Thiếu dinh dưỡng, trẻ mất nhiều cơ hội cho tương lai Nhiều trẻ em ở tuổi ăn dặm rất biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nếu trẻ biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thể lực cho trẻ. 17 tháng tuổi chỉ nặng bằng 6 tháng tuổi Sau khi khám lại tại trung tâm Dinh dưỡng ở tỉnh, bé Ngô Kiến Huy (quê ở Bắc Giang) được mẹ đưa lên khám trên Hà Nội để lấy kết quả chính xác nhất về thể trạng dinh dưỡng. Bé Huy đã 4 tuổi nhưng chỉ nặng có 12kg, cao 93 cm. Chị Huyền, mẹ bé Huy rất lo lắng cho về tình trạng thể lực của con mình, vì Huy lúc nào cũng xanh xao, biếng ăn. Bé Huy còn phản ứng rất chậm khi tiếp xúc với người lạ và bạn bè. Nhờ nhiều lần đi dự hội thảo của các hãng thực phẩm dinh dưỡng, chị Huyền có thêm chút thông tin vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho con. Chị đã làm theo chỉ dẫn của dược trình viên, hoặc bác sĩ nhưng bé Huy vẫn không chịu ăn uống và không có dấu hiệu tăng cân. Được biết, ở tuổi ăn dặm, Huy rất biếng ăn, chị nghĩ do bé mọc răng nên cứ để vậy. Mỗi lần cho Huy ăn, chị Huyền lại tranh thủ cho Huy những đồ ăn bổ dưỡng như bột cóc, thịt bò, thực phẩm dinh dưỡng với hi vọng lấy lại chất cho bé. Tương tự, bé Mai Linh và Mỹ Linh ở Cống Vị, Bà Đình, Hà Nội được mẹ và bà ngoại đưa đến Trung tâm khám - Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng vì hai bé đã 17 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 7,5 kg. ại Linh v à Mỹ Linh khi được mẹ đưa đi khám dinh dưỡng. Ảnh T.P Bà ngoại bé kể: Ở nhà, hai bé rất nhanh nhẹn, ham chơi, không ốm đau gì. Chỉ có điều, cả hai đều lười ăn nên tăng cân rất chậm. Theo kết quả khám, hai bé đều thấp hơn tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Tiêu chuẩn của hai bé chỉ bằng tiêu chuẩn của một bé trai 6 tháng tuổi. Bà ngoại các bé cho biết hai bé thường xuyên được đưa đi khám. Khoảng 4 đến 6 tuần lại đến tái khám một lần để kiểm tra độ phát triển. Mặc dù làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng hai bé vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Mẹ cần kiên nhẫn khi trẻ biếng ăn Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám – Tư vấn Dinh dưỡng cho biết chăm trẻ ở tuổi ăn dặm không phụ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ, mà người mẹ phải thật kiên nhẫn khi cho bé ăn. Cho bé ăn ở tuổi ăn dặm rất khó vì bé có thể bị ốm mọc răng hoặc loạn khuẩn. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sau khi không còn các triệu chứng trên thì phải cho bé đi khám về dinh dưỡng để giúp bé có thể phát triển tốt nhất. Có những bà mẹ mặc dù con ăn rất nhiều nhưng vẫn chưa hài lòng nên vẫn cho rằng con bị biếng ăn và ngược lại. Người mẹ nên kiên nhẫn cho trẻ ăn theo hướng dẫn và khéo léo cho trẻ ăn được nhiều nhất. Ngoài ra, để giúp trẻ ăn ngon miệng bằng những trò chơi nhẹ nhàng. Trẻ chậm lớn ở tuổi ăn dặm nên đảm bảo các yếu tố vi lượng cấn thiết như vitamin A, sắt, kẽm, Iốt để trẻ không bị phát triển lệch. Mặt khác, trong quá trình thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể bé còn bị những tác động của bên ngoài như thời tiết làm trẻ bị ốm, khiến trẻ tăng cân chậm. Cần chăm sóc cho trẻ cần kiên trì và chu đáo để có được kết quả tốt nhất. Mặc dù nhiều thông tin cho rằng trẻ thiếu dinh dưỡng chậm phát triển về trí não, nhưng không phải trăm phần trăm là như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng ở trẻ không hoàn toàn ảnh hưởng tới sự phát triển về thông minh, sự nhanh nhẹn của trẻ. Có nhiều trường hợp trẻ không đủ chiều cao và cân nặng mà rất thông minh. Bác sĩ Hải khuyên các bà mẹ không nên để tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài. Nếu trẻ chậm lớn sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thể lực, ảnh hưởng đến việc học hành và tương lai của bé, vì không đủ thể lực để làm việc so với người có thể trạng bình thường. . Thiếu dinh dưỡng, trẻ mất nhiều cơ hội cho tương lai Nhiều trẻ em ở tuổi ăn dặm rất biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nếu trẻ biếng ăn kéo. ốm, khiến trẻ tăng cân chậm. Cần chăm sóc cho trẻ cần kiên trì và chu đáo để có được kết quả tốt nhất. Mặc dù nhiều thông tin cho rằng trẻ thiếu dinh dưỡng chậm phát triển về trí não, nhưng. lại. Người mẹ nên kiên nhẫn cho trẻ ăn theo hướng dẫn và khéo léo cho trẻ ăn được nhiều nhất. Ngoài ra, để giúp trẻ ăn ngon miệng bằng những trò chơi nhẹ nhàng. Trẻ chậm lớn ở tuổi ăn dặm nên