CORDARONE (Kỳ 3) ppsx

5 90 0
CORDARONE (Kỳ 3) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CORDARONE (Kỳ 3) LÚC CÓ THAI Do tác dụng của thuốc lên tuyến giáp thai nhi, chống chỉ định sử dụng amiodarone khi mang thai, trừ những trường hợp hết sức đặc biệt. LÚC NUÔI CON BÚ Amiodarone được bài tiết qua sữa với số lượng đáng kể, vì thế không được sử dụng amiodarone cho những bà mẹ đang cho con bú. TƯƠNG TÁC THUỐC Chống chỉ định phối hợp : - Các thuốc có khả năng gây xoắn đỉnh : một số các thuốc chống loạn nhịp khác (bépridil, quinidine, sotalol), thuốc không có tác dụng chống loạn nhịp (vincamine, sultopride, érythromycine tiêm tĩnh mạch ) vì làm tăng nguy cơ xoắn đỉnh. Không nên phối hợp : - Các thuốc ức chế bêta, vài thuốc ức chế calci nhất định (vérapamil, diltiazem) vì có thể gây rối loạn tính tự động (nhịp chậm trầm trọng) và rối loạn dẫn truyền. - Các thuốc nhuận trường kích thích vì gây hạ kali, qua đó làm tăng nguy cơ gây xoắn đỉnh. Thận trọng khi phối hợp : - Các thuốc gây giảm kali máu : các thuốc lợi tiểu đơn thuần hay phối hợp gây hạ kali máu, corticoide dùng đường toàn thân, amphotéricine B tiêm tĩnh mạch. - Các thuốc kháng đông uống do tăng nguy cơ chảy máu. - Digitalis : do thuốc có thể gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất và rối loạn tính tự động ; với digoxine, thuốc có thể làm tăng nồng độ digoxine trong máu. Cần theo dõi lâm sàng, điện tâm đồ, và các chỉ số sinh học khi sử dụng phối hợp ; có thể cần phải điều chỉnh liều digitalis. - Phénytoine : có thể làm tăng nồng độ phénytoine với các dấu hiệu của quá liều, đặc biệt là các dấu hiệu về thần kinh. Cần theo dõi lâm sàng và giảm liều phénytoine ngay khi có các dấu hiệu quá liều. - Gây mê toàn thân, oxy liệu pháp : có thể gây nhịp chậm trầm trọng không đáp ứng với atropine, hạ huyết áp, rối loạn dẫn truyền, giảm cung lượng tim. Đã có một vài trường hợp suy hô hấp nặng, đôi khi gây tử vong ngay sau phẫu thuật. Vì thế trước khi phẫu thuật, phải báo cho bác sĩ gây mê biết bệnh nhân đang dùng amiodarone. - Ciclosporine : có thể làm tăng nồng độ ciclosporine trong máu, cần điều chỉnh liều. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Tiêm tĩnh mạch : Tại chỗ : có thể gây viêm tĩnh mạch sau khi truyền tĩnh mạch, tác dụng này có thể tránh được bằng cách sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung ương. Toàn thân : - Nóng bừng mặt, đổ mồ hôi, buồn nôn (tiêm tĩnh mạch). - Hạ huyết áp, thường ở mức vừa phải và thoáng qua. Một vài trường hợp hạ huyết áp quá mức hay trụy tim mạch đã được ghi nhận sau khi tiêm quá liều hoặc tiêm quá nhanh. - Nhịp tim chậm vừa phải. Trong vài trường hợp, đặc biệt ở người lớn tuổi, nhịp tim chậm đáng kể, hiếm khi gây ngưng xoang, cần phải ngưng điều trị. - Gây loạn nhịp hoặc làm nặng thêm loạn nhịp đã có trước đó ở một vài trường hợp bị ngưng tim. Với những hiểu biết hiện nay, chưa thể phân biệt được điều này là do thuốc hay điều này có liên quan đến bệnh lý tim cơ bản hoặc do thiếu sự điều trị. Những tác dụng phụ này ít được ghi nhận hơn so với hầu hết các thuốc chống loạn nhịp khác và nói chung chỉ thường xảy ra trong trường hợp tương tác với một số thuốc nhất định hoặc khi có rối loạn điện giải (xem Tương tác thuốc). - Tăng đơn thuần transaminase, thường ở mức vừa phải (gấp 1,5-3 lần bình thường) lúc mới khởi đầu điều trị. Triệu chứng này thường thoái triển một cách tự phát hoặc khi giảm liều. - Vài trường hợp có các rối loạn cấp tính về gan với tăng men transaminase và/hoặc vàng da, đôi khi gây tử vong. Phải ngưng điều trị và theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm về chức năng gan. - Các tác dụng rất hiếm gặp khác được ghi nhận sau khi tiêm tĩnh mạch bao gồm : sốc phản vệ, tăng áp nội sọ lành tính, co thắt phế quản và/hoặc ngưng thở khi có suy hô hấp nặng, đặc biệt ở những bệnh nhân hen phế quản. . CORDARONE (Kỳ 3) LÚC CÓ THAI Do tác dụng của thuốc lên tuyến giáp thai nhi, chống chỉ định sử dụng

Ngày đăng: 04/07/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan