Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 3) ppsx

7 512 4
Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 3) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 3) E-XÉT NGHIỆM - Chẩn đoán dựa trên việc tìm thấy ấu trùng (rhabditiform và đôi khi filariform) trong phân hoặc dịch tá tràng. Cần xét nghiệm nhiều mẫu bệnh phẩm vì độ nhạy của xét nghiệm phân tương đối thấp. - Có thể xét nghiệm phân tươi: + Trực tiếp + Sau khi đã cô đặc (bằng formalin-ethyl acetate) + Sau phục hồi ấu trùng bằng kỹ thuật phễu Baermann (Baermann funnel technique) + Sau khi cấy bằng kỹ thuật giấy lọc Harada-Mori + Sau khi cấy trên đĩa thạch agar - Dịch tá tràng được xét nghiệm bằng kỹ thuật dùng dây Enterotest hoặc hút dịch tá tràng. - Ấu trùng có thể phát hiện thấy trong đàm của những bệnh nhân nhiễm giun lươn lan tỏa. 1-Hình ảnh Strongyloides quan sát qua kính hiển vi Ấu trùng rhabditiform: chú ý thực quản phình to (mũi tên xanh) Ấu trùng rhabditiform Ấu trùng filariform 2- Phát hiện kháng thể - Chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch khi nghi ngờ nhiễm giun lươn, nhưng không chứng minh được bằng các xét nghiệm hút dịch tá tràng, xét nghiệm dây đưa vào tá tràng (string tests), hoặc xét nghiệm phân liên tiếp nhiều lần. - Xét nghiệm miễn dịch: nên dùng những kháng nguyên dẫn xuất từ ấu trùng filariform của Strongyloides stercoralis để đạt độ nhạy và độ chuyên biệt cao nhất. - Mặc dù kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp (indirect fluorescent antibody =IFA) và các xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination =IHA) đã được sử dụng, hiện nay khuyên dùng thử nghiệm miễn dịch enzyme (enzyme immunoassay=EIA) do độ nhạy cao hơn (90%). - Mặc dù có tình trạng suy giảm miễn dịch, thường vẫn tìm thấy các kháng thể IgG ở những bệnh nhân nhiễm giun lươn lan tỏa có miễn dịch suy yếu. - Có thể gặp phản ứng chéo ở những bệnh nhân nhiễm giun chỉ và một số giun tròn khác. - Các xét nghiệm kháng thể không được dùng để phân biệt giữa tình trạng nhiễm cũ và nhiễm mới. - Kết quả dương tính sẽ biện minh cho các cố gắng trong việc chẩn đoán ký sinh trùng và điều trị giun. - Chuẩn độ trong huyết thanh có thể hữu ích cho việc theo dõi hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch: lượng kháng thể giảm rõ rệt trong vòng 6 tháng sau khi đã điều trị thành công bằng hóa dược. F-Điều Trị - Thuốc được lựa chọn để điều trị cho các trường hợp nhiễm strongyloides không biến chứng là ivermectin, với albendazole là thuốc thay thế. - Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa (disseminated strongyloidiasis) đều cần phải được điều trị. - Liều lượng thuốc điều trị giun lươn đối với người lớn: +Ivermectin: 200mcg/kg/ngày, uống trong 2 ngày liên tiếp Thuốc thay thế: + Albendazole: 400mg uống ngày 2 lần, trong 7 ngày liên tiếp G-Phòng Bệnh - Việc điều trị giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm, và lây lan trong cộng đồng: - Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác - Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi - Áp dụng các biện pháp phòng hộ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Những người thường hay tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng Khi có những biểu hiện nghi ngờ nhiễm giun lươn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm. - Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH- BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tài liệu tham khảo: 1-www.dpd.cdc.gov 2-Những điều cần biết về giun lươn- ThS.BS. Lê Thị Tuyết Phượng . Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 3) E-XÉT NGHIỆM - Chẩn đoán dựa trên việc tìm thấy ấu trùng (rhabditiform và đôi khi. dịch, thường vẫn tìm thấy các kháng thể IgG ở những bệnh nhân nhiễm giun lươn lan tỏa có miễn dịch suy yếu. - Có thể gặp phản ứng chéo ở những bệnh nhân nhiễm giun chỉ và một số giun tròn khác tiếp G-Phòng Bệnh - Việc điều trị giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm,

Ngày đăng: 01/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan