De thi HSG tinh Daknong

6 205 0
De thi HSG tinh Daknong

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH ĐĂKNÔNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN THI: LỊCH SỬ (Thời gian 180 phút, không kể thời gian giao đề) A. LỊCH SỬ VIỆT NAM. (14 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Hãy phân tích khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp? Câu 2: (3,0 điểm) Từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Hãy làm rõ các khuynh hướng cách mạng diễn ra trong thời kì này? Câu 3: (3,0 điểm) Nêu những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hãy cho biết trong thời gian từ 1936 đến 1941 Đảng đã đề ra những chủ trương gì nhằm dần dần khắc phục những hạn chế đó. Câu 4: (2,0 điểm) Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước như thế nào? Câu 5: (3,0 điểm) Lập bảng thống kê về các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ 1930 đến 1945 theo các nội dung sau đây: TT Tên tổ chức Mặt trận Thời gian hoạt động Chủ trương lớn Kết quả hoạt động B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI. (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Hãy phân tích sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đến nhân loại hiện nay? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục diễn ra. Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. Xu thế đó có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay? HẾT (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) UBND TỈNH ĐĂKNÔNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN THI: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM THI Bản hướng dẫn chấm có 05 trang Đáp án Điểm A. LỊCH SỬ VIỆT NAM. Câu 1 (3,0đ) - Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc. Bên cạnh những giai cấp cũ là các giai cấp mới xuất hiện, mỗi giai cấp có thái độ cách mạng khác nhau . 0,5 - Giai cấp địa chủ phong kiến : được thực dân Pháp dung dưỡng, có quyền lợi lớn, nên trở thành tay sai và là chổ dựa của chính quyền thực dân. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai. 0,5 - Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. 0,5 - Giai cấp tư sản: ra đời sau thế chiến I, bị tư sản Pháp chèn ép, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận: + Tư sản mại bản: quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng. +Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. 0,5 - Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. 0,5 - Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thống yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến. 0,5 Câu 2 (3,0đ) Từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Hãy làm rõ các khuynh hướng cách mạng diễn ra trong thời kì này? - Trong thời kì này, phong trào diễn ra dưới hai khuynh hướng cơ bản: khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản 0,5 - Khuynh hướng cáh mạng vô sản: + Từ đầu những năm 20 chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vàoViệt Nam … Với cuộc đấu tranh của công nhân thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) do Công hội đỏ lãnh đạo … phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác. + Tháng 6 -1925 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập, hoạt động của Hội đã tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam, nhất là sau phong trào vô sản hóa… + Đến năm 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang chuyển mạnh mẽ theo con đường cách mạng vô sản… Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra liên tục trong cả nước… 0,5 0,5 0,5 - Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản: + Phong trào đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản cũng diễn ra liên tục với nhiều hình thức khác nhau dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Tân Việt Cách mạng 0,5 đảng (14/7/1928) và Việt Nam Quốc dân đảng (25/12/1927). + Đến năm 1930 khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo thất bại, cùng với sự ra đời của ĐCS Việt Nam khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản chấm dứt. 0,5 Câu 3 (3,0đ) Nêu những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hãy cho biết trong thời gian từ 1936 đến 1941 Đảng đã đề ra những chủ trương gì nhằm dần dần khắc phục những hạn chế đó. * Hạn chế của Luận cương chính trị: - Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương (đế quốc, PK tay sai với nhân dân bị áp bức) nên không nêu cao được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp, cách mạng ruộng đất. 0,5 - Đánh giá không đúng về khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc. 0,5 - Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai. 0,5 * Quá trình khắc phục của Đảng trong thời gian từ 1936 – 1941. - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 11 – 1939, đã đề ra các chủ trương: + Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. + Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng. + Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ cộng hòa”. + Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp. + Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương để đoàn kết các giai cấp, tầng lớp chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc phát xít để giành lại độc lập cho các dân tộc ở Đông Dương. → Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đoàn kết các giai cấp, lực lượng. - Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương ĐCS Đông Dương (5 – 1941). + Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941. + Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng. + Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh để đoàn kết lực lượng. + Xác định hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng. → Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược đề ra từ Hội nghị Trung ương (11/1939), giương cao hơn nữa và đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương, chủ trương tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. 