1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng

204 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 7,03 MB

Nội dung

 Từng bước đưa tiến bộ kỹ thuật vμo đμo tạo để nâng cao hiệu quả sử dụngtμi nguyên rừng hướng tới trang bị cho người học các nguyên tắc cũng nhưgiải pháp để tổ chức quản lý tμi nguyên r

Trang 1

CHƯƠ NG TRÌNH HỖ TRỢ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG

Bμi giảng

QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP

Vμ ĐIỀU CHẾ RỪNG

Hà nội 2012

Trang 3

Mục lục

Lý do mục đích môn học 6

Mở đầu 9

Tổng quan về quy hoạch lâm nghiệp v μ điều chế rừng 10

1 Quản lý rừng bền vững 10

2 Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp v μ điều chế rừng 12

2.1 Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp 12

2.2 Khái niệm điều chế rừng 15

2.3 Mối quan hệ giữa QHLN với ĐCR 15

3 Mục đích v μ nhiệm vụ của QHLN v μ ĐCR 16

3.1 Mục đích nhiệm vụ vμ nguyên tắc của QHLN 16

3.2 Mục đích, nhiệm vụ vμ nguyên tắc của điều chế rừng 17

4 Đối t − ợng của QHLN v μ ĐCR 18

5 Lịch sử phát triển của khoa học quy hoạch lâm nghiệp v μ điều chế rừng 18

Cơ sở kinh tế - xã hội - môi tr − ờng của quy hoạch lâm nghiệp v μ điều chế rừng 20

1 Các cơ sở kinh tế - xã hội - môi tr − ờng trong qui hoạch lâm nghiệp - điều

chế rừng 21 1.1 Cơ sở xã hội 21

1.2 Cơ sở kinh tế 23

1.3 Cơ sở về môi tr − ờng trong qui hoạch lâm nghiệp v μ điều chế rừng 26

2 Các nguyên tắc quản lý rừng bền vững 27

2.1 Những vấn đề của rừng 27

2.2 Những nguyên tắc v μ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững để cấp chứng chỉ rừng 29

Cơ sở kỹ thuật của quy hoạch lâm nghiệp v μ điều chế rừng 32

1 Thμnh thục rừng 33

1.1 Th μ nh thục tự nhiên (Th μ nh thục sinh lý) 33

1.2 Th μ nh thục số l − ợng 36

1.3 Th μ nh thục công nghệ 42

1.4 Th μ nh thục tái sinh 47

1.5 Th μ nh thục tre nứa, lồ ô 47

1.6 Th μ nh thục phòng hộ 49

1.7 Th μ nh thục đặc sản 49

1.8 Th μ nh thục kinh tế (giá trị) 49

1.9 Ứ ng dụng các loại tuổi th μ nh thục trong điều chế rừng 50

2 Tổ chức thời gian rừng 51

2.1 Chu kỳ 51

2.2 Năm hồi quy 52

2.3 Luân kỳ 54

Trang 4

2.4 Luân kỳ khai thác rừng tre nứa, lồ ô: 57

3 Các hệ thống phân chia rừng 57

3.1 Phân chia rừng theo lãnh thổ 58

3.2 Phân chia rừng theo hiện trạng thảm che 63

3.3 Phân chia rừng theo chức năng 66

3.4 Phân chia rừng theo quyền sử dụng 69

4 Tổ chức không gian rừng 69

4.1 Chuỗi điều chế 70

4.2 Coupe tác nghiệp 71

5 Vốn rừng chuẩn v μ điều chỉnh sản l − ợng rừng 77

5.1 Sản l − ợng ổn định 77

5.2 Vốn sản xuất chuẩn 78

5.3 Điều chỉnh sản l − ợng rừng 94

Nội dung v μ ph − ơng pháp qui hoạch lâm nghiệp 111

1 Nội dung cơ bản của qui hoạch lâm nghiệp ở các đối t − ợng, cấp khác nhau

112

1.1 Qui hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ 112

1.2 Qui hoạch cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh 114

2 Ph − ơng pháp tiếp cận trong quy hoạch lâm nghiệp 115

2.1 Tiếp cận có sự tham gia lμ cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp 115

2.2 Quản lý thông tin v μ cơ sở dữ liệu trong công tác qui hoạch lâm nghiệp 117

3 Phân tích tình hình .117

3.1 Điều tra điều kiện tự nhiên 118

3.2 Điều tra điều kiện kinh tế xã hội 118

3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh tr − ớc kia v μ hiện nay 120

3.4 Thống kê t μ i nguyên rừng 121

3.5 Điều tra chuyên đề 125

4 Phân tích chiến l − ợc .126

5 Xác định ph − ơng h − ớng, mục đích, mục tiêu nhiệm vụ quản lý t μ i nguyên rừng 126

6 Qui hoạch sản xuất lâm nghiệp 126

6.1 Qui hoạch phân chia đất đai 126

6.2 Qui hoạch các biện pháp tổ chức kinh doanh rừng 127

6.3 Sự tham gia của ng − ời dân trong quy hoạch sử dụng rừng v μ đất lâm nghiệp 129

7 Lập kế hoạch 132

8 Tổ chức bộ máy .133

9 Xây dựng ph − ơng án qui hoạch 135

10 Thẩm định ph − ơng án quy hoạch 137

11 Thực hiện v μ giám sát ph − ơng án .137

12 Đánh giá ph − ơng án .138

Xây dựng ph − ơng án v μ tổ chức điều chế rừng 139

Trang 5

1 Nội dung cơ bản xây dựng ph − ơng án điều chế rừng 140

1.1 Điều tra đánh giá về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực 140

1.2 Xác định mục tiêu điều chế rừng 141

1.3 Xác định giai đoạn, kỳ hạn điều chế 142

1.4 Thiết kế các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng chuỗi điều chế rừng 143

1.5 Bố trí các hoạt động sản xuất khác 148

1.6 Lập kế hoạch điều chế rừng 148

1.7 Dự toán đầu t − xây dựng, lao động, t μ i chính v μ hiệu quả 149

1.8 Thẩm định hiệu quả của ph − ơng án 149

2 Tiến trình v μ ph − ơng pháp tiếp cận trong lập kế hoạch điều chế rừng 150

3 Th μ nh quả của lập ph − ơng án điều chế rừng 152

3.1 Các bản đồ: 152

3.2 Văn bản ph − ơng án điều chế rừng 153

4 Tổ chức thực thi, giám sát v μ đánh giá ph − ơng án điều chế rừng 156

T μ i liệu tham khảo 158

Danh sách t μ i liệu đọc thêm của sinh viên 161

Trang 6

 Từng bước đưa tiến bộ kỹ thuật vμo đμo tạo để nâng cao hiệu quả sử dụngtμi nguyên rừng hướng tới trang bị cho người học các nguyên tắc cũng nhưgiải pháp để tổ chức quản lý tμi nguyên rừng theo hướng bền vững về 3 mặtkinh tế – xã hội – môi trường

 Hội nhập vμo việc đμo tạo quản lý rừng bền vững trong khu vực

Vị trí môn học Quy hoạch lâm nghiệp vμ Điều chế rừng trong chương trình đμo tạo kỹ sư lâm nghiệp:

 Được giảng dạy ở học kỳ VII - VIII trong chương trình đμo tạo kỹ sư lâmnghiệp

 Liên quan chặt chẽ các môn: Lâm sinh học, Điều tra rừng, Quản lý bảo vệrừng, Lâm nghiệp xã hội đại cương, Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội

 Tổng số tiết: 60 - 75 tiết, chưa bao gồm phần thực tập giáo trình ở hiệntrường 03 tuần cùng với môn điều tra rừng

Mục đích của môn học

Nhằm trang bị cho sinh viên lâm nghiệp:

 Kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết trong lãnh vực QHLN -ĐCR để gópphần quản lý sử dụng tμi nguyên rừng theo hướng bền vững

 Khả năng chủ động phối hợp với các bên liên quan trong xây dựng, tổchức thực thi, giám sát vμ đánh giá phương án QHLN - ĐCR phù hợp vớichính sách lâm nghiệp vμ yêu cầu của xã hội

cấp quản lý tμi nguyên rừng khác nhau

Trang 7

& ĐCR + Trình bμy các khái niệm, QHLN vμ ĐCR.

+ Trình bμy mục đích, nhiệm vụ vμ các nguyên tắc trong QHLN vμ ĐCR.

+ Trình bμy lịch sử phát triển QHLN vμ ĐCR trong vμ ngoμi nước

- Khái niệm QHLN & ĐCR

- Mục đích & nhiệm vụ của QHLN vμ ĐCR

- Đối tượng của QHLN vμ ĐCR

- Lịch sử phát triển khoa học QHLN - ĐCR

Trình bμy Động não

Tμi liệu phát tay Phiếu mμu Bảng ghim

+ Trình bμy được các nguyên tắc vμ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững trong QHĐCR

- Các cơ sở KT- XH - MT trong QHLN - ĐCR

- Các nguyên tắc quản lý rừng bền vững Diễn giảng Nãocông Tμi liệu phát tay 10

3 Cơ sở kỹ thuật của

QHLN & ĐCR + Trình bμy khái niệm vμ cách xác định các loạithμnh thục rừng vμ tổ chức thời gian rừng.

+ Trình bμy vμ áp dụng được các hệ thống phân chia rừng vμ tổ chức không gian rừng.

+ Sử dụng được các phương pháp điều chỉnh sản lượng rừng

Bμi giao nhiệm vụ, tμi liệu phát tay 25

4 Nội dung, phương

pháp QHLN + Trình bμy được các nội dụng QHLN cho các đối tượng (cụ thể).

+ Lựa chọn được phương pháp thích hợp trong xây dựng phương án QHLN.

+ Chủ động phối hợp với các bên liên quan xây dựng vμ tổ chức thực hiện được phuơng

Bμi giao nhiệm vụ, Tμi liệu phát tay về phương án quy hoạch rừng

20

Trang 8

+ Xây dựng được phương án ĐCR khả thi + Tổ chức thực hiện vμ đánh giá phương án điều chế rừng

- Nội dung xây dựng phương án ĐCR

- Tiến trình vμ phương pháp tiếp cận trong lập kế hoạch ĐCR

- Thμnh quả của lập phương án ĐCR

- Tổ chức thực thi, giám sát vμ đánh giá điều chế rừng

Trình bμy Bμi tập tình huống Thảo luận nhóm

Bμi giao nhiệm vụ Tμi liệu phát tay Phương án ĐCR

15

Trang 9

MỞ ĐẦU

Môn học Quy hoạch lâm nghiệp (QHLN) vμ Điều chế rừng (ĐCR) lμ một môn họcquan trọng trong chuyên ngμnh đμo tạo kỹ sư lâm sinh Môn nμy nhằm cung cấp chosinh viên các kiến thức vμ kỹ năng về xây dựng, tổ chức thực thi phương án quy hoạchlâm nghiệp; tổ chức rừng theo không gian vμ thời gian của luân kỳ, chu kỳ khép kínnhằm có thể thu được sản lượng lâm sản liên tục vμ các giải pháp tác động vμo rừngnhằm nâng cao sản lượng, lợi dụng tốt tiềm năng lập địa - được gọi lμ phương án điềuchế rừng Cả hai đều nhằm vμo mục đích quản lý rừng bền vững Quản lý rừng bềnvững lμ phương thức quản lý tμi nguyên rừng đạt được sự bền vững cả ba khía cạnh:sinh thái- môi trường, kinh tế vμ văn hóa xã hội

Mục tiêu vμ nội dung giảng dạy trước đây nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị cho sinhviên cách tổ chức quy hoạch vμ điều chế rừng theo hướng sản xuất lâm nghiệp dựa vμokhai thác gỗ lμm chính vμ quy mô quản lý tập trung ở cấp lâm truờng, huyện xã Tuynhiên trong gần một thập kỹ trở lại đây, chính phủ Việt Nam đã có chính sách chuyểnhướng từ nền lâm nghiệp truyền thống lấy khai thác gỗ lμm chính sang lâm nghiệp xãhội, cộng đồng; việc sử dụng tμi nguyên cần được xem xét toμn diện dựa trên kiến thức– kinh nghiệm của người dân địa phương Đã có sự thay đổi quan trọng trong phân cấpquản lý tμi nguyên rừng, đất rừng; chính phủ đã vμ đang tiến hμnh giao đất giao rừngcho người dân, cộng đồng quản lý kinh doanh Với sự thay đổi lớn như vậy đòi hỏi có

sự thay đổi trong cách tiếp cận để quản lý tμi nguyên, đó lμ sự tham gia của nhiềuthμnh phần kinh tế, đặc biệt lμ người dân trong quản lý kinh doanh rừng Như vậy việcquản lý rừng ngμy nay đã có thay đổi về quy mô (có thể với diện tích lớn từ 10.000 –20.000ha của lâm trường hoặc chỉ 10-20ha của nông hộ) vμ đối tượng (có thể lμ lâmtrường, công ty, trang trại hoặc cộng đồng, nông hộ )

Mục đích của quản lý rừng không thay đổi, đó lμ quản lý bền vững được nguồn tμinguyên rừng, nhưng các phương pháp tiếp cận trong lập kế hoạch vμ thực thi, giám sát,đánh giá cần có cải tiến để có thể bảo đảm phương án quy hoạch lâm nghiệp vμ điềuchế rừng có tính thực tế, đáp ứng được lợi ích vμ nguyện vọng của các bên liên quan vμgóp phần nâng cao đời sống kinh tế văn hóa của người dân sống trong vμ gần rừng, gópphần quản lý rừng theo hướng bền vững, có chất lượng cao

Trang 10

Những khái niệm cơ bản sẽ được thảo luận giúp cho sinh viên bắt đầu tiếp cận vớimôn khoa học qủan lý tμi nguyên rừng bao hμm nhiều khía cạnh khác nhau như kinh tế,sản lượng, xã hội, sử dụng bền vững tμi nguyên, môi trường

Khung chương trình tổng quan toμn chương:

Đối tượng của QHLN vμ ĐCR

Lịch sử phát triển khoa học QHLN - ĐCR

Trình bμy Động não

Tμi liệu phát tay Phiếu mμu Bảng ghim

Các phương thức quản lý rừng truyền thống, dựa trên khai thác gỗ lμ chính vμ táchvai trò con người cũng như các bên liên quan đã bộc lộ nhiều nhược điểm, diện tíchrừng bị thu hẹp nhanh đồng thời với nó lμ các khu rừng có chất lượng ngμy cμng kém.Thu hút các bên có liên quan vμo tiến trình lập kế hoạch vμ thực thi quản lý rừng, đặcbiệt lμ các cộng đồng sống trong vμ gần rừng, có đời sống phụ thuộc vμo rừng lμ điềuquan trọng trong xây dựng một chiến lược quản lý rừng bền vững, chia sẻ lợi ích vớicác bên Để quản lý rừng bền vững, có 03 nguyên tắc cơ bản cần được lưu ý, đó lμ:

Trang 11

 Bền vững về môi trường: Các hệ sinh thái rừng cần có đủ khả năng hỗ trợcho nhu cầu sức khoẻ con người, duy trì được sản lượng ổn định, có khảnăng phục hồi thông qua tái sinh; điều nμy yêu cầu quản lý rừng cần tôntrọng vμ xây dựng trên cơ sở các quy luật tự nhiên

 Bền vững về xã hội: Điều nμy phản ảnh mối liên hệ giữa phát triển vμ cáctiêu chuẩn xã hội trong sử dụng rừng; hoạt động quản lý rừng tốt nếu nó bảođảm cho việc phát triển các nhu cầu đa dạng của xã hội một cách bền vững

 Bền vững về kinh tế: Điều nμy yêu cầu các lợi ích kinh tế cần được cân bằnggiữa các nhóm quản lý vμ sử dụng; cân đối giữa hiệu quả kinh tế với các nhucầu môi trường, xã hội

Quản lý rừng bền vững được dựa trên ba nguyên tắc căn bản theo sơ đồ sau:

- Thực hiện các mục tiêu xã hội như đáp ứng nhu cầu sinh kế, bảo tồn văn hóa

vμ hệ thống kiến thức của nguời dân sống phụ thuộc vμo rừng

- Cân bằng giữa nhu cầu của thế hệ hôm nay với thế hệ tương lai

Bề

n vữ

ng

về môi trư

ờng

Q u ả n l ý r ừ n g b ề n v ữ n g

B ề

n v ữ n g v

ề x

ã h ội

B ề n v ữ n

g

v

ề k i n

h t ế

Trang 12

- Cân bằng giữa hiệu quả kinh tế với môi trường nhằm nâng cao các tác độngtích cực vμ giảm thiểu tác động tiêu cực

- Luôn cải tiến vμ chú trọng tiến trình giám sát vμ học tập từ hiện trường

- Bảo đảm sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình ra quyết định

- Cung cấp thông tin cho các bên liên quan vμ những người quan tâm

- Hỗ trợ về chính sách có tính dμi hạn vμ ổn định về tμi chính để quản lý rừngbền vững

2 Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng

2.1 Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp

Diện tích nμo sẽ được coi lμ đất lâm nghiệp? vμ với từng kiểu dạng đất, rừng khácnhau thì loại nμo sẽ phục vụ cho mục tiêu phòng hộ hoặc bảo tồn, loại nμo cần đưa vμosản xuất? Lμm thế nμo chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phươngvới các sản phẩm rừng đồng thời với việc thực hiện sản xuất gỗ? Hệ thống quy hoạchrừng nμo lμ tốt nhất

đối với từng khu

đòi hỏi phải có quy

hoạch lâm nghiệp,

hoạch lμ việc điều

tra khảo sát vμ phân

Trang 13

lý lμ thiết lập các giải pháp để thực thi các hoạt động

Trang 14

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện ở các cấp khác nhau từ cấp toμn cầu cho đến cấp thôn buôn hoặc trang trại.

Cấp toμn cầu hoặc khu vực: Nhằm xây dựng một chiến lược sử dụng tμi

nguyên rừng được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế vμ các chính phủ, nóđược xem lμ cơ sở để hướng dẫn lập kế hoạch toμn cầu, khu vực Các lĩnhvực ưu tiên vμ các hướng dẫn trong Chương trình hμnh động rừng nhiệt đới

lμ một ví dụ

Cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh: Đây lμ cấp chủ yếu để đưa các chính sách

quốc gia Cấp quy hoạch nμy sẽ đưa các ưu tiên bao gồm việc phân bổnguồn tμi nguyên vμ các ưu tiên phát triển giữa các khu vực cũng như lμ cácvấn đề cần thiết liên quan đến cơ sở luật pháp vμ chính sách lâm nghiệp(FAO, 1987) Việc lập kế hoạch dựa trên bản đồ tỷ lệ từ 1:1,000,000 đến1:250,000 Trong các quốc gia có diện tích rộng thì quy hoạch cấp tỉnh sẽ

lμ nơi đưa ra các ưu tiên vμ chính sách lâm nghiệp

Cấp huyện, dự án hoặc vùng đầu nguồn: Cấp huyện hoặc các khu vực

được xác lập dự án lμ nơi tiến hμnh lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp Đưa

ra các quyết định về phân bổ đất giữa lâm nghiệp vμ các sử dụng khác vμ cáckiểu quản lý rừng Tỷ lệ bản đồ để lập kế hoạch từ 1:100,000 đến 1:20,000,trường hợp đặc biệt lμ 1:50,000 Quản lý đầu nguồn lμ một kiểu dạng quản

lý ở cấp huyện trong đó kế hoạch đa mục tiêu được lập vμ tập trung vμoviệc

điều khiển dòng chảy vμ xói mòn đất (FAO 1977, 1985 - 1990)

Cấp thôn buôn/lμng hoặc các tiểu khu rừng: Đây lμ cấp thực thi kế hoạch

vμ điều hμnh quản lý theo từng ngμy bao gồm các hoạt động thiết lập cácgiải pháp lâm sinh, khai thác rừng, vv Những chỉnh sửa chi tiết cho kếhoạch sử dụng đất được thực hiện Một bản đồ lμm cơ sở cho lập kế hoạch

vμ ghi chép các hoạt động quản lý lμ bắt buột phải có, tỷ lệ từ 1:20,000 đến1:10,000

Các tác động giữa các cấp lập kế hoạch cần thực hiện theo hai chiều Trong lập kếhoạch theo nhiều cấp quản lý, cần có sự phân cấp phân quyền trong việc ra quyết định

Trang 15

Hình 1.1: Sơ đồ các cấp quy hoạch lâm nghiệp

Quy hoạch lâm nghiệp liên quan rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của cácngμnh khác vμ nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của vùng, khu vựccũng như nhu cầu của từng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét mốiquan hệ nμy, đặc biệt lμ xuất phát từ thực tế Hiện nay chúng ta đã có nhiều thay đổitrong cách tiếp cận trong xây dựng phương án quy hoạch, thay vì các quy hoạch thường

do một nhóm chuyên gia xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học về rừng, đất, vμthường bỏ quên mối quan hệ với cư dân tại chổ, chúng ta đã từng bước tổ chức quyhoạch ở các cấp xã với sự tham gia của nhiều bên liên quan

Đồng thời lμ việc thay đổi quyền quản lý sử dụng tμi nguyên rừng, trước đây chủyếu sản xuất lâm nghiệp do lâm trường quốc doanh đảm nhiệm, thì nay thμnh phần nμy

đa dạng hơn rất nhiều, từ hộ gia đình đến cộng đồng, các công ty tư nhân, địa phương đòi hỏi phải có cách tiếp cận thích hợp để quy hoạch nhằm bảo đảm tính thực tiễn cũngnhư hiệu quả của phương án cũng như đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với lâmnghiệp – không chỉ gỗ mμ còn các sản phẩm đa dạng, tạo việc lμm, bảo tồn đa dạngsinh học vμ môi trường

Trang 16

Điều tra tài nguyên Bản đồ hiện trạng rừng

Đánh giá nông thôn, kinh tế xã hội

Xác định mục tiêu điều chế rừng

Đánh giá hiện

pháp LNXH Giải pháp

Đánh giá hiệu quả

lâm sinh

Lập phương án điều chế rừng

Chu trình điều chế rừng

Kế hoạch điều chế Bản đồ điều chế

Dự toán kinh phí Hiệu quả

Thẩm định phương án

Thực thi và giám sát

2.2 Khái niệm điều chế rừng

Khoa học về điều chế rừng đã xuất hiện từ lâu vμ hình thμnh vμo cuối thế kỷ 18 ởcác nước phương tây Ởmỗi nước, tùy theo quan điểm, góc độ kinh doanh lợi dụng rừng vμ trình độ kỹ thuậtnên định nghĩa điều chế rừng có khác nhau

Định nghĩa tổng quát theo GS Rucareanu: “Điều chế rừng lμ khoa học vμ thực tiễn

về tổ chức rừng phù hợp với nhiệm vụ quản lý kinh doanh rừng” Trong định nghĩa nμy

tổ chức rừng có nghĩa lμ ấn định cho nó một chế độ, một cơ cấu cụ thể về cấu trúc, điềuchế rừng ở đây chính lμ tổ chức sản xuất sinh vật học rừng Đối tượng của điều chế rừng

dựa trên cơ sở quy

luật phát triển sinh

2.3 Mối quan hệ giữa QHLN với ĐCR

Từ các định hướng của quản lý rừng bền vững cho thấy cần xem xét mối quan hệ

Trang 17

giữa QHLN vμ điều chế rừng để hướng rừng theo mục tiêu bền vững

 Quy hoạch lâm nghiệp lμ một hoạt động lập kế hoạch định hướng phát triển lâmnghiệp cho một cấp, một cơ quan, cộng đồng

Trang 18

 Trong khi đó điều chế rừng dựa trên quy hoạch, cung cấp các cơ sở khoa học để

tổ chức kinh doanh rừng có hiệu quả về sản lượng vμ ổn định trong chu kỳ, luânkỳ

Vμ cả hai cùng đóng góp vμo việc quản lý rừng bền vững theo một phương thứcquản lý tiến bộ, nó sử dụng các phương án quy hoạch lâm nghiệp lμm phương hướng,

áp dụng các phương pháp luận khoa học của điều chế rừng, từ đó tổ chức quản lýkinh doanh toμn diện tμi nguyên rừng

xã hội vμ đời sống nhân dân; đồng thời góp phần vμo việc nâng cao tác dụng phòng hộ,bảo vệ môi trường vμ bảo tồn các hệ sinh thái rừng

 Nhiệm vụ: Quy hoạch lâm nghiệp có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tổ chức điều tra, kiểm kê, phúc tra về tμi nguyên rừng

- Khảo sát điều kiện kinh tế xã hội, trình độ kinh doanh trong khu vực xây

dựng phương án

- Tiến hμnh xác định phương hướng kinh doanh nghề rừng, lập phương án quy

hoạch ở các cấp lãnh thổ, các đơn vị kinh doanh khác nhau

- Giám sát vμ đánh giá việc thực thi phương án quy hoạch vμ điều chỉnh theo

định kỳ

Trong đó các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá kinh tế xã hội, lập phưong án cần có

sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt lμ cộng đồng, vμ các địa phương để phương

án được xuất phát từ nhu cầu thực tế vμ sẽ được thực hiện tốt từ các địa phương, đơn vị

 Nguyên tắc của quy hoạch lâm nghiệp:

- Nguyên tắc dμi hạn, có tính chiến lược: Quy hoạch lâm nghiệp phải được

xây dựng cho mục đích phát triển bền vững tμi nguyên rừng dμi hạn, đưa rađược định hướng về mặt chiến lược cho phát triển lâm nghiệp ở các cấp quyhoạch

- Nguyên tắc tổng quan: Quy hoạch lâm nghiệp phải bảo đảm tính tổng quan,

giải quyết được tất cả vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, vănhoá vμ môi trường

- Nguyên tắc quan hệ đa ngμnh, liên ngμnh: Quy hoạch lâm nghiệp cần được

xem xét trong mối liên quan với các ngμnh khác để bảo đảm sự thống nhất

vμ phối hợp một cách hμi hoμ

Trang 19

- Nguyên tắc ưu tiên : Cần căn cứ vμo nguồn lực vμ nhu cầu xã hội đối với tμi

nguyên rừng để sắp xếp các mục tiêu ưu tiên

- Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học vμ thực tiễn: Giải pháp quy hoạch cần có

căn cứ khoa học một cách chắc chắn vμ bảo đảm áp dụng các tiến bộ khoahọc một cách phù hợp với trình độ kinh tế, xã hội; đồng thời tính thực tiễncủa nó phải được cân nhắc một cách thận trọng để bảo đảm tính khả thi vμhiệu quả

3.2 Mục đích, nhiệm vụ vμ nguyên tắc của điều chế rừng

 Mục đích:

Tổ chức sản xuất ổn định lâu dμi theo chu kỳ, luân kỳ: tái sinh khai thác

-tái sinh liên tục

- Bảo đảm tính hiện thực vμ vững chắc lμm căn cứ xây dựng kế hoạch sản

xuất theo không gian vμ thời gian

- Lμm căn cứ để đưa tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp vμo từng đối tượng rừng.

Xây dựng cơ sở lý luận các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng loại rừng

- Góp phần quản lý rừng tiến bộ, khoa học.

 Nhiệm vụ:

- Bảo đảm cung cấp liên tục (hμng năm) một lượng lâm sản, đặc sản.

- Bảo đảm cung cấp ổn định theo chu kỳ, luân kỳ đúng chủng loại sản phẩm.

- Nâng cao dần năng suất sinh học vμ giá trị kinh tế của tμi nguyên rừng.

- Duy trì điều kiện môi sinh vμ phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng.

Như vậy điều chế rừng cần phải tác động vμo từng lâm phần, cải thiện cấu trúc,nâng cao khả năng lợi dụng điều kiện lập địa của cây rừng vμ quần thể Ngoμi ra cần có

sự phối trí hợp lý theo không gian vμ thời gian nhằm ổn định sản lượng hμng năm

Để đạt được những nhiệm vụ đặt ra, trong điều chế rừng cần xác định một sốnguyên tắc cơ bản lμm phương châm cho phương án điều chế

 Nguyên tắc điều chế rừng:

- Nguyên tắc sản xuất liên tục: Đòi hỏi điều chế rừng phải tính toán sao cho

trong một đơn vị điều chế có cấu trúc vμ độ lớn vốn sản xuất thích hợp để cóthể cung cấp thường xuyên đều đặn lâm sản vμ các nhu cầu khác

- Nguyên tắc tăng năng suất rừng: Đòi hỏi phải xây dựng các mô hình tối ưu

nhằm tận dụng tối đa tiềm năng lập địa để đạt được năng suất cao nhất

- Nguyên tắc tăng giá trị toμn diện tμi nguyên rừng: Thông qua điều tra, phân

tích tμi nguyên rừng tỷ mỷ, phát hiện những khả năng của nó, từ đó tạo điềukiện để sử dụng được nhiều loại sản phầm nâng cao giá trị từng loại sảnphẩm ấy

- Nguyên tắc không ngừng hoμn thiện vai trò phòng hộ của rừng: Bằng

những biện pháp điều chế thích hợp theo chức năng của rừng để có thể pháthuy tác

Trang 20

dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường ở mức cao nhất, đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch, nghỉ ngơi của con người.

- Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh: Đối tượng

lμ các lâm phần thuộc Lâm trường, Xí nghiệp, Trang trại, cộng đồng

 Đối tượng của điều chế rừng:

Đối tượng lμ diện tích tμi nguyên rừng đủ lớn có cùng mục tiêu điều chế, tạo thμnhđối tượng cho việc ấn định thống nhất quá trình sản xuất, bảo đảm được kinh doanh lâudμi, liên tục vμ ổn định

Nói chung đối tượng của quy hoạch vμ điều chế rừng gồm tμi nguyên rừng đượcđặt trong bối cảnh cụ thể Trong QHLN, ĐCR sự tham gia của các bên liên quan, việcchia sẻ lợi ích từ rừng cần được xem xét rõ rμng nhằm đạt được sự bền vững về môitrường, kinh tế vμ xã hội Nhưng tùy theo mục đích vμ nhiệm vụ để quy đinh rõ đốitượng tiến hμnh xây dựng vμ thực thi phương án

5 Lịch sử phát triển của khoa học quy hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng

Sự hình thμnh vμ phát triển môn khoa học quy hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừnggắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội vμ kinh doanh nghề rừng Qua các thời kỳ đầuchủ yếu lμ kinh doanh lợi dụng gỗ, vμ trong xu hướng phát triển người ta nhận ra rằngcần phải tổ chức sản xuất lâm nghiệp hợp lý để có thể thu được sản lượng lâu dμi hơn lμtμn phá tμi nguyên Chính vì vậy quy hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng bắt đầu hìnhthμnh

Đầu thế kỹ 18, những nguyên tắc đơn giản nhất của kinh doanh tổ chức rừng bắtđầu được áp dụng để thu được sản phẩm gỗ đều đặn

Trong suốt hai thế kỹ 18 vμ 19 ngμnh khoa học nμy dần từng bước bổ sung các cơ

sở lý luận, hoμn thiện các giải pháp tổ chức tối ưu trong kinh doanh rừng Phát triểnmạnh nhất của ngμnh khoa học nμy lμ ở châu Âu như ở Đức vμ Áo Tên gọi của ngμnhkhoa học nμy cũng luôn thay đổi do quan niệm vμ nhận thức trong từng giai đoạn khácnhau về đặc điểm sinh học, về định hướng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh khác nhau.Tuy nhiên trước những năm 70 của thế kỹ 20, quan niệm về quy hoạch vμ điều chếrừng cũng chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận vμ mục tiêu sản xuất gỗ lμ chính Nhiềucông trình nghiên cứu khoa học tập trung vμo các lĩnh vực sản lượng gỗ, vμ việc tổchức rừng trong quy hoạch vμ điều chế cũng nhằm mục tiêu sản xuất liên tục gỗ

Trang 21

Những thay đổi về môi trường toμn cầu cũng như trong từng khu vực, quốc gia đãđòi hỏi ngμnh lâm nghiệp xem xét việc quy hoạch rừng vμ tổ chức sản xuất kinh doanh,

vμ thực tế cho thấy khoa học về tổ chức rừng nμy không chỉ đơn thuần lμ khoa họcthuần túy về cấu trúc, sản lượng, sinh vật học rừng mμ còn liên quan đến yếu tố vănhoá xã hội, kinh tế, môi trường Ngoμi ra đối với các khu rừng tự nhiên, đặc biệt lμrừng nhiệt

đới, chứa đựng trong nó sự đa dạng sinh học to lớn, lμ một ngân hμng gen, loμi vμ đadạng về hệ sinh thái; đây lμ một di sản quý báu của nhân loại nhưng đang từng ngμy bịtμn phá vμ quản lý kinh doanh kém hiệu quả, nhiều loại lâm sản ngoμi gỗ quý chưađược bảo tồn vμ chú trọng kinh doanh Do đó quy hoạch vμ điều chế rừng ngμy naycần có những thay đổi cơ bản trong nhận thức cũng như giải pháp toμn diện để kinhdoanh bền vững nguồn tμi nguyên rừng

Trong nước ta, quy hoạch vμ điều chế rừng cũng được người Pháp thử nghiệm ápdụng thông qua các mô hình rừng trồng

Từ năm 60 ở miền bắc đã bắt đầu công tác quy hoạch tổng thể về lâm nghiệp, trongkhi đó ở miền nam thực hiện các mô hình thử nghiệm điều chế rừng Sau năm 1975,hình thμnh các Liên hiệp lâm nghiệp, các lâm trường trong cả nước, chúng ta đã tiếnhμnh các cuộc tổng kiểm kê tμi nguyên rừng vμ xây dựng phương án quy hoạch lâmnghiệp cho từng cấp lãnh thổ, trong đó chú trọng cho các đơn vị trực tiếp kinhdoanh lâm nghiệp như Liên hiệp lâm nghiệp, lâm trường Giai đoạn nμy phương án quyhoạch lâm nghiệp được xem lμ yếu tố pháp lý để tổ chức sản xuất kinh doanh cho mộtđơn vị lâm nghiệp Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy rằng các phương án nμy thưòngchưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vμ khó thực thi, do trong quá trình xây dựngphương án chúng ta chưa phản ảnh được thực trạng nhu cầu xã hội, hoặc do cơ sở dữliệu có độ tin cậy thấp, đồng thời với nó lμ sự tách biệt cộng đồng dân cư trong cáckinh doanh, quản lý bảo vệ rừng; điều nμy đã dẫn đến phương án quy hoạch áp dụngkém hiệu quả, rừng vẫn bị mất

Từ những năm 80 của thế kỹ 20 chúng ta bắt đầu chú trọng vμo khoa học điều chếrừng, tức lμ cố gắng tổ chức rừng khoa học hơn về không gian vμ thời gian, tránh kinhdoanh rừng để lμm mất rừng Dựa vμo phương án quy hoạch, hầu hết các lâm trườngđều phải xây dựng phương án điều chế rừng vμ hμng năm đều có các thiết kế sản xuất.Hoạt

động nμy đã đóng góp tích cực vμo việc quản lý kinh doanh gỗ ổn định hơn, tuy nhiên

về kỹ thuật các phương án nμy cũng ở mức đơn giản Nhưng qua hơn 20 năm thựchiện chúng ta cũng thấy rằng các phương án nμy vẫn nặng về kỹ thuật, lý thuyết vμviệc áp dụng trong thực tế rất hạn chế, hơn nữa nó cũng tập trung vμo khai thác gỗ;những yếu tố về quan hệ xã hội trong kinh doanh rừng chưa được xem xét, việc thâmcanh rừng với sản phẩm đa dạng chưa được đề cập nhiều Điều nμy đòi hỏi quy hoạchcũng như điều chế rừng xem xét cách tiếp cận cũng như vận dụng lý thuyết sản lượngtrong thực tiễn Thực tế cho thấy điều chế rừng vμ quy hoạch có tính xã hội sâu sắc,chúng ta cần quan tâm hơn đến kiến thức bản địa, năng lực, nguồn lực tại chổ để xâydựng một kế hoạch kinh doanh rừng khả thi vμ có hiệu quả hơn, trong đó chú ý đếnvai trò của cộng đồng, người dân, những kinh nghiệm cũng như sự tham gia của họ,

vμ kinh doanh rừng phải

đóng góp vμo việc nâng cao đời sống của cư dân sống trong vμ gần rừng

Ngμy nay khoa học quy hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng đang tiếp tục được

Trang 22

phát triển với những yêu cầu mới, trong đó xem xét một cách toμn diện hơn việc tổchức nghề rừng trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm ba yêu cầu cơ bản lμbền vững về kinh tế, xã hội vμ môi trường.

Trang 23

Khung chương trình tổng quan toμn chương:

Mục tiêu

Sau khi học xong sinh

viên có khả năng:

pháp Vật liệu Thời gian

(Tiết)

Giải thích được ý nghĩa

của các cơ sở kinh tế - xã

hội trong qui hoạch lâm

nghiệp - điều chế rừng

Các cơ sở kinh tế xã hội môi trường trong qui hoạch lâm nghiệp - điều chế rừng

Cơ sở kinh tế/xã hội

- Cơ sở về môi trường trong qui hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng.

Diễn giải Não công

Tμi liệu phát tay 5

Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững.

Trình bμy Tμu liệu

phát tay 2

Quy hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng vừa mang tính chất kỹ thuật lại vừamang tính chất kinh tế - xã hội - môi trường Vì vậy, các kiến thức về kinh tế - xã hội vμmôi trường lμ cơ sở rất quan trọng để nghiên cứu môn qui hoạch lâm nghiệp vμ điều chếrừng

Cơ sở kinh tế xã hội lμ một phạm trù rất rộng, bao hμm toμn bộ những tri thức vềkinh tế vμ xã hội, những quy luật kinh tế vμ phương pháp luận trong quản lý nhμ nướcnói chung vμ quản lý kinh tế nói riêng Trong phạm vi ứng dụng của môn học quyhoạch lâm nghiệp, cơ sở kinh tế được hiểu lμ những văn bản luật pháp, nhữngchính sách, những chỉ thị, nghị quyết, nghị định của Nhμ nước có liên quan đếnphát triển lâm nghiệp Ngoμi ra, cơ sở kinh tế của quy hoạch lâm nghiệp còn baohμm những định hướng vμ chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi,các chương trình vμ dự án phát triển lâm nghiệp nói riêng vμ phát triển kinh tế xã hộitrên địa bμn trung du miền núi chung

Trang 24

Cơ sở môi trường bao hμm nhiều khía canh trong quản lý sử dụng tμi nguyên theohướng bảo đảm sự an toμn sinh thái vμ cân bằng, nó yêu cầu không chỉ thu hoạch lâmsản ổn định mμ còn duy trì vμ bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì được môi trường sốngcủa loμi người.

1 Các cơ sở kinh tế - xã hội - môi trường trong qui hoạch

lâm nghiệp - điều chế rừng.

duyệt tại qui

lâm nghiệp giai đoạn

2001 – 2010 lμ: Mối quan hệ kinh tế, xã hội vμ môi trường trong QHLN & ĐCR

- Về môi trường đạt 43% độ che phủ của rừng

- Về kinh tế đạt giá trị 2,5 tỷ USD hμng lâm sản xuất khẩu

- Về xã hội thu hút khoảng 6,0 – 8,0 triệu lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp

 Định hướng phát triển lâm nghiệp đến năm 2010 về quy mô 3 loại rừng:

- Rừng phòng hộ: 6,0 triệu ha chiếm 18,2% diện tích toμn quốc trong đó diện

tích có rừng 4,831 triệu ha, chưa có rừng 1,169 triệu ha

- Rừng đặc dụng: 2,0 triệu ha chiếm 6,1 % diện tích toμn quốc trong đó diện

tích có rừng 1,495 triệu ha, chưa có rừng 505 nghìn ha

- Rừng sản xuất: 8,0 triệu ha chiếm 24,3% diện tích toμn quốc, trong đó diện

tích có rừng lμ 4,59 triệu ha chưa có rừng 3,41 triệu ha

Trang 25

 Xây dựng vμ phát triển vốn rừng

Trang 26

- Bảo vệ rừng hiện có 10,9 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 9,4 ha vμrừng trồng 1,5 triệu ha.

- Lμm giμu rừng nghèo kiệt 1,85 triệu ha trong đó rừng phòng hộ 855 nghìn ha

vμ rừng sản xuất 995 triệu ha

- Khoanh nuôi phục hồi rừng 1,56 triệu ha trong đó rừng phòng hộ 855 nghìn

ha, rừng đặc dụng 299 nghìn ha vμ rừng sản xuất 406 nghìn ha

- Trồng rừng mới 3,52 triệu ha trong đó rừng kinh tế chủ lực 1,8 triệu ha

 Định hướng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản

- Khai thác lâm sản: Giai đoạn 2001 – 2005 khai thác 12 triệu m3/ năm chủyếu lμ khai thác từ rừng trồng Giai đoạn 2006 – 2010 khai thác 24,5 triệu

m3/ năm chủ yếu lμ khai thác từ rừng trồng

- Chế biến lâm sản: Đến năm 2010 sản xuất 1,5 triệu tấn giấy vμ 3,5 triệu tấnbột giấy, 1 triệu m3 ván nhân tạo

Ngoμi ra các luật lâm nghiệp, các chính sách liên quan sẽ hỗ trợ cho việc xây dựngphương án quy hoạch, điều chế rừng:

- Luật đất đai

- Luật bảo vệ vμ phát triển rừng

- Quyết định 1171/QĐ về quy chế quản lý các loại rừng

- Nghị định 02, 163 về giao đất lâm nghiệp

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 661/QĐ - TTg ngμy 29/07/ 1998 vềmục tiêu, nhiệm vụ, chính sách vμ tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu

ha rừng

Các chính sách có liên quan đến phát triển lâm nghiệp được trình bμy chi tiết trong tập bμi giảng “ Luật vμ hμnh chính lâm nghiệp vμ Lâm nghiệp xã hội đại cương”

1.1.2 Xã hội hoá nghề rừng vμ vấn đề qui hoạch lâm gnhiệp

Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển sản xuất theo hướng thịtrường, đa dạng hoá ngμnh nghề, nhiều thμnh phần kinh tế; ngμnh lâm nghiệp đã vμđang chuyển đổi từ nền lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội.Trong lâm nghiệp xã hội người dân giữ vai trò trung tâm Xét về mục tiêu, lâmnghiệp xã hội lμ một chương trình hay chiến lược phát triển nông thôn miền núi, trong

đó mọi hoạt động nhằm huy động người dân vμo phát triển lâm nghiệp, họ cùng gánhvác trách nhiệm vμ

được nhận lợi ích trực tiếp từ chính sự cố gắng của họ Quy hoạch phát triển sản xuấtlâm nghiệp ngoμi việc tổ chức các hoạt động của các doanh nghiệp, cần tập trung vμohướng đưa các hoạt động lâm nghiệp vμo hoạt động sản xuất của người dân, họ đượctrực tiếp tham gia thực hiện, có như vậy thì phương án quy hoạch mới có tính khả thi vμmang lại hiệu quả thiết thực

Kinh nghiệm quản lý sử dụng tμi nguyên thiên nhiên đặc biệt kinh nghiệm quản

lý rừng cộng đồng cuả đồng bμo dân tộc thiểu số lμ cơ sở quan trọng trong việc xây

Trang 27

dựng phương án qui hoạch lâm nghiệp ở cấp vi mô Thực tế cho thấy nhiều giải pháp, phương pháp phát triển từ bên ngoμi vμo không có tính khả thi về kinh tế hoặc không

được chấp nhận về văn hoá Trong khi đó những kinh nghiệm sẵn có ở cộng đồng lại dễthực hiện, phù hợp trình độ, nguồn lực tại chổ

1.2 Cơ sở kinh tế

Cơ sở kinh tế của công tác qui hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng được thể hiệnthông qua các nguyên tắc kinh tế cơ bản, nó chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các đơn vị sản xuất

1.2.1 Nguyên tắc tái sản xuất tμi nguyên rừng

1.2.1.1 Khái niệm vμ đặc điểm tái sản xuất tμi nguyên rừng.

Tái sản xuất rừng lμ quá trình sản xuất được lặp lại thường xuyên vμ phục hồikhông ngừng tμi nguyên Từ khái niệm trên, tái sản xuất tμi nguyên rừng có những đặcđiểm chính sau đây:

- Tái sản xuất tμi nguyên rừng bao gồm 2 giai đoạn: Xây dựng rừng (trồng rừng

vμ bảo vệ, nuôi dưỡng) vμ sử dụng rừng, vμ hai mặt đối lập nμy lμ quá trìnhthống nhất của tái sản xuất tμi nguyên rừng Thể hiện sử dụng rừng lμ sản xuất

ra sản phẩm cho tiêu dùng hiện tại còn trồng rừng lμ tái tạo tμi nguyên để cóthể tiếp tục khai thác nó trong tương lai

- Tái sản xuất mở rộng tμi nguyên rừng không chỉ đơn thuần lμ tăng thêm vềdiện tích, tổng sản phẩm lâm nghiệp, mμ còn bao gồm cả việc tăng lên về chấtlượng cũng như tính năng có lợi khác của rừng Như vậy tái sản xuất tμinguyên rừng vừa có nội dung tái sản xuất ra của cải vật chất vừa tái sản xuất

ra hoμn cảnh sinh thái, tức lμ tái sản xuất các điều kiện tự nhiên vμ môitrường như: Khôi phục độ mμu mỡ của đất đai, các vμnh đai rừng ven biển,lμm trong sạch các nguồn nước không khí

Sản xuất lâm nghiệp chỉ có thể tồn tại vμ phát triển khi có một chiến lược về tổ

chức hợp lý cho toμn bộ chu trình tái sản xuất “tạo rừng - khai thác- chế biến - thị

trường” Thiếu một chiến lược như thế cho một quá trình tái sản xuất lâm nghiệp

thống nhất thì khó có thể tổ chức hợp lý việc sử dụng rừng vμ trồng rừng, khó thựchiện được tính liên tục về tái sản xuất tμi nguyên rừng

Các cơ sở lâm nghiệp cần áp dụng khoa học điều chế rừng nhằm điều khiển quátrình tái sinh - khai thác, hướng vốn rừng đi vμo thế ổn định

1.2.1.2 Hai phương thức tái sản xuất mở rộng tμi nguyên rừng

Có nhiều giải pháp nhằm tái sản xuất mở rộng tμi nguyên rừng, nó phụ thuộc vμonhiều yếu tố như: Hiện trạng nền kinh tế, trình độ khoa học công nghệ, chính sách pháttriển lâm nghiệp, nguồn lực tại chổ Nhưng nhìn chung có hai phương thức để tái sảnxuất mở rộng tμi nguyên rừng

a)Tái sản xuất mở rộng tμi nguyên rừng theo chiều rộng

Đây lμ phương thức sản xuất nhằm phát triển tμi nguyên rừng bằng cách mở rộngdiện tích gây trồng với cơ sở vật chất thấp, kỹ thuật thô sơ chủ yếu dựa vμo việc sửdụng

Trang 28

độ phì nhiêu tự nhiên của đất Có thể hiểu một cách cụ thể hơn phương thức phát triển

Trang 29

tμi nguyên rừng theo chiều rộng lμ sự tăng thêm khối lượng lâm sản cung cấp cho nền kinh tế, dựa vμo việc mở rộng diện tích rừng trên đất trống đồi núi trọc.

Phương thức nμy gắn liền với kiểu quảng canh Trong lịch sử phát triển, tái sảnxuất tμi nguyên rừng theo chiều rộng đã có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhucầu lâm sản cho nền kinh tế vμ đời sống xã hội: khai hoang, lấn biển để đưa đất đai vμosản xuất lâm nghiệp

Tuy nhiên khả năng mở rộng diện tích trồng rừng bị hạn chế, hơn nữa do phát triểntμi nguyên rừng theo lối quảng canh đã không chú ý đúng mức những vấn đề kinh tế, kỹthuật sử dụng đất đai, tμi nguyên đã mang lại hiệu quả thấp Vì vậy cần xem xét chuyểnsang việc nâng cao chất lượng canh tác thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất vμlao động để thu được nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích Theo xu hướng đó,phương thức phát triển tμi nguyên rừng theo chiều sâu đã được xem xét

b) Tái sản xuất mở rộng tμi nguyên rừng theo chiều sâu

Thực chất phương thức nμy lμ đầu tư thêm tư liệu sản xuất vμo lao động có chấtlượng cao hơn trên một đơn vị diện tích nhằm hoμn thiện không ngừng các biện pháp kỹthuật, tổ chức kinh doanh rừng, nâng cao giá trị kinh tế vμ sinh học của rừng

- Phát triển theo chiều sâu lμ phương thức sản xuất tiến bộ, lμm tăng lâm sảnbằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của đất rừng thông qua việc đầu tưthêm vốn vμ kỹ thuật mới vμo quá trình tạo rừng

- Phương thức nμy trở thμnh khuynh hướng chung có tính quy luật, gắn liền hữu

cơ với sự phát triển khoa học công nghệ Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khicuộc cách mạng khoa học công nghệ đã vμ đang diễn ra một cách mạnh mẽtrên phạm vi rộng lớn, phương thức nμy gắn liền với các biện pháp thâm thâmcanh tμi nguyên rừng

Để thực hiện thâm canh rừng cần lưu ý một số điểm sau:

- Hoμn thiện cơ cấu cây trồng, tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng đem lại nhiềusản phẩm trên một đơn vị diện tích, có hiệu quả kinh tế cao, áp dụng các môhình nông lâm kết hợp, tuyển chọn các cây bản địa

- Thực hiện tốt quy định kỹ thuật lâm sinh, đưa tiến bộ khoa học vμ công nghệvμo sản xuất, đặc biệt lμ công nghệ sinh học Đẩy mạnh công tác nghiên cứu laitạo giống, bảo tồn gen, khoa học điều chế rừng

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để đẩy mạnh thâm canh rừng

- Mở rộng diện tích, khai hoang phục hóa, sử dụng đất trống đồi núi trọc vμotrồng rừng

- Cần học hỏi kinh nghiệm đã tích luỹ từ bao đời nay của các dân tộc để hoμnthiện, bổ sung vμo các giải pháp lâm sinh

- Hoμn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo môi trường cho việc phát triển tμinguyên rừng

1.2.2 Một số nguyên tắc kinh tế khác

 Nguyên tắc sử dụng hợp lý tμi nguyên rừng

Trang 30

Sử dụng hợp lý tμi nguyên rừng được thể hiện thông qua việc quản lý hợp lý tμinguyên rừng, được thể hiện trên một đơn vị diện tích tạo ra nhiều sản phẩm nhất vμ hiệuquả cao nhất về nhiều mặt Để thực hiện nguyên tắc nμy trong công tác qui hoạch vμđiều chế rừng phải lựa chọn phương thức trồng, loμi cây trồng, cấu trúc rừng vμ tổthμnh loμi cây phù hợp cho từng đối tượng sản xuất kinh doanh, vμ tổ chức được cácgiải pháp bảo đảm sự cân bằng vμ ổn định về sản lượng, tránh kinh doanh rừng lμmmất rừng.

 Nguyên tắc tăng năng suất lao động lâm nghiệp

Để thực hiện nguyên tắc nμy, trong công tác qui hoạch vμ điều chế rừng phải ứngdụng nhưng tiến bộ khoa học kỹ thuật vμo thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, đồng thời lựachọn các loμi cây trồng sinh trưởng vμ phát triển nhanh vμ các giải pháp kỹ thuật lâmsinh phù hợp nâng cao năng suất rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh

 Nguyên tắc tăng thu nhập trong lâm nghiệp

Tăng thu nhập lâm nghiệp lμ một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giáhiệu quả của một đơn vị sản xuất Do sản xuất lâm nghiệp tồn tại nhiều dạng sản xuấtkhác nhau, cho nên trong phương án quy hoạch lâm nghiệp cần cân đối, lựa chọn giảipháp thích hợp nhằm tạo thu ra thu nhập tối ưu Thông thường trong lâm nghiệp chu kỳsản xuất dμi, nên tăng thu nhập lâm nghiệp khó có thể xác định cho cả một chu kỳ mμđược đánh giá thông qua hiệu quả của từng khối lượng công việc trong từng giai đoạn

1.2.3 Thμnh thục kinh tế (Giá trị)

Ở nước ta theo nền kinh tế nhiều thμnh phần đang vận hμnh trong cơ chế thịtrường có sự điều tiết của nhμ nước Do vậy quy hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừngphải chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng lμ mang lại hiệuquả kinh tế cao nhất hay nói cách khác lμ phải tôí ưu hoá lợi nhuận thu được Để thuđược hiệu quả kinh tế cao nhất, các nhμ lâm nghiệp đã quan tâm nghiên cứu các quyluật sinh trưởng vμ phát triển của rừng nhằm xác định thời kỳ thu hoạch có lợi nhất

về kinh tế đồng thời thoả mãn được nhu cầu nhiều mặt của xã hội Do giá cả lâm sảntrên thị trường có thể biến động cho nên các nhμ điều chế đã dựa vμo một số cơ sởkinh tế khác nhau để đánh giá hiệu quả của công tác điều chế Xét về góc độ lợinhuận vμ kinh tế, quy hoạch vμ

điều chế rừng cần tính toán xác định thời điểm đạt tới thμnh thục kinh tế, có nghĩa sẽ thuđược lợi ích kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích

1.2.4 Thị trường vμ tiềm lực của cộng đồng

1.2.4.1 Thị trường

Vấn đề khai thác sử dụng tμi nguyên rừng nói chung đều phụ thuộc vμo sự chỉđạo của quy luật kinh tế – xã hội Vì vậy, quy hoạch vμ điều chế rừng không đơn thuầnxuất phát từ sự cứng nhắc của yêú tố kỹ thuật mμ phải biết kết hợp vận dụng những yêucầu vμ xu hướng vận động của quy luật kinh tế trong xã hội Để bản phương án quyhoạch - điều chế rừng cho một đối tượng cụ thể có tính khả thi cao, nó phải giải quyếtcác vấn đề sau:

- Cần lμm tốt công tác nghiên cứu vμ thông tin thị trường để có thể định hướngsát hơn khi quyết định sản phẩm rừng vμ trồng rừng, lựa chọn loμi cây trồngthích hợp Cần trả lời câu hỏi nên sản xuất loại lâm sản nμo? trồng cây để lμm

Trang 31

gì? vμ bán cho ai?

Trang 32

- Tuỳ theo điều kiện tự nhiên từng vùng, khi xây dựng phương án quy hoạch, cầnquy hoạch vùng nguyên liệu tập trung gắn với việc quy hoạch nhμ máy chế biến,lμm như vậy sẽ giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu, hạ giá thμnh sảnphẩm.

1.2.4.2 Xem xét tiềm lực của cộng đồng

Tiềm lực cộng đồng bao gồm các yếu tố: Lao động, vốn, công tác tổ chức quản lý,kiến thức, kinh nghiệm truyền thống trong quản lý tμi nguyên rừng Đây lμ những yếu

tố giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức qui hoạch rừng Do vậy khi tiến hμnh xâydựng phương án qui hoạch cho một đối tượng nμo đó nhất thiết phải đi phân tích vμrút ra những kết luận xác đáng về:

- Khả năng cung cấp nguồn lao động tại chỗ

- Khả năng về tμi chính, các nguồn vốn có thể huy động được

- Công tác tổ chức, quản lý taì nguyên của cộng đồng

- Phát hiện các kinh nghiệm, kiến thức sinh thái địa phương phục vụ cho pháttriển công nghệ có sự tham gia trong quản lý, sử dụng rừng

1.3 Cơ sở về môi trường trong qui hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng.

Do sức ép của dân số, nghèo đói, chiến tranh vμ những tồn tại trong cơ chế quản lý

vμ chính sách lâm nghiệp, trong 50 năm qua, rừng của nước ta đã suy giảm cả về sốlượng vμ chất lượng Đó lμ nguyên nhân của tình trạng lũ lụt, hạn hán, thoái hoá đất, ônhiễm môi trường Những diễn biến bất thường của khí hậu cũng như những thảmhoạ về môi trường trong những năm vừa qua đều cho thấy việc khôi phục vμ phát triểnrừng

đã trở thμnh nhiệm vụ cấp bách vμ không còn bó hẹp trong mỗi quốc gia mμ nó mangtính chất toμn cầu Nếu loμi người không bảo vệ được rừng, thì trong vòng 20 - 30 nămtới , tầng ô - zon sẽ bị xâm hại, nước biển dâng cao vμ lũ lụt sẽ xảy ra lμ điều không thểtránh khỏi

Nước ta, với sự ra đời của dự án trồng 5 triệu ha rừng, một trong những chươngtrình trọng điểm quốc gia lμ nhằm vμo việc giải quyết những vấn đề về môi trường nóitrên vμ hướng đến tạo ra sản phẩm lâm nghiệp tập trung

Mục đích của công tác qui hoạch lâm nghiệp vμ điều chế rừng lμ tổ chức kinhdoanh rừng toμn diện hợp lý nhằm khai thác tμi nguyên rừng vμ phát huy tính năng cólợi khác của rừng một cách bền vững với hiệu quả ngμy cμng cao Trong quá trình thựchiện các phương án quy hoạch, con người đã tác động vμo tự nhiên, nhưng trước đâyngười ta chỉ đơn thuần chú trọng về yếu tố kinh tế mμ bỏ sót một bộ phận quan trọng đó

lμ môi trường tự nhiên Vì vậy chỉ chú ý đến tối ưu hoá tổ chức để thu được lợi nhuậncao nhất, không chú ý đến tác động môi trường Trước những biến đổi xấu đi nhanhchóng của môi trường sống, con người đã nhận thức được vμ ngμy cμng quan tâm đếnvấn đề môi trường nhiều hơn Do vậy, khi tiến hμnh công tác qui hoạch lâm nghiệp,nhất thiết phải quan tâm các khía cạnh:

- Vấn đề bảo vệ lưu vực, chống xói mòn, rửa trôi đất: Tuỳ theo mục đích sử dụng

vμ đặc điểm tự nhiên của đối tượng (độ dốc, độ cao, loại lập địa, khí hậu, dòngchảy ) mμ có phương án lựa chọn phương thức kinh doanh, trồng rừng vμ

Trang 33

chọn

Trang 34

loμi cây trồng phù hợp Từ đó nâng cao khả năng giữ đất, giữ nước của đốitượng quy hoạch - điều chế rừng.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Cùng với vấn đề suy thoái môi trường, thì vấn đềgiảm sút nhanh chóng sự đa dạng sinh học đã kéo theo sự biến đổi các hệ sinhthái, biến mất loμi cây, động vật hoang dã, suy giảm đa dạng về nguồn gen ở cảrừng tự nhiên vμ rừng trồng Do vậy khi xây dựng phương án quy hoạchphải quan tâm đến vấn đề bảo tồn vμ phát triển đa dang sinh học

- Tác động đến khí hậu: Vai trò của rừng đến cân bằng khí hậu vùng cũng cầnđược xem xét trong phương án quy hoạch - điều chế rừng ở từng địa phương,quốc gia vμ khu vực

2 Các nguyên tắc quản lý rừng bền vững

2.1 Những vấn đề của rừng

Sự ra đời của quản lý rừng bền vững (QLRBV) vμ chứng chỉ rừng (CCR) xuấtphát từ những vấn đề liên quan đến tác động tiêu cực của sự tổn hại tμi nguyên rừngtrên toμn thế giới vμ có thể được minh hoạ qua sơ đồ sau:

Christopher Upton & Stephen Bas (1996) đã đề cập đến các vấn đề của rừngtrên toμn thế giới, đó lμ:

 Sự suy giảm diện tích vμ chất lượng rừng: Số vμ chất lượng rừng đang giảmsút Lý do của nó lμ việc khai thác gỗ, củi, thực phẩm, diễn ra với tốc độnhanh hơn tái sinh rừng, bởi vì nhiều khu rừng bị chặt đốt để lấy đất vμo cácmục đích sử dụng khác Còn trồng rừng thì chủ yếu có số lượng hơn lμ chấtlượng, vμ như vậy nó không thể thay thế được vai trò của rừng tự nhiên

 Suy giảm môi trường của các khu rừng: Khai thác rừng vμ chặt phá rừng đãtạo nên vấn đề: đất đai xói mòn, suy giảm khả năng giữ nước đầu nguồn, thayđổi tiểu khí hậu Ô nhiễm không khí ở do công nghiệp, đã lμm cho rừngsinh trưởng kém Nhiều lợi ích môi trường của rừng cho con người đã giảm súthoặc biến mất

 Thiệt hại về đa dạng sinh học: từ những vấn đề trên đã góp phần lμm suy giảmnhanh sự đa dạng loμi vμ nguồn gen trong cả hai hệ sinh thái rừng: rừng tựnhiên vμ rừng trồng Tiềm năng sinh học của thế giới phục vụ cho sản xuất vậtliệu di truyền, thực phẩm, thuốc chữa bệnh bị hạ thấp Với rừng nhiệt đới lμmột nguồn đa dạng sinh học chính, vμ sự lạm dụng rừng ở các khu vựcnhiệt đới cũng do những nguyên nhân đã đề cập trên

 Sự mất mát về văn hóa vμ tri thức: suy giảm rừng đã kéo theo sự thiệt hại vềvăn hóa, bản sắc dân tộc vμ kiến thức bản địa đã hình thμnh vμ phát triểntrong cư dân có đời sống gắn bó với rừng

 Thiệt hại về sinh kế: tất cả những yếu tố nói trên đã ảnh hưởng đến sinh kế củanhững người sống phụ thuộc vμo rừng - đặc biệt lμ nhóm người nghèo trongcác quốc gia nghèo, những người không có đất đai canh tác nông nghiệp, vμnhững người phụ thuộc vμo rừng vì sự ‘an tòan xã hội’

Trang 35

 Thay đổi khí hậu: suy giảm rừng vμ môi trường trên thế giới sẽ góp phần tạonên mất cân bằng về khí hậu trong các khu vực vμ tòan cầu Rừng đóng vμi tròchính trong lưu giữ khí cacbon: vì với sự di chuyển của chúng, carbon dioxidetrong không khí sẽ lμm cho trái đất nóng lên tạo nên nhiều ảnh hưởng xấu trongnhiều mặt.

Nhiều vấn đề đang được phân tích như môi trường, quyền sử dụng đất, sự nghèođói vμ chúng có mối liên hệ với nhau Vấn đề của rừng lμ kết quả của nhiều nguyên nhân, vμ hμnh động để giải quyết lμ một thử thách cho ngμnh lâm nghiệp trong tương lai

* S ự p h ụ t h u ộ c k i n h t ế đ ố

i v ớ

i r ừ n g

* Khôn

g tiếp cận được tư

liệu sản xuất

* T h ấ

t n g h i ệ p / t h i ế u v i ệ c l à m

N gu yê

n nh

ân

cơ bả n

* C ô n g n g h ệ k é m

* K h

ó k h ă

n v

ề đị

a hì n h/

đị

a th ế

Thểchế/chính

sách

Giá

o dụcmôi

tr

ường

kém

N g u y ê

n n h â

n p h ụ th u ộ c

* T h i ế

u g ỗ / c ũ i

* T h i ế u l â m s ả n n g o à i g ỗ

K h

ai h o a n

g m

ở r ộ n

g n ô n

g n g hi ệ p

T h i ế

u k i ế

n t h ứ

c v

ề v a

i tr

ò c ủ

a r ừ n g

B i ể

u h i ệ

n tr

ư ớ

c m ắ t

Phárừng

X ó i m ò n đ ấ t

Thoá

i ho

á m

ôi trư

ờngĐó

i nghèo

Hình 2.1: Hệ thống nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng

Trang 36

2.2 Những nguyên tắc vμ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững để

cấp chứng chỉ rừng

Với những vấn đề của rừng đã đề cập trên nên đã có sự nhất trí rộng rãi rằngrừng phải được quản lý tốt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, sinhthái, văn hóa tinh thần của thế hệ hiện nay vμ tương lai

Hiện nay xã hội có sự hiểu biết ngμy cμng sâu sắc hơn về tác hại của sự mất vμ suythoái rừng, người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi việc sản xuất ra những sản phẩm

từ rừng: bằng gỗ hoặc không phải gỗ, không được lμm hại mμ phải giúp cho việc bảođảm duy trì tμi nguyên rừng cho các thế hệ tương lai Để đáp ứng đòi hỏi nμy, nhữngchương trình chứng chỉ vμ tự chứng chỉ các sản phẩm gỗ đã phát triển mạnh trên

thương trường.Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chương trình, tổ chức chứng chỉ rừng như ITTO,FSC, mục tiêu chung đều nhằm hướng vμo việc quản lý rừng bền vững vμ các sản phẩmrừng được khai thác hợp lý, duy trì được sinh thái rừng Các sản phẩm nμy sẽ được dánnhãn gỗ sinh thái (gỗ sản xuất bền vững) vμ được người tiêu dùng ủng hộ vì mục tiêugìn giữ môi trường rừng Trong các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới, FSC có ảnhhưởng lớn nhất vμ đang được nhiều quốc gia đi theo

FSC lμ gì? Tiếng Anh lμ Forest Stewadship Council, nghĩa lμ Hội đồng quản trịrừng Đây lμ một tổ chức quốc tế độc lập đang xúc tiến việc chứng chỉ rừng Nó đượcthμnh lập năm 1993 bởi các công ty lâm nghiệp, đai diện của các tổ chức lâm nghiệp vμnguời dân bản địa ở tất cả các phần trên thế giới

FSC đã đưa ra 10 nguyên tắc vμ các tiêu chuẩn kèm theo để hướng dẫn vμ thẩmđịnh việc quản lý kinh doanh rừng Các quốc gia, công ty, tư nhân dựa theo đó để tiếptục xây dựng các tiêu chí cụ thể phù hợp với hòan cảnh của mình nhằm quản lý rừngbền vững Các nguyên tắc, tiêu chuẩn, tiêu chí nμy sẽ được FSC kiểm định vμ thôngqua lμm cơ sở cho việc giám sát thực hiện vμ cấp chứng chỉ rừng

Hệ thống các nguyên tắc – tiêu chuẩn – tiêu chí theo thứ bậc từ tổng quát đến chitiết

Sau đây sẽ giới thiệu 10 nguyên tắc của FSC để quản lý rừng bền vững vμ chứngchỉ rừng

Nguyên tắc 1: Tuân theo luật vμ nguyên tắc của FSC

Quản lý rừng phải tuân theo tất cả pháp luật hiện hμnh của nhμ nước sở tại, tất cảnhững hiệp định quốc tế mμ nhμ nước đó đã ký kết, vμ tất cả những nguyên tắc vμ tiêuchuẩn của FSC

Nguyên tắc 2: Quyền sở hữu, sử dụng vμ trách nhiệm

Quyền sở hữu vμ sử dụng vμ sử dụng lâu dμi đất vμ tμi nguyên rừng vμ đất rừng phải

được quy định rõ rμng, vμo sổ sách vμ được thiết lập hợp pháp

Nguyên tắc 3: Quyền của người bản địa

Những quyền hợp pháp vμ truyền thống của nhân dân sở tại về sở hữu, sử dụng vμquản lý đất, lãnh địa vμ tμi nguyên của họ phải được công nhận vμ tôn trọng

Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng vμ những quyền của người lao

Trang 37

động

Trang 38

Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng phải duy trì hoặc tăng cường phúc lợikinh tế vμ xã hội lâu dμi cho công nhân lâm nghiệp vμ cộng đồng địa phương.

Nguyên tắc 5: Các nguồn lợi từ rừng

Các hoạt động quản lý rừng phải khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các sảnphẩm vμ dịch vụ đa dạng của rừng để bảo đảm tính bền vững kinh tế vμ tính đa dạngcủa những lợi ích về môi trường vμ xã hội

Nguyên tắc 6: Tác động môi trường

Quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học vμ các giá trị của nó, bảo tồn nguồnnước, đất, những hệ sinh thái vμ sinh cảnh đặc thù dễ bị mất cân bằng, duy trì các chứcnăng sinh thái vμ tòan vẹn của rừng

Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý

Một kế hoạch quản lý thích hợp với quy mô vμ cường độ của hoạt động lâm nghiệpphải được xây dựng, thực thi vμ cập nhật Các mục tiêu dμi hạn của quản lý kinh doanhrừng vμ giải pháp để đạt được các mục tiêu đó phải được xác định rõ rμng

Nguyên tắc 8: Giám sát vμ đánh giá

Hoạt động giám sát phải được tiến hμnh thích hợp với quy mô vμ cường độ củakinh doanh rừng để đánh giá tình trạng rừng, sản lượng của các sản phẩm rừng, chuỗihμnh trình sản phẩm, hoạt động quản lý vμ các tác động về xã hội vμ môi trường củachúng

Nguyên tắc 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao

Các hoạt động quản lý trong các khu rừng có giá trị bảo tồn cao phải duy trì vμtăng cường các giá trị của nó Những quyết định liên quan đến các khu rừng có giá trịbảo tồn cao phải được cân nhắc vμ có biện pháp phòng xa

Nguyên tắc 10: Rừng trồng

Rừng trồng phải được thiết lập vμ quản lý theo các nguyên tắc vμ tiêu chuẩn 1-9,

vμ nguyên tắc 10 với các tiêu chuẩn của nó Trong khi rừng trồng có thể cung cấp mộtloạt các lợi ích về kinh tế vμ xã hội, vμ có thể góp phần thỏa mãn nhu cầu lâm sảncủa thế giới, chúng phải thực hiện việc quản lý nhằm giảm áp lực vμ thúc đẩy việcphục hồi vμ bảo tồn rừng tự nhiên

Trên đây lμ 10 nguyên tắc của FSC để thẩm định việc quản lý rừng vμ cấp chứngchỉ, dán nhãn gỗ sinh thái

Dưới mỗi nguyên tắc lại có các tiêu chuẩn cụ thể, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiếttrong tμi liệu của FSC

Từ 10 nguyên tắc của FSC cho thấy việc quản lý rừng bền vững phải bảo đảmbền vững 3 mặt: môi trường, văn hóa xã hội vμ kinh tế Đặc biệt lμ FSC không đơnthuần đề cập đến hoạt động quản lý với đối tượng lμ rừng mμ còn nói đến quyền vμlợi ích của cộng đồng địa phương, người dân sống phụ thuộc vμo rừng trong 2 nguyêntắc 3 vμ 4

Trang 39

Ng uy

ên tắc 1

Ng uy

ên tắc 2

Ti ê u c h u ẩ n 1 1

Ti ê u c h u ẩ n 1 2

Ti ê u c h u ẩ n 1 3

Ti ê u c h u ẩ n 2 1

Ti ê u c h u ẩ n 2 2

Hình 2.2: Hệ thống các nguyên tắc/tiêu chuẩn/tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC

Tiêu chí Tiêu chí Tiêu chí Tiêu chí Tiêu chí Tiêu chí

ỞViệt Nam, từ năm 1998 chúng ta đã bắt đầu những bước khởi động cho hoạtđộng nμy để hòa nhập với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ môi trường cũng như có thểgia nhập vμo các thị trường gỗ quốc tề Tại hội thảo quốc gia lần thứ nhất năm 1998 đãthμnh lập nhóm công tác quốc gia về chứng chỉ rừng, từ đó đến nay nhóm đã xây dựng

dự thảo các tiêu chuẩn vμ tiêu chí quốc gia để quản lý rừng bền vững Các tiêu chuẩn,tiêu chí quốc gia đang được thử nghiệm ở một số lâm trường, công ty, được sự góp ýcủa các chuyên gia quốc tế, FSC trên cơ sở nμy sẽ đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn,tiêu chí thích hợp với điều kiện Việt Nam vμ được FSC quốc tế công nhận

Công việc trước mắt cần phải lμm để chứng chỉ rừng còn rất nhiều, nhưng conđường để quản lý rừng bền vững trong kinh doanh chắc chắn phải theo cách lμm nμy vìlợi ích nhiều mặt của kinh tế, văn hóa xã hội cũng như môi trường

Trang 40

sử dụng hợp lý.

Khung chương trình tổng quan toμn chương

Mục tiêu

Sau khi học xong

sinh viên có khả năng

Nội dung Phương pháp Vật liệu Thời

gian (Tiết)

Trình bμy khái niệm

Bμi giao nhiệm vụ.

Tμi liệu phát tay

Các phương pháp điều chỉnh sản lượng

Một trong những mục tiêu quan trọng của điều chế rừng lμ tổ chức sản xuất lâudμi, bảo đảm cung cấp liên tục một lượng lâm sản ổn định theo luân kỳ, chu kỳ vμ đúngchủng loại sản phẩm Đạt được mục tiêu nμy, cần phải phối trí toμn bộ tμi nguyên rừngtrong một đơn vị điều chế theo không gian vμ thời gian hợp lý, hình thμnh chuỗi điềuchế khép kín Kết quả cuối cùng của công tác nμy lμ đặt các coupe tác nghiệp hμngnăm,

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  ghim - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
ng ghim (Trang 10)
Hình 1.1. Ba nguyên tắc quản lý rừng bền vững - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 1.1. Ba nguyên tắc quản lý rừng bền vững (Trang 11)
Hình 1.1: Sơ đồ các cấp quy hoạch lâm nghiệp - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 1.1 Sơ đồ các cấp quy hoạch lâm nghiệp (Trang 15)
Hình  2.1: Hệ  thống  nguyên  nhân  làm suy  thoái tài  nguyên  rừng - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
nh 2.1: Hệ thống nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng (Trang 34)
Hình 2.2: Hệ thống  các nguyên tắc/tiêu  chuẩn/tiêu chí  quản lý rừng bền  vững của FSC - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 2.2 Hệ thống các nguyên tắc/tiêu chuẩn/tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC (Trang 37)
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng trữ lượng lâm phần thuần loại đều tuổi - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn sinh trưởng trữ lượng lâm phần thuần loại đều tuổi (Trang 40)
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng thể tích cây rừngvμ tuổi thμnh thục tự nhiên - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn sinh trưởng thể tích cây rừngvμ tuổi thμnh thục tự nhiên (Trang 40)
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng trữ lượng lâm phần hỗn loại khác - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn sinh trưởng trữ lượng lâm phần hỗn loại khác (Trang 42)
Bảng 3.1: Sự thay đổi của tuổi thμnh thục tự nhiên của cây trong rừng vμ - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 3.1 Sự thay đổi của tuổi thμnh thục tự nhiên của cây trong rừng vμ (Trang 42)
Bảng 3.2: Biểu quá trình sinh trưởng của rừng Thông chuẩn trên cấp đất 2 (Theo  Varơgac vμ Bedemarơ) - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 3.2 Biểu quá trình sinh trưởng của rừng Thông chuẩn trên cấp đất 2 (Theo Varơgac vμ Bedemarơ) (Trang 43)
Hình 3.4: Sinh trưởng thể tích hoặc trữ lượng (y) vμ quy luật biến đổi Z y  vμ y - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.4 Sinh trưởng thể tích hoặc trữ lượng (y) vμ quy luật biến đổi Z y vμ y (Trang 45)
Hình 3.5: Quan hệ P y  vμ 100/A  theo tuổi - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.5 Quan hệ P y vμ 100/A theo tuổi (Trang 48)
Bảng 3.3: Tuổi thμnh thục số lượng vμ đường kính tối thiểu khai thác tương ứng cho  loμi Bằng Lăng trên 4 cấp năng suất (Bảo Huy (1993)) - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 3.3 Tuổi thμnh thục số lượng vμ đường kính tối thiểu khai thác tương ứng cho loμi Bằng Lăng trên 4 cấp năng suất (Bảo Huy (1993)) (Trang 50)
Bảng 3.4: Tổng hợp các số liệu từ biểu quá trình sinh trưởng vμ biểu suất sản phẩm - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 3.4 Tổng hợp các số liệu từ biểu quá trình sinh trưởng vμ biểu suất sản phẩm (Trang 53)
Hình 3.6: Quan hệ   ysp  theo tuổi vμ tuổi thμnh thục công nghệ - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.6 Quan hệ  ysp theo tuổi vμ tuổi thμnh thục công nghệ (Trang 54)
Hình 3.7: Phân bố diện tích Hình 3.8: Phân bố trữ - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.7 Phân bố diện tích Hình 3.8: Phân bố trữ (Trang 62)
Hình 3.9: Hệ thống phân chia rừng theo lãnh thổ cho các chủ rừng khác nhau - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.9 Hệ thống phân chia rừng theo lãnh thổ cho các chủ rừng khác nhau (Trang 75)
Bảng 3.5: Phiếu mô tả đoạn - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 3.5 Phiếu mô tả đoạn (Trang 79)
Hình 3.10: Phân bố vốn sản xuất chuẩn (trữ l−ợng) theo tuổi. - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.10 Phân bố vốn sản xuất chuẩn (trữ l−ợng) theo tuổi (Trang 102)
Bảng 3.6: Điều chỉnh cấu trúc N-D trong chặt nuôi d−ỡng rừng 1/2 rụng lá −u thế  Bằng Lăng trên cấp năng suất II - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 3.6 Điều chỉnh cấu trúc N-D trong chặt nuôi d−ỡng rừng 1/2 rụng lá −u thế Bằng Lăng trên cấp năng suất II (Trang 123)
Hình 3.12: Cấu trúc vốn rừng chuẩn theo cấp tuổi, cấp kính. - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 3.12 Cấu trúc vốn rừng chuẩn theo cấp tuổi, cấp kính (Trang 127)
Bảng 3.7: Điều chỉnh cấu trúc N-D vμ xác định l−ợng khai thác - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 3.7 Điều chỉnh cấu trúc N-D vμ xác định l−ợng khai thác (Trang 133)
Hình 4.1:  Chiều hướng tiếp cận mới trong quy hoạch lâm nghiệp - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 4.1 Chiều hướng tiếp cận mới trong quy hoạch lâm nghiệp (Trang 145)
Bảng 4.1: Đánh giá tiềm năng của các dạng lập địa - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 4.1 Đánh giá tiềm năng của các dạng lập địa (Trang 164)
Bảng 4.2: Tóm tắt tiến trình nội dung vμ phương pháp xây dựng phương án quy  hoạch lâm nghiệp - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 4.2 Tóm tắt tiến trình nội dung vμ phương pháp xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp (Trang 166)
Hình 4.2: Sơ đồ tiến trình xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Hình 4.2 Sơ đồ tiến trình xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp (Trang 167)
Bảng 5.1.  Kế hoạch điều chế rừng - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 5.1. Kế hoạch điều chế rừng (Trang 185)
Bảng 5.2 giới thiệu khái quát các bước tiến hμnh, các bên liên quan vμ các công cụ, - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 5.2 giới thiệu khái quát các bước tiến hμnh, các bên liên quan vμ các công cụ, (Trang 186)
Bảng 5.2 Ma trận về tiến trình, các bên liên quan vμ phương pháp/kỹ thuật trong lập - Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng
Bảng 5.2 Ma trận về tiến trình, các bên liên quan vμ phương pháp/kỹ thuật trong lập (Trang 187)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w