1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 14 t1 lop 10

8 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

Ngày soạn : 25/03/2010 Ngày dạy : 31/03/2010 Tiết PPCT : 31 Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( tiết 1 ) I. Mục tiêu bài học Học xong bài này HS cần đạt được: 1. Về kiến thức - Hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - Thấy được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là HS đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Về thái độ Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. 3. Về kỷ năng Có ý thức tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ Tổ quốc. II. Phương pháp dạy học và phương tiện dạy học • Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề… • Phương tiện dạy học: SGK, SGV GDCD lớp 10, tranh ảnh, các mẫu chuyện… III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1 phút ) - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ(3 phút) Câu hỏi: Hợp tác là gì? Hãy nêu những nguyên tắc và loại hình hợp tác? 3. Tiến trình dạy bài mới 3.1. Vào bài (1 phút ) 1 Yêu nước là một truyền thống cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Chúng ta phải làm gì để tiếp nối truyền thống đó? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.2. Dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 (15 phút): Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại để làm rõ nội dung lòng yêu nước là gì? GV: Đọc đoạn thơ của Tố Hữu: “Ta sẵn sàng xé trái tim ta Cho Tổ quốc ta, cho tất cả Lá cờ này là máu, là hoa Của ta của những con người vô giá” GV: Qua đoạn thơ trên em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc mình? HS trả lời GV bổ sung, kết luận: Tác giả yêu Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Tình cảm ấy của tác giả chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Vậy, lòng yêu nước là gì? HS trả lời GV kết luận GV: Yêu cầu HS đọc bài thơ “ Quê hương” đã được Đỗ Trung Quân phổ nhạc. GV: Những hình ảnh nào trong bài gợi cho em cảm giác gần gũi, thân thương? HS trả lời 1. Lòng yêu nước a. Lòng yêu nước là gì? * Khái niệm Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. 2 GV kết luận: Chùm khế ngọt, con đò nhỏ, cánh diều, con đường đi học, rừng dừa, dòng sông, biển cả… GV: Những hình ảnh đó nói lên điều gì? HS trả lời GV bổ sung và kết luận: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất đối với con người như yêu gia đình, người thân, yêu những thành quả lao động, yêu nơi chính mình đã sinh ra và lớn lên…Những tình cảm ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại ( dẫn chứng thêm về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ) “ Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” GV kết luận Không có một nhà yêu nước, một vị anh hùng nào mà lại xuất thân từ một người không biết yêu thương, quý trọng gia đình, làng xóm … GV chuyển ý Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào về truyền thống hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình. Vậy truyền thống đó được biểu hiện như thế nào? Chúng ta sang phần b * Nguồn gốc: - Yêu gia đình - Yêu thành quả lao động - Yêu nơi sinh ra và lớn lên → Gắn bó với làng xóm quê hương và nâng lên thành lòng yêu nước. b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam * Ý nghĩa của truyền thống yêu nước - Sức mạnh nội sinh 3 GV dẫn dắt Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời nó cũng là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua khó khăn, thử thách (GV lấy dẫn chứng chứng minh cho 2 ý trên) GV chuyển ý: Vậy lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm nào? GV: Một người không có tình cảm gắn bó với quê hương có thể coi là một người yêu nước không? HS trả lời GV bổ sung, kết luận và đưa ra biểu hiện đầu tiên của lòng yêu nước GV: Một người có lòng yêu nước thì trước hết phải gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước mình. Phải luôn hướng về cội nguồn, về cha mẹ, ông bà, tổ tiên, xem đó như là cuộc sống của mình. Khi phải xa quê hương đất nước thì luôn nhớ về, hướng về quê hương… Ví dụ ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” - Cao quý và thiêng liêng - Cội nguồn của các giá trị * Biểu hiện của truyền thống yêu nước - Tình cảm gắn bó với quê hương 4 Ví dụ Việt kiều Luôn nhớ về quê hương, biểu hiện là mỗi năm tết đến, xuân về bao giờ họ cũng tìm cách về quê hương ăn tết ( nếu không có điều kiện về thì họ vẫn tổ chức ăn tết của Việt Nam nơi xứ người ) Trong bài hát Quê hương có câu: “ Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người” GV: Một người yêu nước phải là người biết yêu thương, cảm thông sâu sắc với đồng bào, giống nòi, dân tộc GV: Em hãy chứng minh tình thương yêu đồng bào, giống nòi của dân tộc Việt Nam HS trả lời Gv bổ sung, kết luận + Ca dao “ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” + Hồ Chí Minh “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…” + Tết vì người nghèo + Ủng hộ bão lụt… GV: Yêu nước cũng gắn với niềm tự hào dân tộc chính đáng. GV: Theo em, một dân tộc xâm chiếm, cướp bóc dân tộc khác có phải là niềm tự - Yêu thương đồng bào - Lòng tự hào dân tộc chính đáng 5 hào dân tộc chính đáng không? HS trả lời GV kết luận Niềm tự hào của những tên đế quốc, phát xít… khi giết được nhiều người, chiếm được nhiều của… không phải là niềm tự hào dân tộc chính đáng GV: Dân tộc Việt Nam luôn tự hào vì những truyền thống gì? HS trả lời GV bổ sung, kết luận + Truyền thống văn hóa + Con người anh hùng + Non sông tươi đẹp + Sản vật của quê hương Dẫn chứng: + Văn hóa: Truyền thống lâu đời: Có các di sản văn hóa thế giới + Con người: Có Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…là ba danh nhân văn hóa thế giới + Sản vật: Bánh chưng, bánh giầy, áo dài, trống đồng… + Thơ Chế Lan Viên “ Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng ” 6 GV: Dẫn dắt: Dù trong hoàn cảnh nào người Việt Nam vẫn luôn kiên cường, hiên ngang, bất khuất để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của dân tộc chứ không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước. Em hãy kể tên một số vị anh hùng dân tộc mà em biết? HS trả lời GV nhận xét và bổ sung và kết luận + Phụ nữ: Hai Bà trưng, Bà Triệu, Nguyễn Thị Minh Khai + Trẻ em: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám + Người già: Các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng + Tri thức: Phan Bội Châu… Người Việt Nam yêu nước ở tầng lớp nào, lứa tuổi nào cũng có. Chính nhờ tinh thần đoàn kết, cộng với ý chí kiên cường mà dân tộc ta đã chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo. GV: Sự đoàn kết của nhân dân ta được thể hiện như thế nào? HS trả lời GV: nhận xét, bổ sung, kết luận GV dẫn dắt: Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Yêu nước không chỉ là ra chiến trường đánh giặc mà còn phải cần cù và sáng tạo - Đoàn kết, kiên cường, bất khuất - Cần cù, sáng tạo 7 trong lao động để xây dựng đất nước. GV: Em hãy lấy ví dụ chứng minh tính cần cù và sáng tạo của người Việt Nam? HS trả lời GV nhận xét, bổ sung + Thời chiến tranh: Bác sĩ Tôn Thất Tùng, bếp Hoàng Cầm… + Thời hiện đại: Hồ Giáo, Lương Đình Của + Nông dân sang tạo máy gặt, máy bóc ngô… GV kết luận GV: Các em cần phải làm gì để tiếp nối truyền thống của dân tộc? GV: Đưa ra một số bài báo, mẫu chuyện về lòng yêu nước của người Việt Nam. 4. Củng cố bài học (3 phút ) Hệ thống lại kiến thức, chỉ ra cho HS thấy yêu nước là một truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của người Việt Nam. 5. Dặn dò (1 phút ) Yêu cầu HS học bài, chuẩn bị tranh ảnh cho tiết 2 cảu bài 6. Nhận xét và rút kinh nghiện sau tiết dạy ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… BCĐTTSP duyệt GVHD duyệt SVTT ký tên 8 . Ngày soạn : 25/03/2 010 Ngày dạy : 31/03/2 010 Tiết PPCT : 31 Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( tiết 1 ) I. Mục tiêu bài học Học xong bài này HS cần đạt được: 1 tiếp nối truyền thống đó? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.2. Dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1. phút) Câu hỏi: Hợp tác là gì? Hãy nêu những nguyên tắc và loại hình hợp tác? 3. Tiến trình dạy bài mới 3.1. Vào bài (1 phút ) 1 Yêu nước là một truyền thống cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w