Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
208 KB
Nội dung
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********************* BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN Môn QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Họ tên: LÊ BÍCH HẠNH Mã sinh viên: 205102992 Lớp sinh viên: VT205B1 Biên Hòa Năm 2007 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Câu 1. Là một phó giám đốc doanh nghiệp, nhưng không may anh (chị) không được giám đốc của mình ưng ý, họ cố tình gây khó khăn cho anh (chị). Hỏi: Anh (chị) phải chọn quyết định ra sao để đối phó? Bài làm: Trước hết, cần phải xác định rằng trong một doanh nghiệp, giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất. Mọi quyết định của giám đốc, dù ở góc độ nào cũng đều tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Là một phó giám đốc doanh nghiệp, tức là mình có một vai trò, vị trí khá quan trọng trong doanh nghiệp. Thông thường một phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc vài mảng công việc riêng biệt, nhưng nhìn chung họ là những trợ lý giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc trực tiếp điều hành hoặc giải quyết một số công việc trong phạm vi qui chế hoặc điều lệ của doanh nghiệp. Trong Ban lãnh đạo doanh nghiệp mọi suy nghĩ, việc làm và các quyết định của phó giám đốc ít nhiều đều ảnh hưởng tới các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tôi là một phó giám đốc doanh nghiệp với vai trò, vị trí công tác của mình nêu trên nhưng lại rơi vào hoàn cảnh không may là “không được giám đốc của mình ưng ý, họ cố tình gây khó khăn”, thì tôi phải tự đặt cho mình những câu hỏi và sau đó tìm mọi cách khắc phục để đem đến một kết quả khả quan nhất có thể được cho bản thân mình và cho doanh nhiệp. Những vấn đề đặt ra là: 1. Tự tìm hiểu kỹ các vấn đề một cách khách quan nhất vì sao mình không được giám đốc ưng ý? Phải tôn trọng các quyết định của giám đốc. Phải hết sức tỉnh táo để nhìn nhận lại các quyết định cũng như các chủ trương của của giám đốc đối với doanh nghiệp. Nếu các quyết định của giám đốc đưa ra thực sự hợp lý, thuyết phục được cấp dưới cũng như tập thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, thì phải tự nhìn nhận và đánh giá năng lực của bản thân đã đáp ứng được nhiệm vụ được giao hay chưa ? Các quyết định do mình đưa ra có hợp với ý của giám đốc không, có thực sự đem lại lại lợi ích cho doanh nghiệp hay chưa ? Từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Trước hết cần tự mình kiểm tra lại bản thân mình. Do năng lực? Xem lại tất cả các công việc tham mưu của mình, các xử lý tình huống cũng như mọi hoạt động giúp việc Giám đốc của mình. Bản thân mình đã hoàn thành tốt trách nhiệm chưa có những thiếu sót trong thời gian qua, mình đã đóng góp được những sáng kiến gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thương trường. Nếu có những khuyết điểm đã biết học hỏi, tự sửa chữa chưa? Phải cố gắng đảm bảo được rằng các ý kiến tham mưu của mình là đúng, các công việc Giám đốc giao phó phải hoàn thành tốt . Doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt. cần có bản lĩnh và sự tự tin cần thiết để tự nhìn nhận, đánh giá năng lực của bản thân. Nếu thực sự cảm thấy mình đủ năng lực và trình độ để đảm nhận và hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của một phó giám đốc thì phải tìm mọi cách thể hiện năng lực, thuyết phục được giám đốc, làm cho giám đốc thấy rằng mình là người không thể thiếu trong việc giúp giám đốc điều hành tốt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó sẽ làm thay đổi thái độ và cách đối xử của giám đốc đối với mình. Do tính cách? Đây cũng là một vấn đề quan trọng cần phải xem xét lại cách xử sự của mình. Ý thức tôn trọng lẫn nhau là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, vấn đề ở đây mình là cấp dưới, là người giúp việc cho Giám đốc nên trong ứng xử phải đặt mình ở vị trí thấp hơn, Cần phải tạo được lòng tin cho Giám đốc. Trong việc này có thể phải thay đổi cách cư xử, làm thế nào đó để tạo cho Giám đốc một ấn tượng tốt về mình, gây dựng một niềm tin mới, một Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 2 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG cái nhìn mới từ Giám đốc đến những người khác đối với mình. Có được như vậy thì mọi mâu thuẫn mới có thể giải quyết một cách tốt nhất. Ngoài ra cũng cần đối xử hòa nhã với các phòng ban chức năng , cán bộ công nhân viên trong đơn vị, lắng nghe ý kiến chung của mọi người để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hay một nguyên nhân nào đó rất tế nhị dẫn đến sự không hài lòng của giám đốc? Nếu thực sự bản thân phó giám đốc không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thì với quyền hạn của mình, người giám đốc có thể đề xuất tổ chức thay đổi nhân sự nhằm làm cho bộ máy điều hành doanh nghiệp hoạt động được tốt hơn. Nhưng nếu người phó giám đốc luôn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ mà vẫn bị giám đốc doanh nghiệp gây khó khăn, điều đó có nghĩa là giám đốc không muốn mình có mặt trong bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, có thể vì những lý do cá nhân nào đó. Đây là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, vì trong cuộc sống lòng tham của con người luôn tồn tại, vật chất trở nên xấu xa khi sự ích kỷ đã thành bản chất của ai đó. Điều này cần phải tìm hiểu kỹ để nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan, phải dựa vào các tổ chức trong đơn vị như các đơn vị sản suất, phòng ban chức năng, công đoàn, Đảng uỷ và cả bản thân mình 2. Sau khi đã tìm hiểu kỹ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến sự không hài lòng của giám đốc, bản thân tôi sẽ chọn cách giải quyết vấn đề như sau: Trước hết phải tham khảo thêm ý kiến các đồng nghiệp, gia đình, người thân… về các cách giải quyết. Tùy theo nguyên nhân gì, do ai, tuỳ theo tính chất, nội dung của vấn đề cụ thể để có những quyết định phù hợp. Nếu là vì lý do cá nhân phụ thuộc vào trình độ chuyên môn thì cần phải đặt ra cho mình một điều kiện nghiêm khắc, cụ thể để thực hiện cho bản thân về học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đồng thời biết thể hiện sự suy nghĩ, sáng tạo trong công việc và bản lĩnh của người lãnh đạo, dần dần tạo niềm tin trong giám đốc về năng lực của mình. Nếu là vì lý do cá nhân phụ thuộc vào tính cách của bản thân, thì cần phải có những sữa đổi điều chỉnh bản thân mình để thích nghi, đôi khi cũng phải cần đến cả những tiểu xảo trong công việc trong ứng xử để tạo một mối quan hệ tốt hơn với Giám đốc, khắc phục những gì chưa phù hợp với quan điểm chung của nhiều người, nhưng điều quan trọng là không lệ thuộc, không làm mất đi nhân cách của mình. Tôi sẽ sẵn sàng xin lỗi giám đốc nếu như tôi có phần trong việc tạo ra những ấn tượng không tốt vơi giám đốc, và giải thích rõ những hiểu nhầm không đáng có giữa tôi và giám đốc. Nếu giám đốc vì công việc chung, chỉ vì đã không hiểu tôi nên có thái độ như vậy thì giờ sẽ sẵn lòng hoà giải, giải toả những khúc mắc, mỗi bên chấp nhận nhượng bộ một chút. Và như vậy công việc vãn tiếp tục đươc tiến triển. Để làm được những điều trên thì cần phải có những quyết định mang tính chiến lược và có thời gian phù hợp. Nếu là vì lý do tế nhị khác thì phải xác định rằng đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong cuộc sống, để giải quyết điều này cần phải có bản lĩnh và sự khôn khéo. Phải dám đối diện với một thế lực khác đang cản trở, gây khó khăn cho mình. (Ví dụ như Giám đốc vì ích kỷ, cá nhân, có hành vi trù dập không muốn cho người khác không cùng phe cánh với mình phát triền). Để giải quyết được mâu thuẫn này trước hết về bản thân phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không được lơ là, sơ suất trong công việc. Mặt khác cần phải đề phòng những tình huống có thể dẫn đến những khuyết điểm không đáng có để người khác có cơ hội chỉ trích, lợi dụng và từ đó có những tính toán cho ý đồ riêng của họ. Hãy tâm niệm rằng “thiệt vàng kông sợ lửa”, nhưng cũng phải biết mểm dẽo linh hoạt trong ứng phó. Phải tranh thủ sự ủng hộ trong đông đảo quần chúng mới có một niềm tin vững chắc và lúc đó ta có đủ tự tin, để khắc phục những khó khăn đó. Tuy nhiên, dù chọn cách ứng xử thế nào thì cũng phải hướng đến sự đoàn kết nội bộ, luôn đặt quyền lợi của tập thể lên trên hết, phải coi lợi ích của tập thể là ưu tiên hàng đầu, để từ đó có Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 3 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG thể chọn giải pháp thích hợp. Mục đích cuối cùng là làm cho doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định và ngày càng phát triển đi lên. Mọi diễn biến của quá trình trên cần có thời gian và phụ thuộc vào sự điều chỉnh linh hoạt trong từng thời điểm. Nếu Giám đốc đã có những thay đổi tích cực đối với mình thì cần phải phát huy hơn nữa những ưu điểm mà mình đã có, đã tao ra. Khi những quyết định của mình là đúng thì chắc chắn sẽ thành công.,. Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 4 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Câu 2: Hãy trình bày nội dung, ưu nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh. Áp dung hai phương pháp khấu hao trên, tính mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định có nguyên gía 100 triệu đồng, thời gian sử dụng là 5 năm. Hỏi : nếu được quyền lựa chọn phương pháp khấu hao thì để thu hồi vốn nhanh sau 3 năm sử dụng thì bạn chọn phương pháp nào? Tại sao? Bài làm: 1. Nội dung, ưu nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh: Khái niệm: Khấu hao là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán thích hợp. Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức độ hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được coi là yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là số tiền khấu hao. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ hình thành quỹ khấu hao TSCĐ. Quỹ khấu hao TSCĐ là nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ và đây cũng là phương pháp mà theo quy định của nhà nước buộc các ngành phải áp dụng. Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có được TSCĐ và đưa vào hoạt động. Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường. Nó được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Tuổi thọ kỹ thuật là khoảng thời gian có thể sử dụng TSCĐ được tính theo các thông số về mặt kỹ thuật khi chế tạo chúng. Tuổi thọ kinh tế được xác định căn cứ vào thời gian mà TSCĐ sử dụng có hiệu quả nhằm loại trừ những ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Thông thường tuổi thọ kinh tế luôn nhỏ hơn tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ. Thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình được xác định như sau: với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ do Bộ Tài chính quy định. Với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 5 Mức khấu hao Nguyên giá của TSCĐ hàng năm Thời gian sử dụng Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao hàng năm 1 hàng năm Nguyên gía của TSCĐ Thời gian sử dụng = = = BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp cho, biếu tặng, nhận vốn góp),… - Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng do Bộ Tài chính quy định, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn: Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế; Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của tài sản…); tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. - Trường hợp có các yếu tố tác động nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo ba tiêu chuẩn tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. Thời gian sử dụng TSCĐ vô hình được xác định như sau: Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. Một số trường hợp đặc biệt: - Đối với các dự án đầu tư theo hình thức Xây dụng – Kinh doanh – Chuyển giao (B.O.T), thời gian sử dụng TSCĐ được xác định từ thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng đến khi kết thúc dự án. - Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia. Hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt nam, thì thời gian sử dụng TSCĐ của TSCĐ chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng đến khi kết thúc dự án. Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định theo công thức trên là trong điều kiện sử dụng bình thường. Trong thực tế nếu TSCĐ được sử dụng trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn hơn mức bình thường có thể điều chỉnh lại tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao bình quân hàng năm cho phù hợp bằng cách điều chỉnh thời hạn khấu hao từ số năm sử dụng tối đa đến số năm sử dụng tối thiểu đối với từng loại TSCĐ hoặc nhân tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm với hệ số điều chỉnh. Phương pháp khấu hao này có thể tính cá biệt cho từng TSCĐ hoặc tính cho từng nhóm, từng loại TSCĐ (phương pháp này gọi là phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp). Phương pháp khấu hao bình quân có ưu nhược điểm tính đơn giản, dễ hiểu; mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm; trong trường hợp sử dụng phương pháp khấu hao tổng hợp thì khối lượng phương pháp tính toán sẽ giảm được đáng kể, thuận lợi cho việc lập kế hoạch khấu hao. Tuy nhiên có nhược điểm không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau; do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ. * Ưu điểm: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu, có thể tính cá biệt cho từng TSCĐ hoặc từng nhóm, từng loại TSCĐ (phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp). Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm. Khối lượng phương pháp tính toán được giảm đáng kể, thuận lợi cho việc lập kế hoạch khấu hao. * Nhược đểm: Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 6 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau. Do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm, trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (khấu hao nhanh): Thực chất của phương pháp này là đẩy nhanh mức khấu hao TSCĐ trong những năm đầu sử dụng và giảm dần mức khấu hao theo thời gian sử dụng. Nội dung của phương pháp như sau: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ: Doanh nghiệp xác định theo quy định của Bộ tài chính. Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ: (t ≤ 4 năm) : hệ số 1,5; ( 4 < t ≤ 6 năm): hệ số 2,0 và (t > 6 năm): hệ số 2,5. Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dự giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm; thu hồi vốn nhanh giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình và là biện pháp hoãn thuế trong những năm đầu. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là tính toán mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm phức tạp; có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn. Đối với các ngành kinh doanh chưa ổn định chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. * Ưu điểm: Phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm; thu hồi vốn nhanh, giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình và là biện pháp hoãn thuế trong những năm đầu. * Nhược điểm: Việc tính toán mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm phức tạp; có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn. Đối với các ngành kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng phương pháp này. 2. Áp dụng cho tính toán theo đề bài: * Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Ta có: Nguyên giá của TSCĐ: P 0 = 100 triệu đồng Thời gian sử dụng: t = 5 năm Vậy: Mức khấu hao hằng năm là: 0 100 20 5 P k t = = = triệu đồng/năm Sau 3 năm sử dụng ta có mức khấu hao là: 60 triệu đồng. Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 7 Mức trích khấu hao Giá trị còn lại Tỷ lệ hàng năm của TSCĐ của TSCĐ khấu hao nhanh Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo Hệ số nhanh (%) phương pháp đường thẳng điều chỉnh = = BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG * Phương pháp khấu hao nhanh: Theo đề bài, thời gian sử dụng 4 6t〈 ≤ năm, hệ số điều chỉnh là 2,0 Tỷ lệ khối hao tài sản cố đinh theo phương pháp đường thẳng là: 20 1 0,2 100 5 = = ⇒ Tỷ lệ khối hao nhanh 0,2% 2,0 0,4%= × = ⇒ Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ là: 100 0,4% 40× = triệu * Lập bảng khấu hao nhanh Năm Hệ số điều chỉnh 4 6t〈 ≤ Tỷ lệ khối hao theo đường thẳng Giá trị còn lại (triệu) Mức khối hao hằng năm (triệu) 1 2 0,2 100 40 2 2 0,2 60 24 3 2 0,2 36 14,4 4 2 0,2 21,6 8,64 5 2 0,2 12,96 5,184 6 2 0,2 7,776 3, 1104 Sau 3 năm sử dụng ta có mức khấu hao là: (40+24+14,4) = 78,4 triệu đồng. * Kết luận: Khấu hao nhanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn sau 3 năm sử dụng đã khấu hao được 78,4 triệu. trong khi khấu hao theo đường thẳng thì doanh nghiệp chỉ mới thu hồi 60 triệu. Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 8 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Câu 3. Theo tiêu chuẩn hiện giá thuần, hãy xếp hạng 3 dự án đầu tư viễn thông dưới đây. Biết số vốn đầu tư ban đầu của cả 3 dự án bằng 20000 USD. Tỷ suất chiết khấu là 10%, các thông số khác trong bảng: Năm Chuỗi tiền tệ của dự án (DA) (USD) DA I DA II DA III 1 1000 7000 10000 2 1000 6000 5000 3 3000 5000 3000 4 15000 4000 2000 5 3000 4000 1000 6 1000 4000 1000 7 - 4000 1000 8 1000 2000 - 9 - - 1000 Bài làm: Tính NPV của 3 dự án: Với tỷ suất chiết khấu là r =10% ( hay 0,1) Với hệ số: ( ) ( ) 1 1 1 1 0,1 n n r = + + ; n:năm thực hiện dự án. Số vốn đầu tư ban đầu của cả 3 dự án bằng P 0 = 20000 Ta lập bảng: Năm Hệ số DA I PV 1 DA II PV 2 DA III PV 3 1 0,909 1000 909 7000 6363 10000 9090 2 0,826 1000 826 6000 4956 5000 4130 3 0,751 3000 2253 5000 3755 3000 2253 4 0,683 15000 10245 4000 2732 2000 1366 5 0,620 3000 1860 4000 2480 1000 620 6 0,564 1000 546 4000 2256 1000 564 7 0,513 - 0 4000 2052 1000 513 8 0,466 1000 466 2000 932 - 0 9 0,424 - 0 - 0 1000 424 1710 5 25526 18960 NPV = PV – P 0 ⇒ NPV 1 =17105 – 20000 = – 2895 ⇒ NPV 2 =25526 – 20000 = 5526 ⇒ NPV 3 =18960 – 20000 = – 1040 * Kết luận: Ta chọn dự án 2 vì dự án này có NPV >0 Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 9 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Câu 4: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doang bằng những chỉ tiêu nào? các chỉ tiêu đó phải đáp ứng những yêu cầu gì ? Cho ví dụ cụ thể về đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Bài làm: Trước hết hoạt động kinh doanh nào cũng gắn liền với môi trường và thị trường của nó. Doanh nghiệp nào khi đưa ra quyết định kinh doanh cũng đều phải giải quyết những vấn đề cơ bản như cần sản xuất và kinh doanh cái gì? sản xúât và kinh doanh như thế nào? sản xuất để kinh doanh với ai? Đối tượng phục vụ kinh doanh là ai? Và quan trọng là với chi phí phù hợp là bao nhiêu? Theo qui luật giá trị của xã hội đặt tất cả các doanh nghiệp cần có sự so sánh cân nhắc những lợi ích mà mình có thể đạt được và mức độ của hiệu quả kinh doanh. Sản phẩm làm ra của doanh nghiệp cần phải có giá phù hợp với giá thị trường. Vấn đề còn lại ở chỗ giải quyết bài toán hiệu quả chi phí mang lại cho doanh thu. Với những chi phí đã bỏ ra cho việc lập dự án đầu tư, khởi sự dự án, cho tới đưa dự án vào vận hành và thu lợi từ dự án là một chuỗi những chi phí cấn phải đầu tư. Đó là điều kiện để triển khai dự án, là nghiên cứu khoa học công nghệ, trình độ trang thiết bị, là máy móc, nhà xưởng,là công tác quản lý, là lực lượng nhân công, là khâu tung ra sản phẩm, khâu tiêu thụ. Tât cả các chí phí cá biệt đó phải cho một hiệu quả thu lại cuối cùng khi sản phẩm hoàn thiện và được tiêu dùng. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp cần phải dự trên những nguyên tắc sau: - Về thời gian: Hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ tiếp theo. Không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. - Về không gian: Hiệu quả chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động mạng lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung. - Về định lượng: Hiệu quả phải được thể hiện mối tương quan giữa lợi ích và chi phí sản xuất kinh doanh. - Về góc độ nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh doanh phải gắn chặt với hiệu quả toàn xã hội. Đạt hiệu quả cho doanh nghiệp là chưa đủ mà còn phải mạng lại hiệu quả cho toàn xã hội. Ngoài ra, đánh giá hiệu quả còn phải đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, phải đảm bảo nâng cao hiệu quả KD với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Từ những nguyên tắc trên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp phải dựa vào các chỉ tiêu sau: 1. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: * Chỉ tiêu tổng hợp: - Tính theo dạng hiệu số: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào Tính theo dạng phân số: Hiệu quả kinh doanh (H) = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào * Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết : a) Sức sản xuất các yếu tố cơ bản tức là một lao động (1đồng chi phí tiền lương), 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ, 1 đồng chi phí vật tư làm ra bao nhiêu doanh thu (sản lượng sản phẩm dịch vụ) viễn thông Sức sản xuất các yếu tố cơ bản = Doanh thu Các yếu tố cơ bản Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 10 [...]... này, quy mô quản lý hợp lý hơn đã nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Sinh Viên: Lê Bích Hạnh 12 Lớp: VT205B1 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG viễn thông Cơ bản nhất là thay đổi về hình thức tổ chức quản lý phù hợp với công nghệ mới, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, tối ưu hoá mạng lưới, thực hiện quản lý tập trung có hiệu quả cho cả 2 mảng dịch vụ Bưu chính và Viễn thông, nâng...BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG b) Suất hao phí các yéu tố cơ bản: Để làm ra một đơn vị sản lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông cần bao nhiêu đơn vị các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh Chỉ tiêu này là nghịch đảo của sức sản xuất các yếu tố cơ bản Suất hao phí các yếu tố cơ bản càng giảm thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả Các yếu tố cơ bản Suất hao phí các yếu tố cơ bản = Doanh thu... kiến ra đời của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - một mô hình được kỳ vọng sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh cao trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước Khi chuyên thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được xác định là một tổ hợp kinh tế bao gồm các doanh nghiệp thành... của công tác đánh giá - Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thù của doanh nghiệp., Sinh Viên: Lê Bích Hạnh 11 Lớp: VT205B1 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Ví dụ: VNPT Thời gian qua, hình ảnh mà VNPT đã xây dựng đựoc đối với xã hội là: VNPT doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính, Viễn Thông lớn nhất tại thị trường Việt Nam với mạng lưới rộng khắp và cung cấp dịch vụ dến... phần kinh tế trong và ngoài nước; kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT giữ vai trò nòng cốt VNPT hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Các công ty con của VNPT bao gồm: các Tổng công ty Viễn thông I, II, III ở 3 miền Bắc, Trung, Nam Các công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC, Công ty Phần mềm và Truyền thông. .. động kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh từng mặt, từng khâu như: lao động, vốn và chi phí Các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình sử dụng từng yếu tố trung gian vào quá trình kinh doanh - Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống và toàn diện Tức là các chỉ tiêu hiệu quả phải phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh. .. đích thực của mỗi người tiêu dùng Từ ví dụ tên cho ta thấy một doanh nghiệp muốn thành công khi đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp đó trước hết cần thể hiện được khả năng đưa được sản phẩm tới người tiêu dùng, khiến cho người tiêu dùng tin tưởng với hình ảnh của sản phẩm Sản phẩm kinh doanh ngày càng được mở rộng, trong khi thời gian kinh doanh hiệu quả ngày càng nhanh Và rõ ràng sản phẩm của VNPT đã... chính trị mang tính quan trọng, cấp bách của Đảng, Nhà nước về an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai Trong bước phát triển mới VNPT xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu cho VNPT với tầm nhìn chiến lược khẳng định vị trí là tập đoàn giữ vị trí số 1 Việt Nam về phát triển Bưu chính Viễn thông và CNTT; có khả năng vươn ra thị trường thế giới, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông. .. cả quản lý lẫn trong dây chuyền sản xuất; tạo điều kiện cho cá nhân, đơn vị phát huy khả năng, tính năng chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trong Tập đoàn từ đó, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, năng lực nạng lưới cũng như công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt hơn Từ đây, thương hiệu VNPT đã được định hình từ thời Tổng công ty Bưu chính Viễn thông. .. Truyền số liệu VDC, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC Các công ty do Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ gồm: Công ty Cổ phần Thông tin Di động, Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông, cùng các công ty cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên khác được hình thành từ cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Ngoài ra, các công ty liên kết do Tập đoàn nắm dưới 50% vốn điều lệ sẽ bao gồm các công ty hoạt động . HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********************* BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN Môn QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG Họ tên: LÊ BÍCH HẠNH Mã sinh viên:. nhiêu doanh thu (sản lượng sản phẩm dịch vụ) viễn thông Sức sản xuất các yếu tố cơ bản = Doanh thu Các yếu tố cơ bản Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 10 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG b). đổi mới này, quy mô quản lý hợp lý hơn đã nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Sinh Viên: Lê Bích Hạnh Lớp: VT205B1 12 BTĐK Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG viễn thông. Cơ bản nhất