Chăm sóc tiền sản Chăm sóc tiền sản là gợi ý giữ sức khỏe cho người mẹ trong lúc mang thai, bao gồm các vấn đề về khám thai. Bạn hãy sắp xếp đi khám ngay khi nghĩ rằng mình có thai. Những lần khám này giúp bạn mang thai khỏe mạnh và tìm ra một số vấn đề về sức khỏe, nếu có. Bác sĩ có thể chỉ định lịch khám thai mỗi 4-6 tuần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Bạn cần đi khám thường xuyên hơn trong ba tháng cuối. Trường hợp đặc biệt, bác sĩ cần phải khám cho thai phụ thường xuyên hơn hay làm nhiều xét nghiệm hơn. Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để theo dõi sức khỏe mẹ và bé Lần khám thai đầu tiên Lần khám đầu tiên thường là lần khám lâu nhất. Trong lần khám này, người mẹ sẽ được kiểm tra những vấn đề dưới đây: - Kiểm tra chiều cao, cân nặng và huyết áp. - Lấy máu để kiểm tra xem bạn có mắc bệnh và thiếu sắt không. Thai phụ có thể được hỏi là có muốn thử nghiệm HIV không. - Người mẹ cần lấy nước tiểu để kiểm tra xem có nhiễm trùng đường tiểu; có đường hay chất đạm trong nước tiểu không. - Thai phụ sẽ được biết ngày sinh, ước tính ngày sinh con. - Bác sĩ có thể hỏi về sức khỏe của người mẹ, sức khỏe người chồng hay người nhà và các loại thuốc (hoặc thảo dược) mà người mẹ đang dùng. - Bác sĩ sẽ khám tổng quát, bao gồm khám khung chậu và khám chất nhờn âm đạo (khám pap). - Bác sĩ có thể yêu cầu người mẹ bắt đầu dùng sắt hay axit folic… bổ sung. - Người mẹ được hẹn cho lần khám thai kế tiếp. Những lần khám sau - Kiểm tra huyết áp, cân nặng, nước tiểu, và sức khỏe tổng quát cho thai phụ. - Kiểm tra nhịp tim và sự phát triển của bé. - Có thể làm các thử nghiệm khác như thử máu hay siêu âm. Các xét nghiệm a. Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra: - Loại máu. - Hàm lượng chất sắt. - Bệnh giang mai. - Viêm gan B. - Sởi. - Xét nghiệm AFP (Alpha-fetoprotein). Xét nghiệm này giúp tìm nguy cơ một số khuyết tật bẩm sinh bé. Xét nghiệm thường được tiến hành trong tuần 15-20 của thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm là có nguy cơ thì người mẹ sẽ phải làm thêm nhiều xét nghiệm nữa. - Kiểm tra yếu tố Rh. Kết quả để kiểm tra xem thai phụ có Rh cộng (Rh+, dương tính) hay Rh trừ (Rh-, âm tính). - Xét nghiệm HIV. Người mẹ có thể lây bệnh cho con trong lúc mang thai, sinh con và cho con bú. b. Siêu âm: Thai phụ sẽ được siêu âm ít nhất một vài lần trong lúc mang thai. Bác sĩ có thể cho siêu âm nhiều hơn để kiểm tra sự phát triển của bé. c. Thử nước ối: Phương pháp này để kiểm tra bệnh di truyền và thường được thực hiện từ tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ (như chiếc kim) qua bụng của người mẹ để lấy một ít nước ối. Nước ối này sẽ được phân tích sau đó. d. Xét nghiệm glucose (Glucose tolerance test, hay GTT): Từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, thai phụ sẽ được xét nghiệm lượng đường, để xem có bị tiểu đường không. e. Non-stress test: Xét nghiệm này nhằm ghi lại nhịp tim của bé trên một máy đặc biệt. Quá trình thực hiện không gây đau. Dấu hiệu cần đi khám khẩn cấp - Bị vỡ hay rò rỉ màng hay túi nước ối. - Thai phụ bị ra máu âm đạo. - Thai phụ bị đau bụng hay co thắt xảy ra hơn 4-6 lần trong một giờ đồng hồ. . Chăm sóc tiền sản Chăm sóc tiền sản là gợi ý giữ sức khỏe cho người mẹ trong lúc mang thai, bao gồm các vấn