Nhận thức của trẻ con pdf

5 213 0
Nhận thức của trẻ con pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhận thức của trẻ con Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ con không hiểu hết suy nghĩ của người lớn, vì vậy, họ thường tranh cãi sau lưng con cái, điều này có tốt cho bé? Người lớn quen nghĩ rằng mình "lớn" và những vấn đề của họ chắc chắn ngoài tầm nhận thức của con trẻ. Thế nhưng, hãy nhớ lại lúc bạn là trẻ con, bạn còn lưu lại gì trong ký ức về chuyện của "người lớn" thời ấy? Dưới đây là câu chuyện của hai người mẹ. Tự do phát biểu, khẳng định cá tính "Ngày tôi còn nhỏ, bố mẹ cãi nhau như cơm bữa và việc này thường diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín. Họ cho rằng làm như vậy để tránh cho tôi không phải chứng kiến cảnh lời qua tiếng lại, nhưng họ đã lầm. Qua khe cửa, tôi vẫn có thể nghe tiếng la hét giận dữ của hai người. Điều đó khiến tôi rất buồn và có cảm giác bất an. Đến khi được thông báo rằng bố mẹ sẽ ly hôn, tôi chẳng thấy bất ngờ chút nào". Đừng nghĩ rằng hai bạn cãi nhau trước mặt con trẻ thì sẽ không có ảnh hưởng gì tới các con (Ảnh minh họa) "Tôi lớn lên, lập gia đình với một người có tính tình không khác gì tôi. Tôi và anh ấy thường công kích nhau, thậm chí trước mặt con cái". "Chúng tôi cũng không hề băn khoăn liệu những vấn đề xã hội, phòng the có in vào trí óc non nớt của các con hay không". "Ngược lại, chúng tôi quan niệm rằng các con sẽ bị lệch lạc suy nghĩ nếu người lớn luôn cố gắng tỏ ra là những ông bố, bà mẹ hoàn hảo. Không phải lúc nào họ cũng tìm được tiếng nói chung bên nhau. Đời đâu phẳng lặng như vậy!". "Thử hỏi, làm sao chúng có thể tự tin trong khi không dám phát biểu hay phản đối để bảo vệ ý kiến của mình? Tôi tin rằng khi trẻ con mục kích những cuộc tranh luận của bố mẹ, tính tự lập và tự tin của chúng sẽ được hình thành và củng cố". "Chúng sẽ học được một điều là mỗi người có sự nhạy cảm riêng với thực tế cuộc sống, có quan điểm và quyền tự do bộc lộ quan điểm đó", chị Ngọc Trân, mẹ của bé Anh Đào 10 tuổi và Anh Tú 5 tuổi, chia sẻ. Tế nhị trình bày và tôn trọng nhau Còn chị Bảo Trâm, mẹ của bé Duy Anh, 9 tuổi và bé Đinh Lan, 6 tuổi, kể lại: "Tôi đã trải qua thời thơ ấu với các cuộc cãi vã của bố mẹ. Hình ảnh đó vẫn theo tôi đến hôm nay, khi tôi đã thành người vợ, người mẹ". "Ngày đó, tôi thường bắt gặp mẹ khóc sau khi cãi nhau với bố và dĩ nhiên là tôi cũng buồn theo". "Tôi tự nhủ rằng sau này không bao giờ bắt con cái phải chịu đựng bầu không khí gia đình võ đài như vậy. Rồi tôi may mắn kết hôn với một người rất tốt. Anh ấy sinh trưởng trong một gia đình không bao giờ có sự đôi co giữa bố mẹ trước mặt con cái. Đến lượt mình, anh ấy cũng muốn giữ nếp nhà bình ổn cho các con". "Hôn nhân không hẳn là màu hồng, cũng chẳng phải màu xám, nó tốt đẹp đến đâu tùy thuộc vào sự nỗ lực từ hai phía. Tôi và chồng đều rất xem trọng mối quan hệ của mình, cả hai đã thống nhất đặt con lên hàng đầu". "Mỗi khi bất đồng ý kiến, trực giác khiến chúng tôi nghĩ ngay đến bọn trẻ. Cả hai thấy rằng tiếp tục đối thoại để phân thắng thua thật chẳng có ý nghĩa gì. Vậy là chúng tôi đổi đề tài, không khí hòa thuận lại tràn khắp trong nhà". "Theo cách đó, các con của tôi lớn lên vẫn học được cách chung sống hòa bình giữa những điều khác biệt. Đồng thời, chúng cũng không đánh mất cá tính riêng". Còn bạn, bạn đúc kết được gì từ tuổi thơ của mình để nuôi dạy con cái thật tốt. . Nhận thức của trẻ con Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ con không hiểu hết suy nghĩ của người lớn, vì vậy, họ thường tranh cãi sau lưng con cái, điều này có tốt. "lớn" và những vấn đề của họ chắc chắn ngoài tầm nhận thức của con trẻ. Thế nhưng, hãy nhớ lại lúc bạn là trẻ con, bạn còn lưu lại gì trong ký ức về chuyện của "người lớn" thời. dám phát biểu hay phản đối để bảo vệ ý kiến của mình? Tôi tin rằng khi trẻ con mục kích những cuộc tranh luận của bố mẹ, tính tự lập và tự tin của chúng sẽ được hình thành và củng cố".

Ngày đăng: 04/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan