QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA HẤU Dưa hấu (tên khoa học: Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae), một loại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi và là loại quả phổ biến nhất trong họ Bầu bí. Dưa hấu có tính hàn, có thể dùng làm thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn, các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. (BBT) I. Kỹ thuật trồng: I.1. Thời vụ: Tuỳ theo giống dưa và mục đích trồng như: nếu trồng dưa Noel gieo từ 18 đến 28-9 âm lịch, trồng dưa Tết gieo từ 10 đến 20-10 âm lịch, trồng dưa tháng Giêng gieo vào đầu tháng 11 âm lịch. I.2. Chuẩn bị đất và khoảng cách trồng: - Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật rồi đào mương lên liếp. - Khoảng cách luống thường 2,5-3m cho luống đơn và 4,5-6m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30-40cm, sâu 40cm. Bố trí theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80-90cm, cao 15-20cm. Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ha. - Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao ni-lông rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn. I.3 Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic) Mục đích: * Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại. * Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước. * Tiết kiệm phân bón. * Tăng khả năng quang hợp cho cây. * Hạn chế cỏ dại. * Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ. * Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ. - Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này. - Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8-10cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20- 30cm. II. Phân bón: Liều lượng dùng cho 1 ha là: Phân chuồng (nếu có) 20-30 tấn, 230-250kg urê, 170kg Clorua kali (KCl), 350kg DAP, 300 kg phân dơi hoặc tôm cá. * Cách bón: - Bón lót: Toàn bộ phân super lân, DAP, phân dơi, phân chuồng (nếu có), 50kg urê và 40kg Clorua kali. - Thúc lần 1 (10-15 ngày sau khi trồng): 100kg urê + 40kg Clorua kali. - Thúc lần 2 (20-25 ngày sau khi trồng): 50kg urê + 20kg Clorua kali. - Thúc nuôi quả (sau khi đã để quả): 100kg urê + 50kg Clorua kali. Chú ý: Có thể dùng phân hỗn hợp NPK (16-16-8) với lượng 500kg/ha để thay thế phân đơn. Không dùng chất kích thích tăng trưởng ở giai đoạn phát triển quả vì dễ gây hiện tượng rỗng ruột, xốp quả, quả bị chua và dễ hư trong bảo quản. III. Chăm sóc: - Mỗi lần bón phân lên kết hợp với làm cỏ vun gốc. - Tưới nước: Dưa hấu ưa ẩm, chịu hạn nhưng sợ bị ngập úng, đảm bảo độ ẩm của đất 70-75%, chỉ giảm lượng nước tưới khi gần thu hoạch. Khi cây lớn có thể tưới thấm bằng cách cho nước vào rãnh và không để ngập mặt líp, trước khi thu hoạch 7 ngày để ruộng dưa khô (độ ẩm đất 50-60%) - Tỉa nhánh, chỉnh dây: để 1 dây chính và 1-2 dây phụ từ những nhánh to khoẻ ra sớm nhất, tính từ gốc lên trên tỉa bỏ các nhánh khác. Khi thân có 5 lá thật thì bấm ngọn, 20-25 ngày sau khi trồng thì sửa dây bò vuông góc với mặt luống. - Thụ phấn bổ sung: Chọn nụ cái to để thụ phấn bổ sung (các hoa thứ 2, 3, 4 trở đi thường là nụ hoa cái to), dùng phấn hoa đực mới nở chấm lên nhuỵ hoa cái vào buổi sáng (từ 6-9 giờ), mỗi dây thụ phấn 2-3 hoa. Khi quả bằng quả chanh tiến hành lựa quả. Mỗi cây chỉ để 1-2 quả (tốt nhất để 1 quả) - Sau khi để quả 7-10 ngày sửa lại vị trí quả để quả bò tròn đều, có màu sắc đẹp. IV. Phòng trị sâu bệnh: IV.1. Nhện đỏ (Tetramychuss sp) Còn gọi là Bọ xít lửa, Bọ chét lửa, rầy lửa. Chích hút mắt dưới lá, ngọn, quả non, truyền bệnh lám xoắn lá, đọt. Phòng trừ: Có thể dùng thuốc NISSORUN 5EC. IV.2. Bọ dưa còn gọi là Bọ rùa vàng (Anlacophora Somilis) Sâu non chui xuống gốc ăn rễ dưa, đục vào gốc làm cây dưa vàng lá, có thể chết ngay giống như bệnh cháy dây do vi khuẩn. Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại và gom dây dưa để dụ thành trùng đến ăn và đẻ trứng rồi phun thuốc và đốt để diệt. Dùng thuốc MARSHAL 200SC. IV.3. Rệp dưa (Aphis sd) Rệp dưa chích hút nhựa, làm cây phát triển kém, lá quăn queo. Phòng trị như bọ dưa. IV.4. Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu, nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non Phun các loại thuốc KARATE 2.5 EC, SUPRATHION 40EC. IV.5. Bệnh chạy dây (do vi khuẩn Pseudomonas sp) Gốc thân có màu vàng nâu, rễ không phát triển và bị thối cây bị héo rũ đột ngột, bệnh này rất nguy hiểm cho dưa. Phòng trừ: Không có thuốc trừ, khi dưa bị bệnh này cần nhổ, đốt bỏ, rắc vôi bột quanh gốc bệnh. IV.6. Bệnh héo vàng (do nấm Fusarium oxyspo f.sp.niveum) Phòng trị: Dùng một trong các loại thuốc CHAMPION DP, RIDOMIL GOLD. Cây bị bệnh nặng không chữa được phải nhổ bỏ để tiêu huỷ. Dùng vôi bột khử trùng hố cây đã nhổ. Các thời điểm khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch, hạn chế hao hụt sản phẩm. Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một vài mắt ở gần cuống có màu vàng. Nên hủy bỏ dứa gốc và trồng lại sau 2 vụ thu hoạch. IV.7. Bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium) Bệnh thường gây vết lở trên quả, làm nước trong quả chảy ra, bệnh phát sinh từ vết cắn phá của côn trùng. Phòng trừ: Dùng 1 trong các thuốc CHAMPION DP, RIDOMIL GOLD. Ngoài ra còn có bệnh khảm (do virut), bệnh làm lá nhỏ lại, quăn queo không có thuốc trị. V. Thu hoạch: Dưa hấu sau khi trồng được 65- 70 ngày, khi vỏ quả láng bóng, gân hiện rõ, phần tiếp xúc với đất có màu vàng, 80% dây đã héo lá có thể thu hoạch. . QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA HẤU Dưa hấu (tên khoa học: Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí. các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. (BBT) I. Kỹ thuật trồng: I.1. Thời vụ: Tuỳ theo giống dưa và mục đích trồng như: nếu trồng dưa Noel gieo từ 18 đến 28-9 âm lịch, trồng dưa Tết gieo. lịch, trồng dưa tháng Giêng gieo vào đầu tháng 11 âm lịch. I.2. Chuẩn bị đất và khoảng cách trồng: - Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn