1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tóm tắt đề tài NCKH giáo dục

33 368 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 397,5 KB

Nội dung

Trong thời gian từ tháng9/2005 đến tháng 5/2007, được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của cáccấp quản lý giáo dục từ các PGD đến các trường Tiếu học, nhờ sự giúp đỡ nhiệttình của

Trang 1

A/ MỞ ĐẦU

I - Lý do chọn đề tài

Môn Nghệ thuật (phần Thủ công) là môn học thể hiện sự đổi mới sâu sắc vàtoàn diện nhất trong hệ thống các môn học thuộc chương trình thay sách ở Tiểuhọc Là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ vàtính chất của nhà trường phổ thông : "Phổ thông, lao động, kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp và dạy nghề" Nó góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho họcsinh, giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho thế hệ trẻ Đồngthời tạo tiền đề để phát triển năng lực lao động nghề nghiệp, hình thành kỹ năngcho lớp người lao động kỹ thuật trong tương lai

Trong chương trình thay sách Tiểu học, sự đổi mới của môn Nghệ thuật (phầnThủ công) không chỉ thể hiện ở sự thay đổi tên môn học (trước đây là LĐ - KT)

mà còn thể hiện rõ ở mục tiêu, nội dung kiến thức, cách thể hiện của sách giáoviên, PPDH, TBDH bộ môn Chính sự đổi mới sâu sắc và toàn diện của bộmôn đã yêu cầu đội ngũ giáo viên dạy học môn Nghệ thuật (phần Thủ công) bậcTiểu học phải có sự cố gắng thích ứng cao mới hoàn thành được nhiệm vụ củamôn học

Xuất phát từ thực trạng thay sách môn Nghệ thuật (phần Thủ công) của BGD

và thực tế các đợt bồi dưỡng thay sách bộ môn ở các PGD tỉnh Quảng Ngãi,đồng thời xuất phát vị trí, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn LĐ - KT ởtrường CĐSP Quảng Ngãi là đào tạo đội ngũ giáo viên dạy môn Nghệ thuật(phần Thủ công) cho các trường Tiểu học của tỉnh nhà Trong thời gian từ tháng9/2005 đến tháng 5/2007, được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của cáccấp quản lý giáo dục từ các PGD đến các trường Tiếu học, nhờ sự giúp đỡ nhiệttình của đội ngũ giáo viên đứng lớp dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) vàhọc sinh các lớp 1, 2, 3 của 12 trường Tiểu học thuộc 3 huyện, thành phố: huyệnSơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi đã tiến hànhthực hiện đề tài "Thực tế dạy và học thay sách môn Nghệ thuật (phần Thú công)lớp 1, 2, 3"

II - Mục tiêu của đề tài

1 Nhận biết được chương trình và sách giáo viên môn Nghệ thuật (phần Thủcông) lớp 1, 2, 3 ở Tiểu học

2 Biết được thực trạng dạy và học thay sách bộ môn Nghệ thuật (phần Thủcông) ở lớp 1, 2, 3 bậc Tiểu học ở một số huyện tỉnh Quảng Ngãi để có nhận xét

và đề xuất với các cấp quản lý giáo dục về việc nâng cao chất lượng day và họcthay sách bộ môn

3 Bổ sung cho giáo viên dạy LĐ - KT của trường CĐSP Quảng Ngãi vốnthực tế phổ thông để góp phần nấng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên

Trang 2

dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) cho các trường Tiếu học của tỉnh QuảngNgãi.

III - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1 Nghiên cứu hệ thống lý luận về thay sách phổ thông Tiểu học nói chung ,

bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công) nói riêng

2 Nghiên cứu chương trình thay sách Tiểu học, đi sâu tìm hiểu chương trình

và sách giáo viên bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công) để có những đề xuất xácđáng về dạy và học thay sách bộ môn

3 Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học thay sách bộ môn Nghệ thuật(phần Thủ công) ở lớp 1, 2, 3 (việc thực hiện chương trình, sách giáo viên,PPDH, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục,chất lượng học sinh, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học bộ môn ) bậc Tiểu họccủa 12 trường thuộc 3 huyện, thành phố tỉnh Quảng Ngãi

4 Có ý kiến nhận xét và giải pháp đề xuất với quản lý giáo dục các cấp củaTỉnh và trường CĐSP Quảng Ngãi về dạy và học thay sách bộ môn và đào tạođội ngũ giáo viên Nghệ thuật (phần Thủ công) cho các trường Tiểu học của tỉnhQuảng Ngãi

IV - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1 Các văn bản về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, PPDH ở Tiểu họcnói chung và bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công) nói riêng

2 Chương trình thay sách Tiểu học, chương trình và sách giáo khoa thay sách

bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công)

3 Đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công)lớp 1, 2, 3; Ban giám hiệu của 12 trường Tiểu học; lãnh đạo 3 Phòng GD-ĐTthành phố Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa

V - Phương pháp nghiên cứu của đề tài

1 Dùng hệ thống phương pháp nghiên cứu văn bản để tìm hiểu các vấn đề lýthuyết liên quan đến thay sách bậc Tiểu học nói chung và thay sách bộ mônNghệ thuật (phần Thủ công) lớp 1, 2, 3 nói riêng

2 Dùng hệ thống phương pháp điều tra giáo dục:

- Điều tra bằng Phiếu điều tra Ban giám hiệu và giáo viên trực tiếp đứnglớp dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) lớp 1, 2, 3 của 12 trường Tiểu họcthuộc 3 huyện, thành phố tỉnh Quảng Ngãi

- Điều tra bằng Phiếu điều tra lãnh đạo Phòng GD - ĐT của 3 huyện, thànhphố tỉnh Quảng Ngãi

Trang 3

- Điều tra và trực tiếp quan sát hoạt động dạy và học bộ môn Nghệ thuật(phần Thủ công) lớp 1, 2, 3 của 12 trường Tiểu học thuộc 3 huyện, thành phốtỉnh Quảng Ngãi.

- Xử lý số liệu bằng thống kê toán học

VI - Đóng góp mới của đề tài

3 để góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên dạy môn Nghệ thuật (phần Thủ công) ởcác trường Tiểu học tỉnh Quảng Ngãi đạt chất lượng cao

Trang 4

B/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I - Hệ thống lý luận thay sách Tiểu học

1 Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với moi trẻ em từ sáu đến mười bốntuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp mốt một đến lớp năm Tuổi củahọc sinh vào học lớp một là sáu tuồi

(theo Điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)

2 Mục tiêu của giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹnăng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủnghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học THCS

(theo Điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)

3 Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học

- Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết

về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết vàtính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu

về nghệ thuật

- Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm, đem lai niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

(theo Điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)

4 Đổi mới phương pháp dạy học

a/ Sự cần thiết phải đổi mới PPDH

Nghị quyết TW 4 khoá VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ "Đổi mới PPDH ở tất cảmọi cấp học, bậc học" Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12-1996) nhận định:

"Phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy được tínhchủ động, sáng tạo của người học" Mặc dù ở Tiểu học đã xuất hiện ngày càngnhiều giờ dạy theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực chiếmlĩnh tri thức song nhiều nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự giác ngộ về đổi mớiPPDH trong mục tiêu đào tạo con người mới năng động, sáng tạo phục vụ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên chưa từ bỏ được thói quen theo kiểu thầyđọc, trò chép Hậu quả là học sinh chưa biết tự học theo hướng tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo

Trang 5

b/ Định hướng đổi mới PPDH

Nghị quyết TW 4 khoá VII đã xác định "Khuyến khích tự học" phải "Áp dụngnhững phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tưduy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề" Nghị quyết TW 2 khoá VIII tiếp tụckhẳnh định: "Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyềnthụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước ápdụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinhviên đại học" Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục ởkhoản 2 điều 24: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ động, sáng tạo cúa học sinh, phù hợp với đặc điềm của từng lớphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh"

c/ Đổi mới PPDH môn Nghệ thuật (phần Thủ công)

- Để đổi mới phương pháp trước hết đồi hỏi giáo viên cần nắm chắc mục tiêu,nội dung chương trình Thủ công Mục tiêu quy định nhiệm vụ về các mặt giáoduc, cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy và hình thành thái độđúng đắn đối với lao động Đó là định hướng cơ bản mà mỗi giáo viên cần quántriệt để xác định phương pháp giảng dạy

- Trên cơ sở quán triệt mục tiêu, giáo viên phải hiểu rõ chuẩn kiến thức củanội dung từng lớp Chuẩn kiến thức xác định mức độ nội dung của từng đơn vịkiến thức, đồng thời gợi ý để chuẩn bị về đồ dùng dạy học và phương phápgiảng dạy

- Đổi mới phương pháp thể hiện từ việc xây dựng chương trình, viết tài liệu,sách, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên Để đổi mớiphương pháp giảng dạy giáo viên không chỉ làm mẫu cho học sinh bắt chước,

mà trước khi thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát nguyên vậtliệu, dụng cụ, quy trình kỹ thuật, phát huy năng lực làm việc độc lập sáng tạocủa học sinh

- Để tạo điều kiện cho học sinh quan sát, giáo viên cần tăng cường sử dụng đồdùng trực quan có kích thước đủ lớn, màu sắc hài hoà

- Trong thực hành, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh thực hiện đúngcông nghệ, làm việc theo kế hoạch, phát huy năng lực sáng tạo Đó là nguyêntắc quan trọng trong quá trình lao động Mặt khác, cần đòi hỏi học sinh đã laođộng phải ra sản phẩm và phải hoàn thành ngay tại lớp Từ đó giúp học sinh tựtin, làm việc với tinh thần trách nhiệm, dần dần hình thành thói quen lao động và

tư duy sáng tạo

- Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải lấy thực hành làm trọng tâm,xây dựng phong cách công nghiệp cho học sinh, làm việc ngăn nắp, trật tự, có ýthức tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu và biết tự đánh giá sản phẩm của mình

Trang 6

- Học sinh nhỏ nhưng đã phải sử dụng một số dụng cụ nhọn, sắc như bút chì,kéo, vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần nhắc nhở học sinh biết giữ antoàn lao động và bảo toàn dụng cụ.

5 Những PPDH tích cực được vận dụng trong bộ môn Nghệ thuật (phần Thủ công)

Định hướng cơ bản cùa việc đổi mới PPDH Thủ công là phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các giờ học trên cơ sở kết hợp sửdụng các PPDH phù hợp với đặc trưng của môn học, mục tiêu, nội dung từnghoạt động trong giờ học và khả năng nhận thức của học sinh

Đặc trưng cơ bản của giờ học Thủ công là hoạt động thực hành, nó giữ vị trítrung tâm và chiếm đa số thời gian của bài học Thông qua hoạt động thực hành,học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm thủ công và hình thành ýthức, thói quen lao động Do vậy, PPDH thường xuyên được sử dụng trong cácgiờ học Thủ công là PPDH thực hành kỹ thuật, PPDH trực quan và PPDH dùngngôn ngữ

a/ Nhóm PPDH thực hành kỹ thuật

Dạy học thực hành kỹ thuật là PPDH do giáo viên tổ chức nhằm giúp học sinhhiểu rõ và vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kỹnăng và thực hiện các chức năng giáo dục khác

* Mục đích:

- Cung cấp, hoàn thiện và vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành

- Rèn luyện và hình thành các kỹ năng thực hành cần thiết theo mục tiêubài học, môn học

- Hình thành thói quen lao động và giáo dục lao động cho học sinh như thóiquen làm việc theo quy trình, biết quý trọng và tự hào đối với sản phẩm laođộng mình làm ra, có ý thức giữ gìn vệ sinh, an toàn trong lao động

Nhóm PPDH thực hành kỹ thuật gồm 2 PPDH là phương pháp làm mẫu vàphương pháp huấn luyện - luyện tập

* Phương pháp làm mẫu

Phương pháp làm mẫu là sự biểu diễn các thao tác kỹ thuật kết hợp với giảithích do giáo viên thực hiện nhằm giúp học sinh hiểu rõ trình tự và cách thựchiện các thao tác kỹ thuật để làm ra sản phẩm

Phương pháp làm mẫu được sử dụng chủ yếu trong hoạt động giáo viênhướng dẫn thao tác mẫu nhằm giúp học sinh biết cách thực hiện các thao tác làm

ra sản phẩm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này phụ thuộc vào sựchuẩn bị và cách hướng dẫn của giáo viên

Vì vậy, khi sử dụng phương pháp làm mẫu, giáo viên cần chú ý thực hiệnnhững yêu cầu sau:

- Giáo viên phải thực hiện thành thạo và đúng các thao tác kỹ thuật

- Nêu tên công việc và mục đích công việc trước khi thực hiện thao tác mẫu

Trang 7

- Sử dụng vật liệu, dụng cụ và tiến hành các thao tác đúng yêu cầu kỹ thuật,đúng trình tự.

- Làm mẫu với tốc độ chậm vừa phải để học sinh theo dõi vad tiếp thu được.Đối với những thao tác khó, giáo viên làm mẫu chậm, kết hợp với giải thíchcách thao tác Hướng dẫn xong các thao tác mẫu, giáo viên cần làm mẫu lại toàn

bộ quy trình với tốc độ bình thường để học sinh ghi nhớ tiến trình công việc

- Kết hợp chăt chẽ giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trìnhlàm ra sản phẩm để huy động được sự làm việc tích cực của học sinh và giúphọc sinh ghi nhớ các thao tác dễ dàng, nhanh chóng hơn

- Kiểm tra kết quả lĩnh hội các thao tác mẫu của học trước khi hướng dẫn chohọc sinh thực hành Trong trường hợp nhiều học sinh chưa hiểu các thao táchoặc thực hiện thao tác chưa đúng, giáo viên cần hướng dẫn lại nhằm giúp họcsinh hiểu rõ cách làm và làm được

* Phương pháp huấn luyện - luyện tập

Huấn luyện là PPDH thực hành kỹ thuật trong đó học sinh thực hiện các thaotác kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, uốn nắn của giáo viên

Luyện tập là sự lặp đi lặp lại các thao tác, hành động một cách có kế hoạch,

có hệ thống nhằm hình thành, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo

Trong dạy học Thủ công, luyện tập được hiểu như một PPDH, trong đó giáoviên tổ chức cho học sinh thực hiện nhiều lần các thao tác kỹ thuật theo trình tựquy định mà giáo viên đã hướng dẫn nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng theomục tiêu, nội dung bài học Phương pháp huấn luyện và luyện tập luôn đi đôivới nhau trong hoạt động thực hành của các bài học Thủ công

Để việc sử dụng phương pháp huấn luyện tập - huấn luyện đạt hiệu quả, giáoviên cần chú ý thực hiện những yêu cầu sau:

- Làm cho học hiểu rõ trình tự các bước và cách thực hiện từng thao tác

- Xác định và đưa ra được những tiêu chí cần đạt của bài học nhằm giúp họcsinh biết yêu cầu, mục tiêu và sản phẩm của luyện tập

- Bố trí chỗ ngồi đảm bảo đủ ánh sáng và thuận tiện cho việc thực hiện cácthao tác của học sinh

- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh Nhắc họcsinh thực hiện những quy định khi sử dụng vật liệu, dụng cụ thực hành trước khi

tổ chức thực hành nhằm đảm bảo tất cả học sinh đều phải tham gia vào quá trìnhluyện tập và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đúng kỹ thuật, an toàn

- Chú ý quan sát hoạt động thực hành của học sinh để nhanh chóng phát hiệnnhững khó khăn, sai sót, những thao tác cần uốn nắn, những học sinh cần đượchướng dẫn thêm hoặc giúp đỡ Nếu thấy nhiều học sinh chưa biết cách làm hoặccùng mắc một sai sót, giáo viên có thể tạm dừng thực hành để hướng dẫn lại

- Nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh và an toàn lao động trong suốt quá trìnhthực hành

- Tổ chức chi học sinh trưng bày sản phẩm và tham gia đánh giá kết qua họctập nhằm tạo không khí thi đua, học tập lẫn nhau và đem lại niềm vui trong họctập cho học sinh

Trang 8

Phương pháp huấn luyện và luyện tập có thể thực hiện dưới hai hình thức: cánhân và theo nhóm.

b/ Nhóm phương pháp dạy học trực quan

Phương pháp day học trực quan là PPDH trong đó giáo viên sử dụng cácphương tiện trực quan như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, bảng biểu nhằm giúphọc sinh có biểu tượng đúng về sự vật và tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năngtheo mục tiêu bài học một cách thuận lợi, dễ dàng

Trong day học Thủ công thường sử dụng các phương tiện trực quan như vậtmẫu, tranh quy trình, vật liệu làm thủ công để thực hiện PPDH trực quan.Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép có thể sử dụng vật thật, phim video Việc sửdụng PPDH trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp cho họcsinhhiểu rõ đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc, các chi tiết của vật mẫu vàquy trình làm ra sản phẩm Sử dụng PPDH trực quan còn gây hứng thú học tập

và làm cho giờ học Thủ công thêm sinh động, hấp dẫn Phương pháp trực quanthường được sử dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu

và hướng dẫn thao tác mẫu

Khi sử dụng PPDH trực quan để dạy học Thủ công cần lưu ý đảm bảo nhữngyêu cầu sau:

- Phương tiện trực quan phải phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học

- Kích thước, hình dạng của phương tiện trực quan phải đủ độ lớn, rõ ràngđảm bảo cho học sinh cả lớp quan sát được

- Phương tiện trực quan phải phản ánh đúng bản chất kỹ thuật, quy trình thựchiện và đảm bảo thẩm mỹ, điển hình, dễ sử dụng

- Tìm vị trí thích hợp để học sinh cả lớp quan sát và quan sát rõ khi giới thiệuvật mẫu hoặc treo tranh Trình bày tranh ảnh, vật mẫu hợp lý và theo đúng trình

tự nội dung

- Khai thác tối đa hiệu quả dạy học của phương tiện trực quan trên cơ sở kếthợp chặt chẽ PPDH trực quan với phương pháp vấn đáp và phương pháp giảithích - minh hoạ

c/ Nhóm phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ

Phương pháp dùng ngôn ngữ là PPDH trong đó giáo viên dùng ngôn ngữ đểgiúp học sinh tiếp thu kiến thức và hình thành thái độ theo mục tiêu đã xác định Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ bao gồm các phương pháp như giải thích,minh hoạ, giảng giải, thuyết trình, đàm thoại (vấn đáp), trình bày nêu vấn đề Một số điểm giáo viên cần lưu ý khi sử dụng phương pháp dùng ngôn ngữtrong dạy học Thủ công:

- Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu

- Ngôn ngữ kỹ thuật được sử dụng trong các tranh quy trình phải rõ ràng,chính xác, ngắn gọn

- Diễn đạt thong thả, tình cảm, giải thích rõ ràng, ngắn gọn Những chỗ khóphải giảng chậm và kỹ hơn

Trang 9

- Khi sử dụng phương pháp đàm thoại, phải lấy kiến thức và khái niệm họcsinh đã biết làm xuất phát điểm Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và tậptrung vào trọng tâm quan sát Không đặt quá nhiều câu hỏi tản mạn Khi họcsinh trả lời, chú ý uốn nắn từng câu, từ chưa đúng và biểu dương những học sinhtrả lời đúng để khích lệ các em.

6 Đổi mới cách soạn giảng

Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, PPDH đồi hỏi phải đổi mới về cách soạnbài giảng của giáo viên Một nét nổi bật dễ thấy của bài học theo tư tưởng lấyngười học làm trung tâm là hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so vớihoạt động của giáo viên về mặt thời lượng cũng như cường độ làm việc Soạnbài theo phương pháp tích cực lả những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủyếu vào các hoạt động của học sinh (quan sát vật mẫu, hoạt động thực hành,tranh luận vè những vấn đề đặt ra ) Từ đó giáo viên phải suy nghĩ công phu vềnhững khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh Bài học đổi mới làbài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động

do giáo viên tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của từng họcsinh và tập thể lớp, tăng cường mối liên hệ ngược từ trò đến thầy và mối liên hệngang giữa trò và trò

7 Đổi mới việc kiểm tra đánh giá

Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần của chương trình )cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúpcho học sinh và giáo viên kịp thời nắm được những thông tin ngược để điềuchỉnh hoạt động dạy và học Khi đánh giá, giáo viên cần chú trọng hướng dẫnhọc sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, còngiáo viên với vai trò là người trọng tài Có như vậy thì việc đánh giá mới thực sựkhách quan, chính xác và động viên khích lệ được học sinh lòng say mê học tập,đồng thời khơi dậy ở các em tinh thần tự giác, tự tin và ý thức trách nhiệm tronghọc tập cũng như trong mọi hoạt động sống của bản thân

Trong chương trình thay sách Thủ công, việc đánh giá kết quả học tập đượcđánh giá bằng định tính dựa trên những nhận xét ở hai mức độ Hoàn thành:Hoàn thành tốt (A+), Hoàn thành (A) và Chưa hoàn thành (B), thay vì cách đánhgiá bằng định lượng (cho điểm) như trước đây Vì môn Thủ công kết quả họctập dựa vào năng khiếu của học sinh Đánh giá bằng nhận xét giúp học sinh tựtin hơn Tiêu chí đánh giá:

- Hoàn thành (A):

+ Thực hành đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình

+ Sản phẩm được hoàn thành tại lớp

- Hoàn thành tốt (A+):

+ Thực hành đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình

+ Sản phẩm được hoàn thành tại lớp

+ Có sáng tạo

Trang 10

- Chưa hoàn thành (B):

+ Thực hành không đúng yêu cầu kỹ thuật, không đúng quy trình

+ Sản phẩm không hoàn thành tai lớp

8 Đổi mới thiết bị dạy học

Đổi mới mục tiêu, nội dung, PPDH và hình thức tổ chức dạy học yêu cầu phảiđổi mới về thiết bị dạy học Đối với các bộ môn khoa học ứng dụng nói chung

và môn Thủ công nói riêng thì thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện giúphọc sinh tìm hiểu, thu nhận tri thức mà còn là nguổn kiến thức đối với các em.Thiết bị dạy học Thủ công rất phong phú (Các vật mẫu: mẫu thực, mẫu quan sát,mẫu dẫn dắt, mẫu sáng tạo, vật thật; Tranh quy trình; Dụng cụ làm thủ công;Nguyên vật liệu ) có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thu nhận tri thức vàhình thành kỹ năng kỹ xảo của học sinh Khi sử dụng, thiết bị dạy học phảithuận lợi cho học sinh thực hiện các công tác độc lập hoặc theo nhóm và phùhợp với sự linh hoạt thay đổi hình thức dạy học của bộ môn

II - Tìm hiểu chương trình và sách giáo viên môn Nghệ thuật (phần Thủ công), so sánh với chương trình và sách giáo khoa môn Lao động - Kỹ thuật lớp 1, 2 ,3

1 Tìm hiểu chương trình môn Nghệ thuật (phần Thủ công)

Trong chương trình Tiểu học, môn Nghệ thuật (phần Thủ công) là môn họcthể hiện cao nhất tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghềnghiệp, là cầu nối giữa các môn khoa học tự nhiên và các môn học khác, gần gũivới cuộc sống hàng ngày của mỗi người cũng như với công việc sản xuất củamỗi gia đình và của toàn xã hội Do vậy, môn Nghệ thuật (phần Thủ công) cónhiệm vụ một mặt góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, chuẩn

bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống trong một xã hội văn minh hiệnđại, mặt khác góp phần hướng nghiệp và tạo tiền đề cho các em có thể chọnnghành nghề phù hợp sau này Chính vì vậy mà môn Nghệ thuật (phần Thủcông) mang tính giáo dục và tính thực tiễn cao, đồng thời cũng mang đậm nétcủa sự khác biệt giữa các vùng kinh tế và vùng lãnh thổ của nước nhà

2 Mục tiêu môn Nghệ thuật (phần Thủ công)

a/ Lớp 1

- Cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết và tối thiểu về thủ công,bước đầu cho học sinh làm quen với lĩnh vực lao động thủ công

- Hình thành kỹ năng đơn giản như: xé, gấp, cắt, dán giấy, bìa và có kỹ năng

sử dụng các dụng cụ học tập thông thường như: bút chì, thước, kéo… Từ đóhình thành sự khéo léo của đôi bàn tay

Trang 11

- Bước đầu hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kếhoạch, ngăn nắp, trật tự, khoa học và tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triểnnăng lực sáng tạo khoa học.

- Giáo dục học sinh yêu lao động, thích lao động, biết quý sản phẩm lao động

- Hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngănnắp, trật tự, an toàn, vệ sinh

- Giáo dục học sinh yêu thích lao động thủ công và biết quý sản phẩm laođộng

c/ Lớp 3

- Tiếp tục cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về gấp, cắt, dánhình và làm đồ chơi Đồng thời nâng cao kiến thức về thủ công trên cơ sở cungcấp một số kiến thức về cắt, dán chữ và đan nan bằng giấy, bìa

- Phát triển các lỹ năng đơn giản về gấp, cắt, dán giấy, đan nan và kỹ năng sửdụng dụng cụ học tập thông thường như bút chì, thước kẻ, kéo thủ công; rènluyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi bàn tay và phát triển khả năng sán tạocho học sinh

- Hình thành thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngănnắp, trật tự, vệ sinh, an toàn Giáo dục học sinh yêu thích lao động và biết quýsản phẩm lao động

3 Những điểm mới của chương trình môn Nghệ thuật (phần Thủ công),

so với chương trình môn LĐ - KT lớp 1, 2, 3

a/ Tên môn học

Từ lớp 1 đến lớp 3 học sinh được học 6 môn là Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên

-Xã hội, Đạo đức, Nghệ thuật và Thể dục Môn Nghệ thuật bao gồm 3 phân môn

là Âm nhạc, Mỹ thuật và Thủ công (phân môn Thủ công trước đây là môn LĐ KT) Toàn bộ các nội dung về Thủ công như xé, dán hình; gấp hình; cắt, dánhình; phối hợp gấp, cắt, dán hình và các chữ cái; đan nan bằng giấy, bìa và làm

-đồ chơi được học ở các lớp 1, 2, 3

b/ Nội dung chương trình

* Lớp 1:

- Chương trình môn LĐ - KT lớp 1 được thực hiện trong 33 tiết/33 tuần,

gồm 4 chương: Lao động tự phục vụ (2 bài), Gấp giấy (9 bài), Cắt, dán giấy (9

Trang 12

SO SÁNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN LAO ĐỘNG

-KỸ THUẬT LỚP 1, 2, 3 VỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

MÔN NGHỆ THUẬT (PHẦN THỦ CÔNG)

Chương I - LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ

- Sắp xếp chỗ học tập

- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập

Chương II - GẤP GIẤY

- Những quy định chung của môn học

- Những quy ước về gấp giấy

Kẻ đường thẳng sông cách đều.

Cắt các nan giấy theo đương kẻ.

Chương I - KỸ THUẬT XÉ, DÁN GIẤY

- Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công

- Xé, dán hình lọ hoa đơn giản

- Kiểm tra chương I – Xé, dán giấy

- Kiểm tra chương II - Kỹ thuật gấp hình

Chương III - KỸ THUẬT CẮT, DÁN GIẤY

Trang 13

LAO ĐỘNG - KỸ THUẬT 2 (50 t) THỦ CÔNG 2 (35 tiết)

Chương I - GẤP GIẤY

- Bọc sách vở

- Gấp thuyền

- Gấp tàu thuỷ hai ống khói

- Gấp máy bay đuôi rời

- Gấp máy bay đuôi rời

- Gấp thuyền phẳng đáy không mui

- Gấp thuyền phẳng đáy có mui

- Kiểm tra chương I - Kỹ thuật gấp hình

Chương II - PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH

- Gấp, cắt, dán hình tròn

- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biiển báo cấm xe đi ngược chiều

- Gấp, cắt dán biển báo giao thông chỉ chiều

Trang 14

LAO ĐỘNG - KỸ THUẬT 3 (50 t) THỦ CÔNG 3 (35 tiết)

Chương I - CẮT, DÁN, ĐAN GIẤY BÌA

- Giấy, bià và dụng cụ thủ công

- Đan nong mốt bằng bìa

- Đan nong đôi bằng bìa

- Đan nong đôi

- Đan hoa chữ thập đơn

Trang 15

bài), Làm đố chơi (5 bài).

Sách LĐ - KT 1 giúp các em biết sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ chỗ họctập và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo

Trước khi làm một sản phẩm các em xem hình vẽ, quan sát vật mẫu, các chitiết, thao tác của giáo viên để sản phẩm các em làm ra đúng mẫu, đúng thời gian

và đẹp

Học tập dưới hình thức vừa học vừa chơi này thật hấp dẫn và thú vị

Các em không những chỉ biết cách gấp giấy thành các đồ dùng, các con vật

mà còn biết cắt, dán các hình để trang trí hay làm một số đồ chơi xinh đẹp, đángyêu

- Chương trình phân môn Thủ công lớp 1 được thực hiện trong 35 tiết/35

tuần, gồm 3 chương: Kỹ thuật xé, dán giấy (10 bài), Kỹ thuật gấp hình (6 bài),

Kỹ thuật cắt, dán giấy (8 bài)

Học sinh biết cách làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy Biết cách xé, dán giấythành các hình cơ bản: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn, một

số con vật, đồ vật Rèn luyện cho học sinh khả năng tưởng tượng, sáng tạo, tínhthẫm mỹ và sự khéo léo của đôi bàn tay Giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinhsạch sẽ, ngăn nắp và ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường

Học sinh biết các quy ước cơ bản về gấp giấy và cách gấp hình Gấp được cáiquạt, cái ví, mũ ca-lô

Biết sử dụng bút chì, thước, kéo Biết cách kẻ và cắt được đường thẳng Kẻ,cắt được hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, các nan giấy làm hàng rào,dán tự do để trang trí

- Những điểm mới của chương trình Thủ công lớp 1:

Điểm mới nhất của chương trình Thủ công lớp 1 là đưa nội dung kỹ thuật xé,dán giấy vào chương 1 với lý do: ngay từ lớp mẫu giáo lớn, học sinh đã đượchọc xé, dán một số hình như cá vàng, con bướm, bông hoa… Việc đưa nội dung

xé, dán giấy vào chương trình Thủ công lớp 1 nhằm nối tiếp các nội dung họccủa bậc mẫu giáo với tiểu học Trên cơ sở đó giúp học sinh tiếp tục phát triểnđược khả năng xé, dán giấy, sự khéo léo của đôi tay và tính sáng tạo nghệ thuật

đã được hình thành ở lớp mẫu giáo Sự khác nhau cơ bản giữa nội dung xé, dángiấy ở lớp mẫu giáo và lớp 1 tiểu học là ở lớp mẫu giáo, học sinh học xé, dángiấy theo hình mẫu Còn ở lớp 1, học sinh học xé, dán giấy một cách cơ bảnmang tính công nghệ: học xé, dán theo quy trình công nghệ (đánh dấu - vẽ - xétheo đường dấu - dán) và học xé hình cơ bản trước (hình chữ nhật, hình tamgiác, hình vuông, hình tròn), sau đó mới vận dụng cách xé, dán các hình cơ bản

để xé, dán hình cây đơn giản, hoa, lá, quả, con vật, ngôi nhà Với cách sắp xếpnội dung học như vậy, học sinh không những có khả năng xé,dán được nhữnghình mà giáo viên hướng dẫn trên lớp mà còn có khả năng sáng tạo được nhiềuhình khác từ những hình đã học

Bên cạnh đó, nội dung chương trình Thủ công lớp 1 còn có một số điểm mớinữa, đó là: những nội dung chồng chéo với môn học khác hoặc không cần thiết,những nội dung khó so với khả văng của học sinh lớp 1 (như lao động tự phục

Trang 16

vụ, trang trí các hình cơ bản, cắt dán chữ, làm đồ chơi) không đưa vào chươngtrình Do đó, nội dung chương trình Thủ công được tinh giản nhiều, thời giandành cho thực hành của mỗi bài được tăng lên Học sinh có điều kiện để rènluyện kỹ năng và hoàn thành sản phẩm thực hành ngay tại lớp học.

Trong các chương, chương Kỹ thuật xé, dán giấy được coi là khó hơn cả vì: + Học sinh bắt đầu được làm quen với lao đông thủ công và được thực hiệntheo quy trình kỹ thuật

+ Học sinh chưa biết viết chữ (mới đang học vần) nên chủ yếu phải quansát, phải nhớ để làm

+ Mọi hoạt động làm ra sản phẩm đều phụ thuộc vào sự khéo léo của đôibàn tay, nhất là sự điều khiển của các đầu ngón tay để xé giấy

Trong từng chương cũng có những bài được coi là khó như bài xé, dán hìnhvuông, hình tròn, xé, dán con gà con mèo con (chương 1), gấp các nếp gấp cáchđều (chương 2), cắt, dán hàng rào đơn giản (chương 3)

* Lớp 2:

- Chương trình môn LĐ - KT lớp 2 được thực hiện trong 50 tiết/33 tuần, gồm

4 chương: Gấp giấy (6 bài), Cắt, dán giấy (5 bài), Làm đồ chơi (7 bài), Lắp ghép

mô hình kỹ thuật (4 bài)

Chương Gấp giấy tập trung vào chủ đề là gấp hình Yêu cầu cơ bàn về kiếnthức và kỹ năng của chương này là học sinh biết cách gấp và gấp được thuyền,tàu thuỷ hai ống khói, máy bay đuôi rời, con ếch, con chim

Chương Cắt, dán giấy tập trung vào chủ đề là phối hợp cắt và dán Yêu cầu cơbản về kiến thức và kỹ năng của chương này là học sinh biết cắt, dán chữ VUI

VẺ, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, ô tô, biển báo giaothông, tranh ảnh để trang trí, và trang trí góc học tập

Chương Làm đồ chơi tập trung vào chủ đề làm các đồ chơi thông thường hàngngày trên cơ sở các kỹ năng đã học Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng củachương này là học sinh biết cách làm được các loại đồ chơi như quạt giấy tròn,vòng đeo tay, cái ô, tên lửa, đồng hồ quả lắc, gường, nôi em bé, bộ bàn ghế Chương Lắp ghép mô hình kỹ thuật là một nội dung mới Yêu cầu cơ bản vềkiến thức và kỹ năng của chương này là học sinh biết cách đọc bản vẽ và lắpghép được cái thang, chắn đường, cái đu

- Chương trình phân môn Thủ công lớp 2 được thực hiện trong 35 tiết/35

tuần, gồm 3 chương: Kỹ thuật gấp hình (6 bài), Phối hợp gấp, cắt, dán hình (7bài), Làm đồ chơi (6 bài)

Học sinh biết cách gấp và gấp được tên lửa, mày bay phản lực, máy bay đuôirời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui Rèn luyện đôi taykhéo léo và khả năng vận dụng các quy ước, ký hiệu gấp hình cơ bản để gấp cáchình khác nhau Hình thành thói quen lao động theo quy trình, cẩn thận, khoahọc, sáng tạo, có thói quen giữ gìn vệ sinh và yêu thích gấp hình

Học sinh biết cách gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông đơn giản,phong bì; cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng Gấp, cắt, dán được hình tròn, cácbiển báo giao thông (biển chỉ lối đi thuận chiều, cấm xe đi ngược chiều, cấm đỗ

Ngày đăng: 04/07/2014, 10:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình Tiểu học (Ban hành theo quyết định số 43/2001/QĐ - BGD & ĐT ngày 9-11-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán tỉnh, thành phố triển khai chương trình, sách giáo viên lớp 1, 2, 3 môn Nghệ thuật, phần Thủ công Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo khoa Lao động - Kỹ thuật lớp 1, 2, 3 Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo viên môn Nghệ thuật, phần Thủ công lớp 1, 2, 3 Khác
5. Nguỵ Trường Huy và các cộng tác viên (Đặng Duy Hà, Đặng Xu) - Thực trạng thay sách môn Công nghệ lớp 6 và lớp 7 bậc THCS tỉnh Quảng ngãi Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH MÔN NGHỆ THUẬT (PHẦN THỦ - Tóm tắt đề tài NCKH giáo dục
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC THAY SÁCH MÔN NGHỆ THUẬT (PHẦN THỦ (Trang 21)
Bảng 1 - Bản tổng hợp cho cả 3 huyện, thành phố - Tóm tắt đề tài NCKH giáo dục
Bảng 1 Bản tổng hợp cho cả 3 huyện, thành phố (Trang 26)
Bảng 2 - Bản tổng hợp cho từng huyện, thành phố - Tóm tắt đề tài NCKH giáo dục
Bảng 2 Bản tổng hợp cho từng huyện, thành phố (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w