1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nhà lãnh đạo trong vai trò huấn luyện viên p2 docx

21 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 150,13 KB

Nội dung

Nhà lãnh đạo trong vai trò huấn luyện viên p2 Điểm cốt yếu của sự huấn luyện tài ba phụ thuộc vào 8 lời khuyên căn bản sau: 1. Tất cả phụ thuộc vào các mối quan hệ Bạn không thể huấn luyện nếu bạn không dành thời gian xây dựng một mối quan hệ bền chặt với đội của mình. Vậy thì mỗi ngày hãy dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về các thành viên trong đội, sở thích và những điều họ ghét trong công việc, điều gì khiến họ thấy nản lòng hay thích thú, những thú vui ngoài công việc, đồng thời để cho họ hiểu rõ về bạn. Bạn sẽ được trả công xứng đáng cho khoảng thời gian dành cho những việc này. 2. Luôn luôn tuân thủ quy tắc 7:1 Phải đưa ra được bảy ý kiến phản hồi rõ ràng đối với mỗi một thông tin phản hồi có tính xây dựng mình nhận được, nếu không bạn sẽ bị xem là phê bình thái quá. Hãy chọn đúng thời điểm mà người ta làm tốt công việc gì đó và cổ vũ họ bằng những lời khen, ngay cả khi họ chỉ đang thực hiện chính những việc mà họ được trả lương để làm. 3. Thể hiện rõ sự mong đợi của mình Khi bạn giao cho ai đó một dự án, hãy thảo luận về thời hạn hoàn thành, kết quả và mức độ thành công của nó như thế nào. Đừng bao giờ hy vọng mọi người có thể đọc được ý nghĩ của mình. 4. Nói thẳng ý kiến của mình khi nhận thấy cung cách cư xử nào có thể được cải thiện Lưu ý rằng các huấn luyện viên thể thao gạo cội của liên đoàn không bao giờ đợi đến khi kết thúc mùa giải hay thậm chí là kết thúc trận đấu để huấn luyện các cầu thủ. Họ huấn luyện ngay sau từng lối chơi và lượt chơi. Nếu bạn đưa ra các hướng dẫn thường xuyên và hợp lý, thì việc xem xét lại những màn trình diễn tệ hại sẽ chỉ mang tính hình thức, bởi bạn đã thực sự làm công việc phát triển các nhân viên trong suốt cả năm. 5. Huấn luyện mọi người trên sân thi đấu Chỗ làm việc cũng giống như sân thi đấu với những luật lệ, đường biên và chiến lược. Công việc của bạn là phải đảm bảo các cầu thủ ở trong sân đấu chứ không vượt ra ngoài đường biên. Chúng ta hãy cùng đề cập đến một trong những nhân viên bán hàng của bạn - người dành nhiều thời gian để khắc phục các sự cố kĩ thuật cho khách hàng, nhưng lại không hoàn thành chỉ tiêu bán hàng. Bạn có thể nhắc nhở anh ta rằng mặc dù việc giải quyết các vấn đề như vậy là cần thiết, xong mục tiêu cuối cùng ở đây là bán được sản phẩm. Hãy gợi ý một vài kĩ năng để có thể nhận được câu trả lời “có” từ khách hàng - hoặc khuyến khích anh ta liên hệ với một người đồng nghiệp thành thạo hơn để tìm hiểu xem công việc được hoàn tất trơn tru như thế nào. Điểm cốt yếu ở đây là phải “tập trung giúp từng người đạt đến thành công” 6. Chú ý đến cả những kĩ năng mềm và kĩ năng cứng Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều tỏ ra ủng hộ hay khép nép khi một người đồng nghiệp rất giỏi về mặt chuyên môn lại tự mang phiền phức đến cho mình một cách không hay. Để trở thành một huấn luyện viên giỏi, bạn phải chỉ ra chỉ rõ ra được điều này. Những nhà quản lý nhiều khi do dự khi chỉ đạo một ai đó quá trơ lỳ, bị động, không có khả năng giải quyết vấn đề, hoặc những chuyện khác nữa, bởi vì họ luôn cảm thấy những chuyện đó không đủ rõ ràng, xác thực để bàn đến. Tuy nhiên. một môi trường làm việc thành công còn phụ thuộc rất nhiều thứ chứ không chỉ đơn giản là một nơi để thực hiện công việc. Vai trò huấn luyện viên của bạn là phải giúp cho mọi người phát triển tất cả các kĩ năng họ cần, chứ không chỉ là kĩ năng chuyên môn. 7. Là một lãnh đạo “đầy tớ” Cựu chuyên gia về quản lý và đạo đức kinh doanh Robert Greenleaf đã đặt ra thuật ngữ “sự lãnh đạo đầy tớ” để mô tả con đường mà lãnh đạo và các huấn luyện viên phải đối xử với những người theo sau mình nhằm biến họ trở thành những trợ thủ đắc lực nhất. Nếu đội của bạn không phụng sự bạn như cách mà bạn mong muốn thì hãy hỏi lại chính bản thân mình: “Tôi đã đối xử với họ tốt đến mức nào?” 8. Chuẩn bị cho từng một buổi họp chiến thuật Khi bắt đầu công việc huấn luyện, sự bay bổng sẽ không còn ý nghĩa gì. Thay vào đó, hãy nghĩ về những gì bạn sắp nói trước khi nói ra chúng. Nếu muốn phê bình - hãy cố gắng sử dụng thứ ngôn ngữ ở những nơi bạn thấy bế tắc hay những điều bạn có thể tạo nên sự khác biệt. 4. “Luyện” nhân viên Để nâng cao hiệu quả công việc, ngoài những kiến thức chuyên ngành, nhân viên còn phải rèn luyện những kỹ năng làm việc như làm việc nhóm, kỹ năng thu hút và gây ảnh hưởng với người khác, … Nhân viên đào tạo và huấn luyện là những người chuyên trách về việc chuẩn bị các khóa huấn luyện cho toàn bộ nhân viên của công ty. Công việc của một nhân viên đào tạo và huấn luyện là phối hợp với các cấp quản lý, giám sát hoặc thông qua các cuộc khảo sát để biết được nhu cầu để biết được những nhu cầu về đào tạo nhân viên nội bộ. Nếu công ty tự tổ chức các khóa huấn luyện thì trong quá trình học, họ cũng là người chuẩn bị tài liệu giảng dạy, môi trường học tập và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa huấn luyện đào tạo. Cùng với những nhân viên đào tạo, các chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên là người đặt ra các kế hoạch và chỉ đạo rất nhiều trong các hoạt động đào tạo. Họ giúp các nhà quản lý sắp xếp các đợt huấn luyện cho nhân viên mới hoặc nâng cao kỹ năng cho những nhân viên chuẩn bị tiếp nhận một vị trí cao hơn, chuyển việc hay sáp nhập vào môi trường làm việc mới. Hiện nay một số công ty hoạt động trong lĩnh vực nhân sự chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo và huấn luyện các kỹ năng cho nhân viên của các công ty theo yêu cầu. Công việc của các nhân viên đào tạo ở các công ty này có nhiều vất vả hơn. Đầu tiên họ phải đánh giá được yêu cầu của khách hàng và hướng dẫn họ những phương pháp đào tạo thích hợp. Tùy thuộc vào thời gian, địa điểm mà nhân viên đào tạo có thể nghĩ ra những phương pháp như đóng vai, giải quyết tình huống hay thực hiện những trò chơi với tiêu chí vừa học vừa chơi… Nhiều nhân viên còn khiêm luôn việc tạo ra những dụng cụ cho các trò chơi và những việc lặt vặt khác. Ngày nay các doanh nghiệp rất xem trọng đến việc huấn luyện các kỹ năng cho người lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó, công việc của những nhân viên đào tạo và huấn luyện ngày càng được quan tâm và xem trọng. Muốn tham gia vào công việc này, các bạn trẻ cần phải là người năng động, sáng tạo và đặc biệt phải là người có khả năng giao tiếp với đám đông. Nhà lãnh đạo trong vai trò huấn luyện viên Hoạt động đào tạo với nhiều hình thức khác nhau (huấn luyện, cố vấn) được xem như một loại hình tương tác quan trọng giữa nhà lãnh đạo, nhà quản lý và nhân viên, qua đó giúp củng cố kỹ năng, mở rộng kiến thức và khắc sâu những giá trị mong muốn ở nơi làm việc. Song không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận chuyên trách về đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực. Vô hình trung, điều này lại tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo tiếp cận với nhân viên mình ở một cương vị mới: huấn luyện viên trong công việc. Huấn luyện là một hành vi lãnh đạo Công tác huấn luyện (đào tạo) trong doanh nghiệp được hiểu là sự đầu tư thời gian và công sức của người huấn luyện nhằm nâng cao năng lực thực hiện hoặc phát triển khả năng của nhân viên dưới ba hình thức: hỗ trợ về chuyên môn, hỗ trợ cá nhân và thách thức cá nhân. Quá trình huấn luyện cần có sự tương tác hai chiều trên cơ sở mối quan hệ tình cảm giữa nhà huấn luyện và người được huấn luyện. Trong khi đó, lãnh đạo hiệu quả là sự định hướng cho việc phát huy ưu thế của các cá nhân cho toàn bộ tổ chức. Các nhà lãnh đạo thành công sẽ biết kết hợp hoạt động của những người khác thành chương trình hành động của mình nhằm hướng tới mục đích chung của doanh nghiệp. Họ có thể đóng vai trò một huấn luyện viên xuất sắc khi cổ vũ cho thành tích của nhân viên, phát triển và thúc đẩy nhân viên đảm đương các trọng trách ngày một lớn hơn. Nhiệm vụ của huấn luyện viên trong doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả công việc, ngoài những kiến thức chuyên ngành, nhân viên còn cần được trang bị các hiểu biết về giá trị nền tảng của doanh nghiệp, được củng cố về tinh thần và tác phong làm việc, được hoàn thiện các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm… Nhà lãnh đạo trong vai trò huấn luyện sẽ đáp ứng các nhu cầu trên thông qua các nhiệm vụ cụ thể: tổ chức đào tạo, giải quyết vấn đề, kết nối giá trị, tạo động lực làm việc. Nhiệm vụ cơ bản của bất kỳ huấn luyện viên nào trong doanh nghiệp cũng là phối hợp với các cấp quản lý, giám sát để tổ chức công tác huấn luyện. Chuyên gia phụ trách huấn luyện phải tiến hành khảo sát, hoạch định chương trình và đánh giá sau đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đối tượng được đào tạo là nhân viên mới hoặc những nhân viên chuẩn bị tiếp [...]... thưởng kịp thời Nhưng quan trọng hơn cả, nếu nhân viên không phụng sự doanh nghiệp như họ kỳ vọng thì cần tự hỏi chính mình: “Tôi đã đối xử với họ tốt đến mức nào?” Nguyên tắc huấn luyện của nhà lãnh đạo Hoạt động dưới hai vai trò, với những trách nhiệm và quyền hạn khác nhau, nhà lãnh đạo phải dung hòa được hai vai trò đó trong cách làm việc với nhân viên Điều này đòi hỏi họ phải đảm bảo được các nguyên... Để thành công, việc huấn luyện đòi hỏi sự cam kết hợp tác chủ động và bền vững từ cả hai phía: huấn luyện viên và đối tượng được huấn luyện Muốn đạt được điều này, là huấn luyện viên, nhà lãnh đạo cần giành được sự tin cậy của nhân viên mình đang hỗ trợ Bày tỏ sự hậu thuẫn hợp lý, chia sẻ trách nhiệm, hạn chế đổ lỗi khi thất bại là cách để chứng tỏ anh ta đang đồng hành với nhân viên vì mục tiêu chung... Giống như huấn luyện viên bóng rổ phải luôn đảm bảo các cầu thủ ở trong sân đấu chứ không vượt ra ngoài đường biên, lãnh đạo cũng phải tập trung giúp từng nhân viên đạt đến thành công trong phạm vi lĩnh vực của họ Một trong những nhân viên bán hàng của công ty dành nhiều thời gian để khắc phục các sự cố kĩ thuật cho khách hàng, nhưng lại không hoàn thành chỉ tiêu bán hàng Huấn luyện viên - lãnh đạo có... khó khăn." 3 Phong cách lãnh đạo phục vụ Cựu chuyên gia về quản lý và đạo đức kinh doanh Robert Greenleaf đã đặt ra thuật ngữ “sự lãnh đạo phục vụ” (servant leadership) để mô tả cách thức ứng xử hợp lý của nhà lãnh đạo và các huấn luyện viên đối với cấp dưới nếu muốn họ trở thành những trợ thủ đắc lực nhất Một mặt người lãnh đạo phải luôn thể hiện tính nguyên tắc và kỷ luật trong lời nói và hành động... qua hành động của nhà lãnh đạo Đặc biệt, lời khuyên phản ánh được sự nhiệt tình và tâm huyết của người tư vấn - lãnh đạo phải xuất phát từ lợi ích của người được tư vấn - nhân viên 2 Phong cách đồng nghiệp Từ góc độ công việc chuyên môn, nhà lãnh đạo có thể trở thành người cố vấn cho nhân viên của mình Điều này đòi hỏi ở nhà lãnh đạo sự cởi mở chân thành, biết cách khơi dậy ở nhân viên niềm tin tuyệt... tiềm năng và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp Các phong cách huấn luyện Với vị thế, chức năng và nhiệm vụ đặc thù của mình, nhà lãnh đạo trong vai trò người huấn luyện nhân viên có thể tạo ra nhiều phong cách làm việc khác nhau phù hợp với từng đối tượng hoặc mục đích riêng: phong cách chuyên gia, phong cách đồng nghiệp, phong cách lãnh đạo phục vụ 1 Phong cách chuyên gia Với lợi thế là người có vị... chuyên nghiệp hoặc tự tiến hành huấn luyện Tùy thuộc vào thời gian, địa điểm, hình thức đào tạo, chuyên viên đào tạo có thể sử dụng những phương pháp như đóng vai, giải quyết tình huống hay thực hiện những trò chơi với tiêu chí vừa học vừa chơi Trong một số trường hợp, lãnh đạo - huấn luyện viên cũng góp phần giải quyết những vấn đề mà nhân viên - người học gặp phải trong quá trình làm việc Họ phải... và kinh nghiệm của mình ở cương vị lãnh đạo, người huấn luyện có thể hỗ trợ nhân viên như một chuyên gia tư vấn Nhân viên muốn được dạy các giá trị ở nơi làm việc bởi những người cao cấp hơn Trong trường hợp này, người lãnh đạo sẽ là các giáo viên: ngoài việc hướng dẫn các kỹ năng cho công việc, họ còn giúp nhân viên có được những kiến thức và bài học về cuộc sống Nhà tư vấn có thể đưa các lời khuyên... nhân viên cũng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Các thủ thuật, kinh nghiệm cá nhân tích lũy trong quá trình làm việc, một lời hướng dẫn trực tiếp, cụ thể, một câu chuyện chứa đựng nhiều thông điệp có ý nghĩa, sự lắng nghe và hồi đáp tích cực trong quá trình truyền đạt Duy trì các ranh giới trong công việc Các ranh giới này sẽ giúp cho công tác huấn luyện đạt được các mục tiêu cần thiết Huấn luyện viên. .. tuyệt đối vào sự hỗ trợ của anh ta Khi đó, người lãnh đạo - huấn luyện viên vừa là bạn tốt, vừa là trợ lý trong công việc để có thể đưa ra những lời khuyên thẳng thắn, chân thành cũng như tiếp thu những thông điệp phản hồi của cấp dưới Là người cố vấn, lãnh đạo sẽ giúp cho nhân viên đó hoạch định tương lai, hướng tới tương lai Bằng cách này, việc huấn luyện có thể đem lại một cam kết nhất thời hoặc . Nhà lãnh đạo trong vai trò huấn luyện viên Hoạt động đào tạo với nhiều hình thức khác nhau (huấn luyện, cố vấn) được xem như một loại hình tương tác quan trọng giữa nhà lãnh đạo, nhà. hội cho các nhà lãnh đạo tiếp cận với nhân viên mình ở một cương vị mới: huấn luyện viên trong công việc. Huấn luyện là một hành vi lãnh đạo Công tác huấn luyện (đào tạo) trong doanh. Nhà lãnh đạo trong vai trò huấn luyện viên p2 Điểm cốt yếu của sự huấn luyện tài ba phụ thuộc vào 8 lời khuyên căn bản sau: 1. Tất cả phụ thuộc vào các mối quan hệ Bạn không thể huấn luyện

Ngày đăng: 04/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w