Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
114 KB
Nội dung
1. ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS” 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong thời đại ngày nay khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ trên toàn cầu đang phát triển như vũ bão, con người sống ngày càng phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, nhu cầu hợp tác ngày càng gia tăng, thì nhân loại đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về đạo đức và nhân văn. Vì vậy giáo dục đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ đang là một thách thức đối với ngành giáo dục của tất cả các nước. Đối với nước ta, mở cửa, giao lưu, hội nhập với thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có nhiều yếu tố tiêu cực nảy sinh: Trong xã hội xuất hiện bộ phận dân cư sống chạy theo đồng tiền lợi nhuận một cách vô điều kiện. Cùng với tình trạng đó là sự xói mòn về đạo đức, sự gia tăng về tệ nạn như: Buôn lậu, ma tuý, mại dâm…và đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống theo lối thực dụng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức…bị xem nhẹ. (TW 2) Vì vậy tăng cường đạo đức cho thế hệ trẻ ngày càng trở thành một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là đối tượng học sinh trường THCS hiện nay. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian công sức vì bản chất của quá trình giáo dục đạo đức là tổ chức cuộc sống thực tế của trẻ, tổ chức các loại hình hoạt động và giao lưu của trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội ở mọi lúc, mọi nơi…nhằm biến những yêu cầu đạo đức của xã hội thành những phẩm chất cá nhân của trẻ. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không chỉ có bố mẹ, ông bà dạy bảo mà yếu tố quan trọng là giáo dục ở nhà trường tạo cho các em đi đúng hướng về rèn luyện tư cách đạo đức, nhân cách của một con người. Trong những năm gần đây ở nước ta do điều kiện kinh tế thị trường chi phối nhiều gia đình lo làm ăn kinh tế hoặc hoà nhập vào trào lưu cuộc sống hiện đại, không có điều kiện giáo dục con cái đi đúng hướng mà chỉ phó thác cho nhà trường. Vì vậy trách nhiệm nhà trường càng quan trọng hơn trong vấn đề giáo dục đạo đức thế hệ trẻ. Giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải tiến hành theo cách liên tục có hệ thống ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS. Ở 1 lứa tuổi này do đặc điểm tâm, sinh lý phát triển mạnh nên các em dễ bắt chước những hành vi cử chỉ của người lớn. Những chuẩn mực hành vi thói quen đạo đức hình thành ở lứa tuổi học sinh THCS là cơ sở để trẻ sống, học tập và giao tiếp trong môi trường xã hội sau này. Tuy nhiên hiện nay còn không ít học sinh THCS chưa có chuẩn mực hành vi đúng đắn, những em này có những biểu hiện lệch lạc về hành vi đạo đức như: Vô lễ với thầy cô giáo, chửi thề nói tục, gây gỗ đánh nhau, thiếu lễ độ với cha mẹ, người lớn tuổi…Những cử chỉ thiếu đạo đức trên càng làm cho nhà trường cần phải có những chủ trương, giải pháp cần thiết làm thế nào để giáo dục đạo đức cho các em có ý thức tốt về hành vi đạo đức ngay trong nhà trường phổ thông ? Trách nhiệm của nhà trường, của người Hiệu trưởng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THCS như thế nào? Để giải quyết vấn đề trên, Tôi chọn đề tài “Tìm hiểu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS” 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dưới thời đại nào giáo dục cũng là một hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Ngày nay nhân loại đang bước vào một nền văn minh. Hơn bao giờ hết GD – ĐT càng trở nên quan trọng và đã được thừa nhận là nhân tố quyết định chủ yếu đến sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh càng trở nên quan trọng trong cuộc sống. Trong xã hội ngày nay biết bao học sinh ở trường THCS đã lâm vào hoàn cảnh nghiện hút, tiêm chích, vui chơi những trò chơi không lành mạnh vi phạm đạo đức nhân cách con người. Làm ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của các em rất lớn. Do tác động của nền kinh tế thị trường học sinh sống trong quan hệ xã hội phong phú và vô cùng phức tạp. Học sinh lứa tuổi THCS rất nhạy cảm về cái mới lạ trong đó có cái tốt, cái xấu. Nhất là học sinh khối 8, khối 9 đã rơi vào những trường hợp vi phạm những cái xấu rất nhiều. Vậy làm thế nào để răn đe, giáo dục các em ở lứa tuổi này có nếp sống chuẩn mực, có tư cách đạo đức đúng đắn lành mạnh trong xã hội, xa lánh những việc làm xấu xa, gây ảnh hưởng đến hành vi đạo đức, lối sống của học sinh đó là vấn đề luôn trăn trở của nhà trường, gia đình và xã hội. Để làm tốt công tác này thì Hiệu trưởng nhà trường, GVCN, các thầy cô giáo giảng dạy đều phải có trách nhiệm cao, phải tìm ra giải pháp đúng đắn có kế hoạch cụ thể chi tiết mới đưa lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 2 4. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8, 9 của trường THCS Hướng Hiệp. * Nội dung điều tra: - Chúng tôi xây dựng và sử dụng các loại phiếu điều tra trên các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên trực tiếp dạy bộ môn lớp 8 và 9 tìm hiểu. - Thực trạng giáo dục đạo đức của thầy cô giáo cho học sinh THCS. + Nhận thức của GVCN, giáo viên dạy dỗ bộ môn về trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. + Nhận thức của giáo viên về phẩm chất đạo đức mà nhà trường cần hình thành cho học sinh. + Những phương pháp giáo dục đạo đức mà các GVCN, thầy cô bộ môn thường sử dụng. + Việc kết hợp với gia đình để giáo dục đạo đức: * Nhận thức về ý nghĩa của sự kết hợp. * Mức độ kết hợp. * Nội dung kết hợp. * Hình thức kết hợp. + Kết quả giáo dục đạo đức của nhà trường: - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Những khó khăn vướng mắc trong việc giáo dục đạo đức của các thầy cô giáo và nguyện vọng của nhà trường trong lĩnh vực này. + Những khó khăn. 3 + Nguyện vọng. * Điều tra của học sinh nhằm tìm hiểu. * Đánh giá của học sinh về việc giáo dục đạo đức của GVCN, thầy cô giáo bộ môn cụ thể về các vấn đề: + Sự quan tâm của GVCN, thầy cô giáo bộ môn đến việc giáo dục đạo đức. + Phương pháp giáo dục đạo đức mà các thầy cô giáo thường sử dụng. + Đánh giá của các em về phẩm chất đạo đức đã được nhà trường giáo dục. + Trình độ được giáo dục của học sinh về đạo đức. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tổng kết kinh nghiệm trong trường, trong phòng giáo dục qua các năm giáo dục đạo đức cho học sinh). - Phương pháp trò chuyện: + Trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm và thầy cô giáo giảng dạy bộ môn trò chuyện với học sinh để bổ sung cho các thông tin cần thiết cho phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động tập thể của học sinh để bổ sung những thông tin cho phương pháp điều tra. + Quan sát chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: * Một số vi phạm đạo đức điển hình: 4 Trong quá trình điều tra nghiên cứu, thông qua học sinh lớp 8 và 9, các thầy cô giáo chủ nhiệm ở trường THCS Hướng Hiệp. Mức độ vi phạm các hành vi đạo đức đã thấy rõ trong học sinh biểu hiện rõ về mọi mặt: + Không chấp hành nội quy nề nếp nhà trường nói tục chửi thề… + Học sinh uống rượu, hút thuốc, bỏ tiết học đi chơi… + Học sinh luôn gây gỗ đánh nhau. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: + Kết quả xếp loại đạo đức qua các năm của trường THCS Hướng Hiệp: Năm học Tổng số học sinh khối 8,9 Tốt Khá T. bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2007 - 2008 152 118 77.6 25 16.4 9 6 0 0 2008 - 2009 146 119 81.5 23 15.8 4 2.7 0 0 HK1: 2009 - 2010 186 132 71 49 26.3 5 2.7 0 0 * Nội dung giáo dục đạo đức của nhà trường cho học sinh lứa tuổi THCS: a) Giáo dục tư tưởng chính trị: Giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho học sinh phổ thông cần được cải tiến góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nội dung giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cần tập trung vào các vấn đề sau: - Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học biện chứng: + Vấn đề tăng cường thế giới quan khoa học cho học sinh sẽ giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới quan hiện thực, suy nghĩ đúng với niềm tin khoa học. + Hiện nay trong điều kiện xã hội này giúp các em biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội, các thang giá trị của những diễn biến không đơn giản, biết ủng hộ, bảo vệ và làm theo cái đúng, phản đối và ngăn chặn cái sai, biết 5 chống lại sự xâm nhập của thế giới quan, của giai cấp bóc lột, biết chống mê tín dị đoan và các tư tưởng duy tâm. - Cần tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa cho học sinh nhằm giúp các em có ước mơ hoài bão cao đẹp, có lối sống đúng đắn và phấn đấu để trở thành người lao động mới chân chính. - Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay phải giáo dục cho các em có ý thức, khả năng chống lại lối sống thực dụng, hưởng thụ, coi trọng vật chất, ngăn ngừa tình trạng sống buông thả, không có lý tưởng hoặc ước mơ hão huyền không hiện thực. - Nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội: giúp học sinh ý thức sâu sắc lòng yêu nước, yêu CNXH, tự hào tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, buông trôi cuộc sống, thờ ơ với đất nước, tổ quốc. - Tăng cường giáo dục ý thức lao động và tự lao động: + Giúp các em nâng cao ý thức lao động, người lao động, sản phẩm lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, sẵn sàng tham gia xây dựng trường, địa phương, có ý thức chọn ngành nghề theo yêu cầu của xã hội phù hợp với nguyện vọng, khả năng của cá nhân. + Động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tích cực chăm chỉ nỗ lực vươn lên làm chủ kiến thức, tiết kiệm thời gian, công sức, đồ dùng học tập. + Ngăn ngừa khắc phục những biểu hiện sai trái như ích kỷ, hẹp hòi, quan tâm đến lợi ích của mình, thờ ơ lạnh lùng với người khác, ăn nói cộc cằn thô lỗ thiếu lễ độ văn hoá. b) Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội: - Quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng: Về quan hệ cá nhân với xã hội có những phẩm chất như: trung thành với lý tưởng CNXH, CNCS, yêu nước, yêu CNXH theo tinh thần quốc tế vô sản, yêu hoà bình, tự hào dân tộc, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, yêu Đảng, yêu Bác Hồ. - Quan hệ cá nhân với lao động: 6 Đó là phẩm chất yêu lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học kỹ thuật, quí trọng người lao động, thành quả lao động các di sản văn hoá. - Quan hệ các cá nhân với bản thân: Tính tự trọng, thật thà, giản dị, khiêm tốn, kiên trì, dũng cảm, lạc quan. - Giáo dục đạo đức gia đình: Gia đình yên ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, ở đó có các mối quan hệ máu mủ ruột thịt, tình cảm, trách nhiệm gắn bó với các thành viên bằng sợi dây liên hệ lâu dài, là mối quan hệ huyết thống không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, thể hiện qua thái độ hành vi ứng xử với các người thân trong gia đình. - Giáo dục tình bạn: + Tình bạn là tình cảm gắn bó tự nguyện hai hoặc nhiều chiều với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích qua đó mỗi người tự tìm thấy ở bạn mình một cái tôi thứ hai nhiều điều hoà hợp. + Tình bạn là một nhu cầu của con người trong giao tiếp xã hội, bất cứ lứa tuổi nào cũng có tình bạn với nhiều đặc điểm khác nhau: + Bạn cùng giới, khác giới, cùng công tác, cùng tuổi, bạn vong niên, bạn thân, sơ. Đối với học sinh THCS thì có tình bạn cùng trường cùng lớp, tổ nhóm học tập. + Cùng trong một nhóm bạn bè một người có thể bộc lộ những tính cách, phẩm chất của mình, giúp họ hình thành, cũng có những thuộc tính bền vững của cá nhân, mỗi cá nhân cũng chịu ảnh hưởng của bạn bè, có thể làm cho nhân cách đạo đức của mình ngày càng hoàn thiện hơn hoặc bị hoen ố đi như kiểu gần mực thì đen gần đèn thì sáng. + Tình bạn chân chính phải được xây dựng nền tảng đạo đức chân chính, đó là sự trung thực, thẳng thắn, tự trọng, thông cảm, vị tha, độ lượng, khoan dung, động viên nhau vươn tới những giá trị chân thiện mĩ, mang lại cho con người niềm vui tự hào, niềm tin, giúp họ vượt qua khó khăn vật chất, tinh thần. + Nhà trường, gia đình cần tạo điều kiện cho các em một tình bạn chân chính để giúp nhau tiến bộ , tránh ngộ nhận sai lầm về tình bạn. 7 * Biện pháp giáo dục đạo đức của nhà trường cho lứa tuổi học sinh THCS: + Lập kế hoạch quản lý: Trong việc lập kế hoạch đã đạt những yêu cầu sau: - Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức nói chung với mục tiêu giáo dục trong trường THCS. - Phối hợp chặt chẽ hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp. - Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với họat động tâm sinh lý của học sinh để có hiệu quả giáo dục cao. - Thành lập ban chỉ đạo cụ thể với từng hoạt động để theo dõi, giám sát kiểm tra, đánh giá. * Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục đạo đức: - Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm - Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình. - Kế hoạch hoạt động theo mặt xã hội. * Tên kế hoạch. * Mục đích: * Mục tiêu: Thời gian Chủ điểm Mục đích yêu cầu Hình thức hoạt động Điều kiện thực hiện Lực lượng tham gia Ban chỉ đạo + Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức: - Thành lập ban đạo đức: 8 - Ban chỉ đạo gồm: + Hiệu trưởng (hoặc Hiệu phó) làm trưởng ban. + Bí thư Đoàn TNCSHCM. + TPT Đội TNTPHCM. + GVCN phụ trách mặt giáo dục. + Đại diện hội cha mẹ học sinh. - Nhiệm vụ: + Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình và chỉ đạo chương trình đó. + Tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. + Tạo điều kiện giúp giáo viên chủ nhiệm lớp, chi đoàn học sinh tiến hành hoạt động lớp, phân đoàn học sinh có hiệu quả. + Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động. + Xây dựng, cũng cố đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thành một lực lượng giáo dục nòng cốt. * Các con đường chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức: * Giáo dục đạo đức thông qua dạy các môn trong nhà trường (dạy chữ để dạy người) - Giáo dục đạo đức thông qua học tập các môn khoa học xã hội như: Môn Văn - Tiếng Việt, Lịch Sử… - Giáo dục đạo đức thông qua việc dạy môn Văn học, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lòng yêu thương con người, biết ghét cái xấu, cái ác, biết làm theo điều thiện. 9 - Thông qua môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của ông cha ta, biết tự hào về truyền thống đó mà thấy rõ trách nhiệm của mình đối với tổ quốc. Thông qua các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá, Sinh. Giáo dục đạo đức thông qua các môn học này học sinh có những hiểu biết và phương pháp giải thích một các duy vật về tính vật chất của thế giới…Những tri thức khoa học giúp cho học sinh nhân thức, lựa chọn đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lý trong đời sống đạo đức. - Giáo dục đạo đức thông qua học môn GDCD: + Ở trên ta đã biết các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, từ đó có hành vi đạo đức đúng đắn. Trong hệ thống các môn học, trong trường phổ thông, môn GDCD đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. + Trong trường THCS nhà trường giúp các em hiểu biết về các phạm trù đạo đức như hạnh phúc, lương tâm, tiền đồ, nghĩa vụ, vinh dự, trách nhiệm…từ đó học sinh có hành động đúng. Môn GDCD ở bậc THCS có nhiệm vụ chủ yếu giúp học sinh nắm bắt được những khái niệm cơ bản về các phạm trù đạo đức trong việc ứng xử hàng ngày, nắm được chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và các quan hệ, biết rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm, tiền đồ để chuẩn bị cho cuộc sống mai sau. * Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) Thông qua các hoạt động sinh hoạt 15’ đầu giờ, sinh hoạt lớp, các buổi chào cờ đầu tuần, các đợt hoạt động tập thể hội trại, mít tinh kỷ niệm ngày lễ lớn…Đây là các hoạt động nối tiếp các hoạt động giáo dục trong giờ chính khoá. - Các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp có thể thực hiện ở trong trường, ở các câu lạc bộ, ở các nhà văn hoá địa phương nơi học sinh đang sống và thực tế lĩnh hội các tri thức khoa học, các chuẩn mực đạo đức và hình thành các hành vi một cách tự giác. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đưa đến cho học sinh các loại hình hoạt động nhẹ nhàng hấp dẫn như: vui chơi, hoạt động văn hoá văn nghệ, hoạt động lao động công ích, hoạt động xã hội – chính trị, hoạt động TDTT, tham quan du lịch…Các loại hình hoạt động cụ thể liên quan mật thiết với các hoạt động cơ bản của học sinh là hoạt động học tập giao tiếp. 10 [...]... cơ sở vững chắc về việc hình thành nhân cách đạo đức, phong cách sống, học tập, công tác sau này của con người Là người Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường, chúng ta cần quan tâm đúng mức về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS Trên đây là những nội dung, giải pháp, kế hoạch cách thức chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS tại xã Hướng hiệp Tuy rằng... nhà trường cho học sinh lứa tuổi THCS - Phát huy truyền thống giáo dục đạo đức của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh - Nâng cao trách nhiệm, sự gương mẫu, kiến thức, kỷ năng, ý thức nghề nghiệp của thầy cô giáo trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh - Tổ chức đề tài cấp trường, huyện về giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh - Có các giải pháp để thực hiện hoá các mô hình giáo dục... người khởi xướng, lãnh đạo, tổ chức phong trào chống tiêu cực trong học sinh Thực tế cho thấy hiệu trưởng nào có quan điểm đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có phương pháp hợp lý đối với vấn đề tiêu cực thì trường đó mọi mặt trong phong trào hoạt động đều có những chuyển biến tốt và ngược lại (Báo GD T 01/02/2004) 14 7 KẾT LUẬN Công tác giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh là công việc quan trọng... các lực lượng tổ chức xã hội cùng “vào cuộc” chia sẻ nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giảng dạy cần chú trọng nâng cao khả năng giáo dục, cảm hoá học sinh của giáo viên - Nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục Tuyên truyền lý tưởng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên Chú trọng phương pháp giáo dục bằng hình thức nêu... 12 Các chủ điểm trên có tác dụng định hướng trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phải xác định cho vừa sức và phù hợp điều kiện của trường, địa phương làm cho học sinh đi theo mục tiêu giáo dục đã đặt ra * Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội: - Hoạt động từ thiện nhân đạo giúp người nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn - Hoạt động lao động công ích: Tu bổ, bảo vệ trường... PHỤ LỤC: 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Sách giáo khoa giáo dục công dân - Nhà xuất bản giáo dục 2 Sách giáo khoa hoạt động ngoài giờ lên lớp 8, 9 - nhà xuất bản giáo dục 15 11 MỤC LỤC: 1 Tìm hiểu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS 1 2 Lý do chọn đề tài 1 3 Cơ sở lý luận 2 4 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 3 5 Nội dung nghiên cứu 4 6 Kết quả nghiên... quả của quá trình đạo đức sẽ theo ý muốn Nhằm góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tốt mọi nhiệm vụ mà ngành giáo dục giao phó 8 ĐỀ NGHỊ: - Giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với viáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và các đoàn thể nhà trường phối hợp chặt chẻ hơn nữa để giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng tốt hơn 9 PHẦN PHỤ LỤC: 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Sách giáo khoa giáo dục công dân - Nhà xuất... chi đoàn địa phương chỉ đạo hoạt động + Kết quả: Chất lượng giáo dục đạo đức khối lớp 8 và 9 trường THCS qua các năm: 13 Năm học Tổng số học 152 146 Tốt SL % 118 77.6 119 81.5 Khá SL % 25 16.4 23 15.8 2007 - 2008 2008 - 2009 HK1: 2009 - 2010 186 132 49 71 26.3 T bình Yếu SL % SL % 9 6 0 0 4 2.7 0 0 5 2.7 0 0 * Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường cho học sinh lứa tuổi THCS... nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Đường 9 - Hoạt động cắm trại 26 - 3 Thông qua các hoạt động này làm cho học sinh nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa của các hoạt động biến thành tình cảm và hành vi tốt trong hoạt động và từ đó xây dựng nề nếp tác phong làm việc cho mỗi học sinh * Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua sự kết hợp của nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh Đây là sự...11 Hoạt động GDNGLL góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục hướng các em vào mục tiêu giáo dục: tư tưởng chính trị và tích cực xã hội hình thành nhu cầu hứng thú, thói quen tốt trong học tập, lao động, công tác xã hội và cách xử sự có văn hoá ở mọi nơi, mọi lúc, rèn luyện kỷ năng thực hành, bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn Hoạt động GDNGLL được sắp xếp theo các chủ . tâm đúng mức về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Trên đây là những nội dung, giải pháp, kế hoạch cách thức chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS tại xã Hướng hiệp nào để giáo dục đạo đức cho các em có ý thức tốt về hành vi đạo đức ngay trong nhà trường phổ thông ? Trách nhiệm của nhà trường, của người Hiệu trưởng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. và 9 tìm hiểu. - Thực trạng giáo dục đạo đức của thầy cô giáo cho học sinh THCS. + Nhận thức của GVCN, giáo viên dạy dỗ bộ môn về trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho