạm y tế, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả. Số cơ sở Phòng khám đa khoa khu vực: 1 Nhà hộ sinh khu vực: 1 Trạm y tế xã, thị trấn: 6 Phân trạm y tế: 2 Số giường bệnh Phòng khám đa khoa khu vực: 14 Nhà hộ sinh khu vực: 6 Trạm y tế xã, thị trấn: 30 Huyện Lâm Hà có ranh giới phía Bắc giáp huyện Đam Rông, phía Đông giáp thành phố Đà Lạt, phía Đông Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Di Linh, đều là các huyện thị của tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ ranh giới với huyện Di Linh là sông Da Dâng (tức sông Đồng Nai), chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Diện tích tự nhiên Lâm Hà là 97.852,49 ha (978,52 km²). Dân số 133.679 nhân khẩu, vào thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng tháng 4 năm 2009, gồm 29 dân tộc thiểu số như: Kơ Ho, Cill, Mạ, Tày, Nùng, và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới sau khi thống nhất đất nước. [sửa] Hành chính Huyện Lâm Hà có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Tân Văn, Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Hà, Liên Hà, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng, Tân Thanh, Nam Hà, Gia Lâm, Đông Thanh, Mê Linh và hai thị trấn: Đinh Văn, Nam Ban. [sửa] Lịch sử Ngày 28 tháng 10 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng (tức là chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định thành lập huyện mới Lâm Hà, trên cơ sở sát nhập vùng kinh tế mới của Hà Nội ở Nam Ban, Lán Tranh thuộc huyện Đức Trọng với 5 xã khác của huyện Đức Trọng. Trước đó, từ năm 1976, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức cho cán bộ và nhân dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới ở Nam Ban và Lán Tranh. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới tỉnh Lâm Đồng của chính phủ, như lần điều chỉnh tháng 12 năm 2001: thành lập xã Nam Hà thuộc huyện Lâm Hà trên cơ sở tách từ thị trấn Nam Ban, và lần gần đây nhất là tháng 11 năm 2004: tách huyện mới Đam Rông từ huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương, Lâm Hà trở nên có vị trí địa lý và địa giới hành chính như hiện nay. Các tên Lâm Hà là ghép lại từ hai cái tên Lâm Đồng và Hà Nội, mà những người dân mới vào khai phá đất mới đặt cho nó để gắn kết hai vùng quê hương mới và cũ của họ. Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa tỉnh Lâm Đồng với diện tích tự nhiên 901,79 km 2 và dân số 166.358 người (2009)[1]. Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30 km về phía nam, nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ giữa Quốc lộ 20 (Đà Lạt–Thành phố Hồ Chí Minh) và Quốc lộ 27 (Đà Lạt–Ban Mê Thuột). Quốc lộ 20 đi Ninh Thuận–Nha Trang và đường nối Quốc lộ 20 với Quốc lộ 1 ở đoạn Ninh Gia–Bắc Bình (Bình Thuận). [sửa] Hành chính Có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Nghĩa và các xã: Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh, Bình Thạnh, N' Thôn Hạ, Tân Hội, Tân Thành, Phú Hội, Ninh Gia, Tà Năng, Tà Hine, Đà Loan, Ninh Loan, Đa Quyn . khu vực núi Langbiang và hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch văn hóa lễ hội cũng như một số danh lam thắng cảnh khác hầu hết các xã. Huyện có 88-89% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan

Ngày đăng: 04/07/2014, 22:00

Mục lục

    Vị trí địa lí

    [sửa] Cơ cấu dân số

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan