Ngay từ lần khám thai đầu tiên, thai phụ thường được bác sỹ hỏi về ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để tính ngày dự sinh.. Qua siêu âm, bác sỹ cũng có thể xác định tuổi thai để từ đó tính
Trang 1Thai quá ngày
Tuần thứ 39, 40 rồi tuần 41, nhưng em bé vẫn chưa có tín hiệu chào đời Bạn lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra
Ngay từ lần khám thai đầu tiên, thai phụ thường được bác sỹ hỏi về ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để tính ngày dự sinh Qua siêu âm, bác sỹ cũng có thể xác định tuổi thai để từ
đó tính ngày dự sinh
Những trường hợp thai phụ đã quá ngày dự sinh một hoặc hai tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ Điều này làm cho thai phụ mệt mỏi và lo lắng Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của thai nhi
Những kiến thức sau đây sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị cần thiết để đối phó với tình trạng này
Vì sao bé yêu chưa chịu ra?
Thai quá ngày là hiện tượng thai phụ mang thai hơn 42 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Trang 2Nếu rơi vào trường hợp thai quá ngày, bạn cần kiểm tra xem mình đã cung cấp chính xác ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ hay chưa Sự sai lệch trong việc cung cấp thông tin có thể là do người mẹ có chu kỳ kinh không đều và bản thân họ cũng không theo dõi chặt chẽ việc ấy Việc siêu âm thai lần đầu nếu được thực hiện quá trễ (sau ba tháng) có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của việc tính ngày dự sinh
Đã có trường hợp, tuổi thai bị tính chênh lệch hơn bốn tuần Đó là khi thời điểm siêu âm thai đầu tiên rơi vào tuần thứ 14-18 Giai đoạn này, thai nhi phát triển rất nhanh nên dễ bị đoán nhầm Do đó, đến giai đoạn cuối thai kỳ, theo siêu âm, thai nhi được chuẩn đoán đạt
40 tuần, tức đã đến thời điểm chuyển dạ Thế nhưng trên thực tế, thai chỉ mới ở vào tuần thứ 36
Theo các bác sĩ sản khoa thì việc bé chào đời muộn hoặc sớm 1-2 tuần là bình thường Điều quan trọng là thai phụ cần được khám và theo dõi đều đặn khi đã quá ngày dự sinh nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Ngoài hai yếu tố trên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai quá ngày vẫn chưa được xác định rõ Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng này bao gồm: bất thường
ở thai nhi (có thể dễ dàng phát hiện qua siêu âm), thiếu hụt enzyme ở nhau thai hoặc do hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp thấp, dây rốn thai nhi ngắn, ngôi thai khong đúng trục (thai cao, nằm ngược hoặc ngang)
Nguy cơ của việc mang thai quá ngày
Việc thai vượt quá ngày (trên 40 tuần) và thai già tháng (trên 42 tuần tuổi) có thể gây ra những nguy cơ như: thiếu ối (lượng nước ối thường giảm dần từ tuần thứ 36 trở đi), nhau thai bị vôi hóa, thai nhi suy dinh dưỡng…Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thai
có thể chết lưu
Những trẻ ở trong bụng mẹ quá lâu khi sinh ra dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng
và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày Tuy nhiên, nếu bé an toàn vượt qua được cuộc chuyển dạ thì vẫn có thể phát triển bình thường
Thường thì bác sĩ sẽ không để thai phụ mang thai kéo dài quá 41 tuần tuổi Ngoài việc thai nhi gặp nguy hiểm, mang thai quá lâu cũng làm cho mẹ mệt mỏi
Giải pháp cho thai quá ngày
Khi xác định thai quá ngày và thai nhi đã cứng cáp, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện
Thai phụ có thể sinh bằng phương pháp tự nhiên sau khi được tiêm thuốc giục sinh
oxytocin để kích thích tử cung mở hoặc đặt thuốc làm mềm tử cung Giải pháp khác là đặt túi nước để kích thích tử cung mở để quá trình sinh nở diễn ra như tự nhiên
Trong trường hợp sức khoẻ người mẹ và thai nhi không đủ để thích ứng với quá trình sinh tự nhiên, thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ
Trang 3Tốt nhất, để hạn chế nguy cơ thai quá ngày, phụ nữ cần ghi lại ngày đầu tiên của các kỳ kinh Như vậy, khi có thai, bạn có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác để tính ngày dự sinh
Ngoài ra, khi nghi ngờ có thai, bạn cần đi khám siêu âm càng sớm càng tốt Việc đó sẽ tạo điều kiện để thai nhi được chăm sóc tốt và việc tính ngày dự sinh cũng chính xác hơn
Trường hợp chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ dù đã quá ngày dự sinh, bạn cần gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách xử lý phù hợp nhất với tình trạng của bạn