0,5 0,5 * Kết luận: Luận cương có những hạn chế trên, vì vậy đã có những chủ trương chưa phù hợp với thực tiễn vận động cách mạng. Qua nội dung của hai Hội nghị Trung ương chứng tỏ những hạn chế đó đã được Đảng ta khắc phục. 0,5 Câu 4 (2,0đ) Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước như thế nào? * Bối cảnh quốc tế: - Thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Iatalia, Nhật Bản, chúng ra sức chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh thế giới. - Đại hội VII Quốc tế cộng sản (7/1935) được triệu tập, xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. - Tháng 06/1936Mặt trận nhân Pháp lên cầm quyền ban bố nhiều chính sách tiến bộ ở các thuộc địa trong đó có Đông Dương. 0,25 0,25 0,25 * Trong nước - Pháp nới rộng một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân. - Các Đảng phái chính trị ra hoạt động, trong đó ĐCS Đông Dương là đảng mạnh nhất có tổ chức chặt chẽ, có tư tưởng rõ ràng. - Kinh tế được phục hồi và phát triển, tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và phụ thuộc Pháp. - Đời sống mọi tầng lớp nhân tiếp tục sa sút… Họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 5 (3,0đ) Lập bảng thống kê về các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ 1930 đến 1945. T T Tên tổ chức Mặt trận Thời gian hoạt động Chủ trương lớn Kết quả hoạt động 1 Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936-1939 Chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động Pháp, giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình. Dấy lên một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn, uy tín của Đảng nâng cao, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng… 1,0 2 Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. 1939-1941 Chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu, trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít, giành lại độc lập cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để đấu tranh chống kẻ thù chủ yếu và trước mắt. 1,0 3 Mặt trận Việt Minh. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt). 1941-1945 Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo. Góp phần rất quan trọng cho Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến thắng lợi. 1,0 B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI. Câu 1 (3,0đ) Hãy phân tích sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đến nhân loại hiện nay? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục diễn ra. * Tác động - Cuộc cách mạng KH - CN đã và đang diễn ra hiện nay đã để lại những thành tựu kì diệu trên nhiều lĩnh vực và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội. 0.25 - Làm thay đổi về quá trình sản xuất và lực lượng sản xuất, sự ra đời của nhiều ngành công nghiệp mới có liên quan đến khoa học công nghệ hiện đại cơ cấu ngành cũng thay đổi. 0.50 - Thay đổi cơ cấu dân cư, số lao động ở các ngành dịch vụ tăng, công nghiệp và nông nghiệp giảm dần, đời sống tinh thần, vật chất được cải thiện. 0.25 - Đưa loài người sang một nền văn minh mới: “Văn minh trí tuệ” “Văn minh truyền tin”… 0.25 - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. 0.25 - Tuy nhiên, cuộc cách mạng KH –KT cũng để lại những mặt trái của nó như: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, bệnh tật 0.50 * Cơ hội và thách thức - Cơ hội: tiếp cận kịp thời những thành tựu KH – CN, thúc đẩy kinh tế VN phát triển nhanh chóng. 0.50 - Thách thức: Trong cuộc cách mạng KH- CN đã và đang diễn mạnh mẽ, nếu VN chúng ta không có những chính sách để tiếp cận … sẽ đẩy VN lún sâu hơn vào lạc hậu … 0.50 Câu 2 (3,0đ) Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. Xu thế đó có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay? * Xu thế của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. - Trật tự hai cực sụp đổ, một trật tự thế giới đang trong quá trình hình thành. - Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. - Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. - Sau “Chiến tranh lạnh” hoà bình được củng cố, nhưng nhiều khu vực trên thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á ). - Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế. 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 * Ảnh hưởng của xu thế đó. - Xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay là xu thế đối thoại hợp tác, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị. - Chính xu thế đối thoại hợp tác đã mở ra một thời kỳ mới trong QHQT, trong đó 0,25 tất cả các quốc gia, dân tộc đều đứng trước những thử thách, những thời cơ để đưa vận mệnh của đất nước mình tiến lên kịp với sự phát triển của thời đại. - Dẫn chứng minh họa: sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN năm 1995 và đặc biệt nhất là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006 vừa qua là một dẫn chứng minh họa rõ nét nhất cho xu hướng cùng đối thoại, hợp tác, tồn tại hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ giữa VN và các quốc gia trên thế giới. (học sinh có thể chọn các ví dụ khác nếu phù hợp yêu cầu câu hỏi) 0,25 0,25 HẾT . (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) UBND TỈNH ĐĂKNÔNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN THI: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM THI Bản hướng. UBND TỈNH ĐĂKNÔNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN THI: LỊCH SỬ (Thời gian 180 phút, không kể thời gian. tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thi t canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan