1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ ÔN TN ĐỊA LÝ LAO ĐỘNG VÀ VLỆC LÀM

12 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ ÔN TN ĐỊA LÝ LAO ĐỘNG VÀ VLỆC LÀM . Nguồn lao động a) Mặt mạnh + Nguồn lao động rất dồi dào42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (2005). Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động. + Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú. + Chất lượng lao động ngày càng nâng lên. b) Hạn chế - Nhiều lao động chưa qua đào tạo - Lực lượng lao động có trình độ cao, lành nghề còn ít. 2. Cơ cấu lao động a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. - Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm và thấp. Nguyên nhân: Do xu hướng CNH, cơ cấu KT có sự chuyển dịch từ khu vực 1 sang khu vực 2 và 3. b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế - Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. - Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước cao, khu vực Nhà nước ít biến động, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. Nguyên nhân: Do chủ trương đa dạng hóa các thành phần KT, thu hút đầu tư nước ngoài, nhu cầu phát triển KT thị trường theo định hướng XHCN. c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn Phần lớn lao động ở nông thôn.Tuy nhiên tỉ trọng lao động nông thôn giảm, ở khu vực thành thị tăng. Nguyên nhân: - Là nước nông nghiệp nhưng đang trong quá trình CNH. - Ở thành thị điều kiện sống, học tập và làm việc tốt, là trung tâm KT văn hóa,… ở nông thôn điều kiện KT – XH chậm phát triển. d. Hạn chế về lao động - Năng suất lao động thấp. - Phần lớn lao động có thu nhập thấp. - Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến - Chưa sử dụng hết thời gian lao động 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm a) Vấn đề việc làm - Việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta. Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta cần giải quyết gần 1 triệu việc làm. Nguyên nhân: Do dân số đông, tăng nhanh, trong khi nền KT chưa phát triển. b) Hướng giải quyết việc làm - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản - Đa dạng hóa các loại hình sản xuất. -Thu hút đầu tư nước ngoài, sản xuất hàng xuất khẩu - Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo - Xuát khẩu lao động Bài 18. ĐÔ THỊ HOÁ 1. Đặc điểm a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. - Thế kỉ III (TCN) nước ta đã có đô thị đầu tiên, thời Pháp thuộc có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,… thời kì 1954- 1975 ở Miến Bắc đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, Miến Nam đô thị hóa phục vụ chiến tranh. Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.Vậy quá trình đô thị hoá chậm. - Trình độ đô thị hóa,thấp thể hiện: + Tỉ lệ dân đô thị thấp. + Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. b) Tỉ lệ dân thành thị tăng: Năm 1990: 19,5%, đến năm 2005 tăng lên 26,9% => tốc độ tăng chậm. c)Phân bố đô thị không đều giữa các vùng - Số lượng đô thị nhiều (689 đô thị) - Số thành phố lớn còn ít - Số lượng các đô thị tập trung ở Trung du &MN Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long , đồng bằng sông Hồng - Số lượng dân thành thị tập trung ở ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL. d. Các nguyên nhân - Tốc độ tăng dân số nhanh. - Quá trình CNH diễn ra chậm - Hạ tầng đô thị chậm phát triển - Điều kiện phát triển đô thị và mật độ dân số các vùng khác nhau. 2. Mạng lưới đô thị - Các đô thị lớn tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. - Số lượng, qui mô các đô thị có sự khác nhau giữa các vùng. - Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại (loại đặc biệt và 1,2,3,4,5) - Có 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong đó có 2 đô thị đặc biệt: HN & TPHCM. 3. Ảnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội: a.Tích cực - Tác động mạnh đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế - Anh hưởng rất lớn đến phát tnển kinh tế - xã hội của phương, các vùng. - Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. b.Tiêu cực - Ô nhiễm môi trường - Gây sứ ép lên an ninh trật tự, các vấn đề về nhà ở, y tế, giáo dục, văn hóa,… Bài 20 . CHUYỂN DỊCH CƠ CẨU KINH TẾ 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: a. Cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định. Nguyên nhân: nước ta đang trong thời kì CNH, HDH. b. Trong nội bộ từng ngành: - Ở khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt , tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Do chủ động được lương thực và cơ sở thức ăn được tăng cường. - Ở khu vực II: + Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. + Trong từng ngành công nghiệp: tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình. Do có sự tích lũy về vốn, công nghệ đồng thời nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt. - Khu vực III: Phát triển mạnh các ngành về kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Các ngành dịch vụ mới xuất hiện: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Có sự chuyển biến tích cực: - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. - Tỉ trọng của kinh tế ngoài nhà nước ngày càng giảm - Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. Nguyên nhân: Do chủ trương đa dạng hóa các thành phần KT, phát triển KT hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp - Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + VKT trọng điểm phía Bắc + VKT trọng điểm miền Trung + VKT trọng điểm phía Nam Nguyên nhân: - Phát triển vùng chuyên canh SX hàng hóa qui mô lớn, các trọng điểm công nghiệp dựa trên lợi thế của lãnh thổ. - Chủ trương tạo ra các vùng phát triển KT động lực, đầu tư có trọng điểm. Bài 21 . ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. * Thuận lợi:Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép: - Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp - Áp dụng các biện pháp thâm canh, xen canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. - Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. *Khó khăn: -Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh. - Tính khắt khe của mùa vụ. [...]... ta hiện nay tồn tại song song và có sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa a Nền nông nghiệp cổ truyền: - Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc - Rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ nước ta b Nền nông nghiệp hàng hóa: - Là nền nông nghiệp thân canh, chuyên môn hóa và sử dụng nhiều các biện pháp kĩ thuật Sản xuất... càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới - Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái - Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới 2 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới : Nước ta hiện... và sử dụng nhiều các biện pháp kĩ thuật Sản xuất dựa vào nhu cầu của thị trường - Phát triển ở những vùng có truyền thống SX hàng hóa, gần trục giao thông, thành phố lớn 3 Nền kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét (giảm tải) . CHUYÊN ĐỀ ÔN TN ĐỊA LÝ LAO ĐỘNG VÀ VLỆC LÀM . Nguồn lao động a) Mặt mạnh + Nguồn lao động rất dồi dào42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (2005). Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động. +. lao động 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm a) Vấn đề việc làm - Việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta. Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm, . XHCN. c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn Phần lớn lao động ở nông thôn.Tuy nhiên tỉ trọng lao động nông thôn giảm, ở khu vực thành thị tăng. Nguyên nhân: - Là nước nông nghiệp

Ngày đăng: 15/07/2015, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w