1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Góp vốn dễ, rút ra khó ppsx

6 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 114,25 KB

Nội dung

Góp vốn dễ, rút ra khó Khi cùng góp vốn mở công ty, không ít người cứ nghĩ rằng nếu mai sau trục trặc hoặc lỡ như “cơm không lành, canh không ngọt” thì lúc đó sẽ“a-lê-hấp” ra khỏi công ty. Nhưng kinh doanh không hề đơn giản. Chính cách nghĩ sai lầm này đã khiến cho họ phải trả giá, thậm chí mất hết cả tiền bạc, vốn liếng. Rút ngang: Không cho phép!Cách đây mấy năm, thấy thị trường nước tinh khiết ngon ăn, chị Linh cùng với anh bạn Kiên bàn nhau đầu tư vàomặt hàng này. Hai bên thỏa thuận chị Linh sẽ góp tiền, còn anh Kiên sẽgóp công vì có hiểu biết về kỹ thuật sản xuất nước. Kết quả sau đó làmột công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất nước tinh khiết ra đời.Mặc dù danh nghĩa là giám đốc nhưng hầunhư mọi công việc chị Linh đều tin tưởng phó mặc cho anh Kiên điềuhành, thực hiện. Tổng cộng chị Linh đã đưa cho anh Kiên hơn 100 triệuđồng để mua máy móc và trang trải một số chi phí cho việc thành lập,hoạt động của công ty. Tuy nhiên, “cuộc hôn nhân” kéo dài khoảng hơn một năm thì bắt đầu rạn nứt. Sự việc nghiêm trọng đến mứcchị Linh phải gửi đơn ra tòa yêu cầu được trả lại phần vốn góp của mìnhvà coi như mình “không còn là thành viên công ty, không còn quyền lợi,nghĩa vụ gì nữa trong công ty”. Sở dĩ có chuyện như trên là vì, theotrình bày của chị Linh, anh Kiên đã có một số hành vi tùy tiện như: sửdụng con dấu và giả mạo chữ ký giám đốc để mua bán hàng mà không đưa vào sổ sách công ty; tự ý đưa vốn cho người ngoài vay mượn; chiếm giữ giấy tờ, sổ sách của công ty… Nói tóm lại, chị Linh hầu như không có quyền hành cũng như không biết gì về hoạt động của công ty mặc dù tiền vốn do chị hoàn toàn bỏ ra Dù bức xúc và thiệt thòi nhưng yêu cầu của chị Linh lại trái luật. Tòa án Nhân dân TP HCM đã bác yêu cầu của chị Linh vì cho rằng số vốn chị bỏ ra thực chất đã chuyển hóa thành tài sản của công ty. Mà đã là tài sản của công ty thì không thể “rút ngang”như vậy được. Chị Linh đành ngậm đắng nuốt cay nhìn tài sản của mình bị rứt ra từng ngày mà chịu bó tay. Một trường hợp khác tương tự. Năm 2002,bà Hà bỏ ra 42 lượng vàng SJC cùng với người bạn mở một công ty tư vấn Người kia được bầu làm giám đốc, còn bà Hà giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên. Mặc dù số vốn chiếm tới 52% tổng vốn góp và trên thực tế chỉ có mình bà Hà bỏ vốn ra nhưng mọi việc quản lý, điều hành bà Hà hầu như đều không được biết Đến khi công ty thua lỗ, nợ nần đầm đìa thì bà Hà mới tá hỏa, xin được rút vốn. Yêu cầu của bà Hà cũng đã không được tòa chấp nhận. Mua lại: Không đời nào! Cách đây bốn năm, ông Dũng cùng với sáu người bạn lập một công ty trách nhiệm hữu hạn về phần mềm tin học. Với số vốn góp khoảng trên nửa tỷ đồng, chiếm 36% trong tổng vốn góp, ông Dũng được các thành viên bầu làm giám đốc công ty. Nhưng chỉ được một thời gian sau thì giữa ông Dũng và các thành viên bắt đầu hục hặc. Thấy khó có thể “đi chung đường”, ông Dũng xin rút khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên công ty theo đúng như quy định của pháp luật. Đề nghị này được các thành viên nhất trí. Tuy nhiên, dùng dằng mãi lời đề nghị vẫn không được thực hiện. Vậy là ông Dũng đâm đơn kiện các thành viên công ty ra tòa. Khổ nỗi tại phiên tòa ông Dũng đã không có chứng cứ rõ ràng thể hiện việc các thành viên nhất trí mua lại phần vốn góp của ông. Chẳng những vậy, các bị đơn đều phản tố và không đồng ý việc mua lại đó. Và tại phiên sơ thẩm cách đây không lâu, Tòa án Nhân dân TP HCM đã bác toàn bộ yêu cầu của ông Dũng. Ông Nguyễn Công Phú, Phó chánh Tòa Kinh tế, Tòa án Nhân dân TP HCM cho biết tranh chấp trong nội bộ công ty, đặc biệt về vốn góp như nói trên là một dạng tranh chấp đang rất phổ biến. Hầu hết các yêu cầu về việc xin rút vốn đều bị tòa bác với lý do việc đó không đúng quy định của pháp luật. “Góp vốn làm ăn cũng giống như một cuộc hôn nhân. Chỉ khác, đến khi trục trặc thì việc chia tay giữa những người hùn hạp khó hơn nhiều so với ly hôn. Nếu vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng thì tòa phải cho ly hôn nhưng với công ty thì khác. Luật không cho phép các thành viên tự ý muốn rút ra khỏi công ty lúc nào cũng được, kể cả khi mâu thuẫn đã trở nên trầm trọng”, ông nói. Trong trường hợp “cơm không lành canh không ngọt”, theo ông Phú, chỉ có bốn giải pháp được pháp luật cho phép là: chuyển nhượng vốn; công ty mua lại phần vốn góp; được chia giá trị còn lại sau khi công ty giải thể và giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, các giải pháp này đều rất khó thực hiện vì muốn thực hiện thì phải đạt được sự đồng thuận của các thành viên cũng như thỏa mãn một số điều kiện của pháp luật (ví dụ,phải có kiểm toán để chứng minh rằng ngay sau khi hoàn trả phần vốn góp cho thành viên, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ cho các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác). Đó là những điều không thể không nhớ trước khi đặt bút “se duyên”. . Góp vốn dễ, rút ra khó Khi cùng góp vốn mở công ty, không ít người cứ nghĩ rằng nếu mai sau trục trặc hoặc lỡ như “cơm không lành, canh không ngọt” thì lúc đó sẽ“a-lê-hấp” ra khỏi. Nhân dân TP HCM cho biết tranh chấp trong nội bộ công ty, đặc biệt về vốn góp như nói trên là một dạng tranh chấp đang rất phổ biến. Hầu hết các yêu cầu về việc xin rút vốn đều bị tòa bác với. còn bà Hà giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên. Mặc dù số vốn chiếm tới 52% tổng vốn góp và trên thực tế chỉ có mình bà Hà bỏ vốn ra nhưng mọi việc quản lý, điều hành bà Hà hầu như đều không

Ngày đăng: 04/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w