1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KT vô cơ 12-NC

3 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 61 KB

Nội dung

Họ và tên: _____________________ KIỂM TRA HOÁ 12 - NC Lớp: ____________ THỜI GIAN: 60 PHÚT (40 câu TN) Câu 1: Nung 6,58 gam Cu(NO 3 ) 2 trong bình kín một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và V lít khí X (đktc). Giá trị của V là: A. 1,344 lít B. 1,568 lít C. 0,84 lít D. 1,12 lít Câu 2: Hoá chất nào sau đây có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch Na 2 CO 3 và Na 2 SO 3 ? A. Nước vôi trong C. Dung dịch NaHSO 4 B. Dung dịch HCl D. Dung dịch chứa đồng thời KMnO 4 và H 2 SO 4 Câu 3: X là hỗn hợp đồng số mol cùa FeO, Fe 2 O 4 và Fe 3 O 4 . Chia X thành 2 phần bằng nhau: - Để hoà tan hết phần I cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M - Dẫn 2 luồng khí CO (dư) qua phần II, nung nóng, thu được 33,6 gam chất rắn. Giá trị của V là: A. 1,2 lít B. 0,8 lít C. 0,75 lít D. 0,45 lít Câu 4: Để thực chất là điện phân nước, ta phải điện phân dung dịch (với điện cực trơ) của muối: A. Tạo bởi cation kim loại mạnh và anion gốc axit có chứa oxi B. Tạo bởi cation kim loại trung bình hoặc yếu và anion gốc axit không chứa oxi C. Tạo bởi cation kim loại mạnh và anion gốc axit không chứa oxi D. Tạo bởi cation kim loại trung bình hoặc yếu và anion gốc axit có chứa oxi Câu 5: Hoà tan hỗn hợp BaO, K 2 O, Al 2 O 3 , ZnO, CuO, MgO vào nước thu được dd A và chất rắn B. Sục CO 2 đến dư vào dung dịch A thu được chất rắn X. Dẫn CO dư qua B đến phản ứng hoàn toàn rồi lấy chất rắn C thu được cho tác dụng với dd NaOH thấy tan một phần. Tổng cộng trong X và C có bao nhiêu kim loại: A. 2 B. 4 C.3 D.1 Câu 6: Nguyên tắc sản xuất thép là: A. Khử các oxit kim loại trong gang thành kim loại tự do để tăng hàm lượng Fe trong gang, ta được thép B. Oxit hoá một phần Fe trong gang thành sắt oxit, ta được thép C. Oxi hoá các tạp chất trong gang (S, Si, Mn, P, C) thành oxit nhằm giảm hàm lượng của chúng, ta được thép D. Thêm vào gang một lượng nhỏ các đơn chất S, Si, Mn, P, C, ta được thép Câu 7: Một pin điện hoá gồm điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO 4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO 4 Sau một thời gian pin đó phóng điện thì thấy: A. Khối lượng cà 2 điện cức Zn và Cu đều giảm B. Khối lượng điện cức Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng C. Khối lượng điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm D. Khối lượng cả 2 điện cực Zn và Cu đều tăng Câu 8: Hoà tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO 3 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa 26,44 gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 7,84 gam B. 12,24 gam C. 5,6 gam D. 6,12 gam Câu 9: Nhúng 1 thanh kẽm nặng 9,75 gam vào V ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 0,5M. Tính giá trị của V biết sau phản ứng khối lượng thanh kẽm giảm 0,12 gam: A. 120ml B. 480ml C. 360ml D. 240ml Câu 10: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na 2 CO 3 (1), H 2 SO 4 (2), HCl (3), KNO 3 (4). Giá trị pH của các dung dịch đựợc sắp xếp tăng dần từ trái sang phải là: A. (4), (1), (2), (3) C. (3), (2), (4), (1) B. (2), (3), (4), (1) D. (1), (2), (4), (3) Câu 11: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là: A. Na, Ca, Al B. Fe, Al, Ba C. Na, Ca, Zn D. Na, Cu, Al Câu 12: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIII A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì: A. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần B. Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần C. Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần D. Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần Câu 13: Để oxi hoá hoàn toàn 0,01 mol CrCl 3 thành K 2 CrO 4 bằng Cl 2 khi có mặt KOH, thì số mol tối thiểu của Cl 2 và KOH cần dùng là: A. 0,015 mol và 0,04 mol C. 0,03 mol và 0,04 mol B. 0,03 mol và 0,08 mol D. 0,015 mol và 0,08 mol Câu 14: Khi hoà tan hidrôxit của kim loại M hoá trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 20% thì thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ phần trăm là 27,21%. Kim loại M là: A. Zn B. Mg C. Fe D. Cu Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm Al và Al 4 C 3 vào dung dịch KOH (dư) thu được a mol hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch X thu được 46,8 gam kết tủa T. Giá trị của a là: A. 0,55 B. 0,3 C. 0,45 D. 0,6 Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam Cu vào dung dịch HNO 3 loãng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Lượng NO trên đem oxi hoá thành NO 2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O 2 để chuyển hết thành HNO 3 . Thể tích khí O 2 (đktc) tham gia vào quá trình trên là: A. 1,68 lít B. 3,36 lít C. 2,52 lít D. 1,78 lít Câu 17: Cho một miếng nhôm vào hỗn hợp dung dịch KOH và KNO 3 vừa đủ ta thu được những chất nào sau đây ? A. Al(NO 3 ) 3 , KOH, H 2 C. KAlO 2 , NH 3 B Al(NO 3 ) 3 , NH 3 , H 2 D. KAlO 2 , NH 3 , H 2 Câu 18: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào 250ml dung dịch X chứa hỗn hợp 2 axit HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M, thu được 5,32 lít khí Hirô (đktc) và dung dịch Y. Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Dung dịch Y có pH bằng; A. 2 B. 1 C. 6 D. 7 Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa: Al → X → Y → Z → X →Na[Al(OH) 4 ]. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Al(OH) 3 , AlCl 3 ,Al 2 (SO 4 ) 3 . B. Al 2 O 3 , AlCl 3 , Al(OH) 3 . C. Na[Al(OH) 4 ] , Al 2 O 3 , Al(OH) 3 . D. Al(OH) 3 , AlCl 3 , Al 2 O 3 . Câu 20: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì quan hệ giữa a và b là: A. b > 2a B. b = 2a C. b < 2a D. a = 2b Câu 21: X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước làm tạo dung dịch làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử? A. X < Y < Z B. Z < Y < X C. Y < Z < X D. X < Z < Y Câu 22: Đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình chứa khí SO 2 thấy sinh ra hai chất bột A và B. A tan được trong H 2 SO 4 loãng. B không tan trong H 2 SO 4 loãng nhưng tan trong H 2 SO 4 đặc nóng. A và B lần lượt là: A. S và MgO B. MgS và MgO C. MgO và MgS D. MgOvàS Câu 23: Phát biểu không đúng là: A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxy hóa mạnh. B. Các hợp chất CrO, Cr(OH) 2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO 3 tác dụng được với dung dịch NaOH. C. Các hợp chất Cr 2 O 3 , Cr(OH) 3 , CrO, Cr(OH) 2 đều có tính chất luỡng tính D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối Cromat Câu 24: Hòa tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít H 2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl 3 vào dung dịch A. khối lượng kết tủa thu được là A. 0,78 gam. B. 1,56 gam. C. 0,81 gam. D. 2,34 gam. Câu 25: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với dung dịch hỗn hợp hai axit HNO 3 và H 2 SO 4 (đặc nóng) thu được 0,1 mol mỗi khí SO 2 , NO, NO 2 . Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là: A. 31,5 gam. B. 37,7 gam. C. 47,3 gam. D. 34,9 gam. Câu 26: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng và có khí thoát ra khi trộn các chất với nhau? A. Dung dịch Na 2 CO 3 và dung dịch AlCl 3 B. Bột rắn CuS và dung dịch HCl C. Dung dịch NaHCO 3 và dung dịch Ba(OH) 2 D. Dung dịch NaHSO 4 và dung dịch MgCl 2 Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 13 gam. B. 15 gam. C. 26 gam. D. 30 gam. Câu 28: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H 2 SO 4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích dung dịch Cu(NO 3 ) 2 cần dùng và thể tích khí NO thoát ra ở đktc là: A. 25 ml; 1,12 lít. C. 0,5 lít; 22,4 lít. B. 50 ml; 2,24 lít. D. 50 ml; 1,12 lít. Câu 29: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO 4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO 4 . Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là A. 12,8 gam; 32 gam. C. 64 gam; 25,6 gam. B. 32 gam; 12,8 gam. D. 25,6 gam; 64 gam Câu 30 : Cho 8,4 gam Fe tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol AgNO 3 . Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng muối là: A. 18 gam B. 42,2 gam C. 33,2 gam D. 34,2 gam . khí X (đktc). Giá trị của V là: A. 1,344 lít B. 1,568 lít C. 0,84 lít D. 1,12 lít Câu 2: Hoá chất nào sau đây có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch Na 2 CO 3 và Na 2 SO 3 ? A. Nước vôi trong. NO 2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O 2 để chuyển hết thành HNO 3 . Thể tích khí O 2 (đktc) tham gia vào quá trình trên là: A. 1,68 lít B. 3,36 lít C. 2,52 lít D. 1,78 lít Câu 17: Cho. vào 250ml dung dịch X chứa hỗn hợp 2 axit HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M, thu được 5,32 lít khí Hirô (đktc) và dung dịch Y. Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Dung dịch Y có pH bằng; A. 2 B.

Ngày đăng: 04/07/2014, 12:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w