Nếu bỏ vào cốc nước đó một ít đường kết tinh bằng với lượng cát thì nước trong cốc lại không tràn ra.. Câu 3: Nêu nguyên lý truyền nhiệt?. viết phương trình cân bằng nhiệt?. Câu 4: Biết
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN VẬT LÝ 8( 08-09 )
Câu 1: Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 2: Lấy một cốc nước đầy thả vào đó một ít cát ta thấy nước tràn ra khỏi cốc Nếu bỏ vào cốc nước
đó một ít đường kết tinh (bằng với lượng cát) thì nước trong cốc lại không tràn ra
Hãy giải thích tại sao ?
Câu 3: Nêu nguyên lý truyền nhiệt? viết phương trình cân bằng nhiệt?
Câu 4: Biết năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là q=34.106J/kg
a,Viết công thức tính năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,5kg than gỗ
b, Khi dùng nhiệt lượng này để nung một thỏi thép có khối lượng 72kg thì có thể tăng nhiệt độ của thỏi thép lên bao nhiêu độ Biết nhiệt lượng mất mát khi nung là 90% Cho biết nhiệt dung riêng của sắt là c= 460J/kgK
MA TRẬN ĐỀ LÝ 8
Trang 2Nội dung Cấp độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Sự bảo toàn và
chuyển hóa năng
lượng
1 điểm 1 điểm câu 1 (2 điểm)
Nguyên tử -
Phân tử
2 điểm câu 2 (2điểm)
Nguyên lý
truyền nhiệt –
phương trình cân
bằng nhiệt
2 điểm câu 3 (2 điểm)
Bài tập nhiệt
lượng
1 điểm 3điểm Câu 4 (4 điểm)
40% 30% 30% 10 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Trong quá trình cơ học , thế năng và động năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng thì không đổi ,ta nói cơ năng được bảo toàn
Ví dụ : - Mũi tên được bắn ra từ chiếc cung,Nước chảy trên đập cao xuống làm cho tuabin nước quay Câu 2: Cát chìm xuống đáy cốc chúng chiếm chỗ của nước trong cốc làm cho nước trong cốc tràn ra Khi đổ đường kết tinh vào cốc, đường sẽ tan trong nước do giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử đường xen vào khoảng giữa các phân tử nước Vì thế nước không bị tràn ra ngoài
Câu 3: Nội dung SgK
Câu 4: - Tóm tắt :
- Viết công thức : Q=q.m
- Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1,5kg: Q=q.m = 34.106.1,5= 51.106J
- Theo bài ra, chỉ có 10% nhiệt lượng có ích để nung khối thép:
- Q’=10.51.106/100= 5,1.106J
- Từ công thức Q’= m.’c.∆t ta có : ∆t = Q’/m’.c= 153,980C