Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây CHƯƠNG X: TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ Câu 1. Phôtôn là hạt sơ cấp có khối lượng nghỉ A. nhỏ hơn khối lượng nghỉ của êlectron. B. khác 0. C. nhỏ không đáng kể. D. bằng 0. Câu 2. Khối lượng của Mặt Trời vào cỡ nào sau đây? A. 1,99.10 28 kg. B. 1,99.10 29 kg. C. 1,99.10 30 kg. D. 1,99.10 31 kg. Câu 3. Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất vào cỡ A. 300 000 km. B. 360 000 km. C. 390 000 km. D. 384 000 km. Câu 4. Trong thiên văn học, để đo khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời, người ta dùng đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn bằng khoảng cách A. từ Trái đất tới Mặt Trời. B. từ Trái đất tới Mặt Trăng. C. từ Kim tinh (sao Kim) đến Mặt Trời. D. từ Kim tinh đến Mặt Trăng. Câu 5. Trong hệ Mặt Trời, thiên thể nào sau đây không phải là hành tinh của hệ Mặt Trời? A. Mặt Trăng. B. Mộc tinh (sao Mộc). C. Hỏa tinh (sao Hỏa). D. Trái Đất. Câu 6. Trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời, hành tinh xa Mặt Trời nhất là A. Mộc tinh. B. Thổ tinh. C. Hải Vương tinh. D. Thiên Vương tinh. Câu 7. Trong hệ Mặt Trời, thiên thể nào sao đây là vệ tinh của Trái Đất ? A. Sao Kim. B. Sao Hỏa. C. Sao Thủy. D. Mặt Trăng. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hệ Mặt trời? A. Mặt trời là một ngôi sao. B. Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời. C. Thủy tinh là một ngôi sao trong hệ Mặt trời. D. Mặt trời duy trì được bức xạ của mình là do phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó. Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hệ Mặt trời? A. Mặt trời là một ngôi sao. B. Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời. C. Hỏa tinh là một ngôi sao trong hệ Mặt trời. D. Kim tinh là một hành tinh trong hệ Mặt trời. Câu 10. Nơtron là hạt sơ cấp A. không mang điện. B. mang điện tích âm. C. có tên gọi khác là nơtrinô. D.mang điện tích dương. Câu 11. Chọn câu sai. A. Hạt nhân được tạo bởi các nuclon. B. Các nguyên tử được tạo bởi hạt nhân và các êlectron. C. Công cụ nghiên cứu hạt sơ cấp là máy gia tốc. D. Hạt sơ cấp là các hạt nhỏ nhất tạo nên vật chất. Câu 12. Một năm ánh sáng có khoảng cách là A. 945.10 10 km. B. 941.10 10 km. C. 943.10 10 km. D. 946.10 10 km. Câu 13. Công suất phát xạ của Mặt trời là A. 39.10 26 W B. 3,9.10 26 W C. 3,9.10 27 W D. 3,9.10 25 W Câu 14. Công suất bức xạ toàn phần của Mặt trời là P = 3,9.10 26 W. Mỗi năm khối lượng Mặt trời giảm đi một lượng là A. 1,37.10 16 kg/năm. B. 1,37.10 18 kg/năm. C. 1,37.10 17 kg/năm. D. 1,37.10 15 kg/năm. Câu 15. Tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời đều quay quanh Mặt trời theo cùng một chiều. Trong quá trình hình thành hệ Mặt trời, đây chắc chắn là hệ quả của A. sự bảo toàn vận tốc. B. sự bảo toàn động lượng. C. sự bảo toàn mômen động lượng. D. sự bảo toàn năng lượng. Câu 16. Chọn câu sai. Các loại tương tác cơ bản trong vũ trụ là A. Tương tác yếu. B. Tương tác mạnh. C. Tương tác hấp dẫn. D. Tương tác tĩnh điện. Câu 17. Khối lượng Trái đất vào cỡ A. 6.10 24 kg. B. 6.10 25 kg. C. 6.10 26 kg. D. 6.10 23 kg. Câu 18. Chọn câu sai. A. Phản hạt của các hạt sơ cấp mang điện thì cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng độ lớn. Trang 1 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây B. Mỗi hạt sơ cấp đều có một phản hạt, trừ phôtôn. C. Phản hạt của các hạt sơ cấp không mang điện có mômen từ ngược hướng và cùng độ lớn. D. Hạt phôtôn có khối lượng nghỉ bằng không nên động lượng của nó cũng bằng không. Câu 19. Hađrôn có các nhóm nào sau đây? A. Phôtôn; nuclôn; hipêron. B. Mêzôn π , K; nuclôn; hipêron. C. Mêzôn π , K; êlectron; hipêron. D. Mêzôn π , K; nuclôn; Leptôn. Câu 20. Trục Trái đất quay quanh mình nó nghiêng so với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt trời một góc A. 23 0 27 ’ B. 22 0 27 ’ C. 20 0 27 ’ D. 27 0 20 ’ Câu 21. Leptôn gồm các hạt sơ cấp A. Muyôn ( , µ µ + − ), êlectron, các hạt tau ( , τ τ + − ). B. Nuclôn, êlectron, pôzitron, mêzôn µ . C. Nơtrinô, êlectron, pôzitron, phôtôn. D. Nơtrinô, êlectron, pôzitron, mêzôn K. Câu 22. Lực hạt nhân thuộc loại tương tác nào? A. Tương tác mạnh. B. Tương tác yếu. C. Tương tác hấp dẫn. D. Tương tác điện từ. Câu 23. Hađrôn là tên gọi của các hạt sơ cấp nào? A. Phôtôn và leptôn. B. Nuclôn và hipêrôn. C. Leptôn và mêzôn. D. Mêzôn và bariôn. Câu 24. Tìm câu sai. A. Tương tác của các hạt sơ cấp có thể thuộc loại tương tác điện từ. B. Tương tác của các hạt sơ cấp có thể thuộc loại tương tác mạnh hoặc yếu. C. Tương tác của các hạt sơ cấp có thể thuộc loại tương tác hấp dẫn. D. Tương tác của các hạt sơ cấp không phải các tương tác trên. Câu 25. Bán kính Mặt trời vào cỡ A. 697 600 km. B. 348 800 km. C. 1 395 200 km. D. 174 400 km. Câu 26. Màu sắc của sao đặc trưng cho A. kích thước sao. B. khoảng cách sao. C. khối lượng sao. D. nhiệt độ sao. Câu 27. Đường kính Trái đất là A. 12 800 km. B. 1 600 km. C. 3 200 km. D. 6 400 km. Câu 28. Nhận xét nào sau đây về thiên hà là sai. A. Đa số thiên hà có dạng xoắn ốc. B. Thiên hà là hệ thống gồm nhiều loại sao và tinh vân. C. Thiên hà là khối vật chất khổng lồ có cấu tạo giống như Mặt trời. D. Đường kính thiên hà cỡ 100 000 năm ánh sáng. Câu 29. Đường kính của một thiên hà cỡ A. 10 7 năm ánh sáng. B. 10 6 năm ánh sáng. C. 10 5 năm ánh sáng. D. 10 4 năm ánh sáng. Câu 30. Phát biểu nào sau đây là sai. A. Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt trời. B. Nguồn năng lượng Mặt trời là năng lượng tỏa ra từ phản ứng nhiệt hạch. C. Nguồn năng lượng Mặt trời là năng lượng tỏa ra từ phản ứng phân hạch. D. Lực hấp dẫn của Mặt trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ Mặt trời. Câu 31. Khi sao chổi bay đến gần Mặt trời thì đuôi của nó có hướng A. hướng ra xa Mặt trời. B. hướng lại gần Mặt trời. C. luôn hướng về Mặt trăng. D. luôn hướng về Trái đất. Câu 32. Thông số nào sau đây không thuộc của Trái đất? A. 6.10 24 kg. B. 12 800 km. C. 23 0 27 ’ D. 1 738 km. Câu 33. Công suất bức xạ của Mặt trời là 3,9.10 26 W. Sau mỗi giây, khối lượng Mặt trời giảm đi A. 40,3 triệu tấn. B. 4,3 triệu tấn. C. 43 triệu tấn. D. 0,43 triệu tấn. Câu 34. Công suất bức xạ của Mặt trời là 3,9.10 26 W. Biết phản ứng trong lòng Mặt trời là tổng hợp hiđrô thành hêli. Cứ một hạt hêli tạo thành giải phóng 2,816.10 −12 J. Lượng hêli tạo thành sau một năm là A. 1,95.10 18 kg. B. 3.10 20 kg. C. 2,9.10 19 kg. D. Một số khác. Câu 35. Một đơn vị thiên văn (đvtv) bằng A. 15.10 6 km. B. 15.10 7 km. C. 15.10 5 km. D. 15.10 8 km. Trang 2 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây Câu 36. Công suất bức xạ của Mặt trời là 3,9.10 26 W. Sau bao nhiêu năm thì khối lượng Mặt trời giảm đi một nửa? Biết khối lượng Mặt trời cỡ 2.10 30 kg. A. 4,5 tỉ năm. B. 30 700 tỉ năm. C. 14 635 tỉ năm. D. 7 317,5 tỉ năm. Câu 37. Trái đất quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính vào khoảng A. 15.10 6 km. B. 15.10 7 km. C. 15.10 8 km. D. 15.10 9 km. Câu 38. Phát biểu nào sau đây là sai. A. Punxa là sao phát sóng vô tuyến rất mạnh, cấu tạo bằng nơtron, có từ trường mạnh và quay quanh một trục. B. Quaza là thiên hà phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X, nó có thể mới hình thành. C. Lỗ đen là sao phát sáng được cấu tạo từ vật chất có khối lượng riêng cực lớn hút tất cả phôtôn khi bay qua. D. Thiên hà là hệ thống gồm các sao và các đám tinh vân. Câu 39. Hạt nào trong các hạt cơ bản sau đây không mang điện? A. Muyôn. B. phôtôn. C. êlectrôn. D. pôzitrôn. Câu 40. Cấu tạo của hệ Mặt trời bao gồm A. Mặt trời, các hành tinh, các tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch. B. Mặt trời, các hành tinh, sao chổi, thiên thạch. C. Mặt trời, các tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch. D. Mặt trời, Trái đất, sao chổi, thiên thạch. Câu 41. Hạt nào trong các hạt cơ bản sau đây có thời gian sống ngắn nhất? A. Nơtrinô. B. Phôtôn. C. Nơtrôn. D. Êlectrôn. Câu 42. Các hạt sơ cấp thuộc loại nào sau đây? A. Phôtôn. B. Leptôn. C. Hađrôn. D. Cả A, B, C. Câu 43. Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp? A. Hạt nhân hêli. B. Êlectrôn. C. Prôtôn. D. Nơtrôn. Câu 44. Thông tin nào sau đây là không chính xác khi nói về đặc trưng của một số hạt sơ cấp? A. Hạt nơtrinô có khối lượng nghỉ xấp xỉ bằng không. B. Năng lượng nghỉ của electron là 938,3 MeV. C. Số lượng tử điện tích ( Q ) của các hạt sơ cấp có thể nhận các giá trị là −1, 0, hoặc 1. D. Trong số các hạt sơ cấp chỉ có 4 hạt không phân rã thành các hạt khác là prôtôn, êlectrôn, phôtôn và nơtrinô. Câu 45. Hạt nào sau đây có spin bằng 1? A. Prôtôn (p). B. Nơtrôn (n). C. Phôtôn (γ). D. Piôn (π). Câu 46. Thông tin nào sau đây là sai khi nói về hạt prôtôn? A. Khối lượng nghỉ là 27 0 m 1,6726.10 kg. − = B. Năng lượng nghỉ bằng 0 E 938,3 MeV.= C. Spin là s = 0,5. D. Số lượng tử điện tích Q = −1. Câu 47. Electron là hạt sơ cấp có: A. 27 0 0 m 1,6726.10 kg; E 0,511 MeV; Q 1; s 1. − = = = − = B. 31 0 0 m 9,1.10 kg; E 0,511 MeV; Q 1; s 0. − = = = − = C. 31 0 0 m 9,1.10 kg; E 0,511 MeV; Q 1; s 1/ 2. − = = = − = D. 31 0 0 m 9,1.10 kg; E 0,511 MeV; Q 0; s 1. − = = = = Câu 48. Bốn hạt sơ cấp nào sau đây là các hạt bền, không phân rã thành các hạt khác? A. Phôtôn, prôtôn, êlectrôn và nơtrinô. B. Phôtôn, prôtôn, êlectrôn và pôzitrôn. C. Nuclôn, prôtôn, êlectrôn và nơtrinô. D. Mêzôn, prôtôn, êlectrôn và nơtrinô. Câu 49. Hầu hết các loại hạt cơ bản không bền ( trừ nơtrôn ) có thời gian sống trung bình vào khoảng: A. từ 10 − 31 s đến 10 − 24 s. B. từ 10 − 24 s đến 10 − 6 s. C. từ 10 − 12 s đến 10 − 8 s. D. từ 10 − 8 s đến 10 − 6 s. Câu 50. Trong các hạt sơ cấp, hạt và phản hạt của nó có đặc điểm nào sau đây? A. Hạt và phản hạt của nó có cùng khối lượng nghỉ, cùng spin và có điện tích bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu nhau. B. Hạt và phản hạt của nó có cùng khối lượng nghỉ, cùng spin và có điện tích bằng nhau. Trang 3 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây C. Hạt và phản hạt của nó có cùng năng lượng nghỉ, cùng spin và có điện tích bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu nhau. D. Hạt và phản hạt của nó có cùng khối lượng nghỉ, cùng điện tích và luôn có spin bằng không. Câu 51. Thông tin nào sau đây là sai? A. Trong tự nhiên các hạt nơtrinô và gravitôn đều có khối lượng nghỉ xấp xỉ bằng không. B. Số lượng tử điện tích của các hạt sơ cấp biểu thị cho tính gián đoạn của độ lớn điện tích các hạt. C. Mômen động lượng riêng và mômen từ riêng của các hạt sơ cấp tồn tại ngay cả khi nó đứng yên. D. Pôzitrôn có cùng khối lượng nghỉ, spin và điện tích với êlectrôn nên pôzitrôn được gọi là phản hạt của êlectrôn. Câu 52. Các hađrôn là tập hợp A. các mêzôn và các phôtôn. B. các mêzôn và các barion. C. các mêzôn và các leptôn. D. các phôtôn và các barion. Câu 53. Êlectrôn, muyôn ( ) , + − µ µ và các hạt tau ( ) , + − τ τ là các hạt thuộc nhóm hạt: A. hađrôn. B. leptôn. C. mêzôn. D. barion. Câu 54. Tương tác hấp dẫn xảy ra A. với các hạt có khối lượng. B. chỉ với các hạt có khối lượng rất lớn. C. chỉ với các hạt mang điện tích. D. với mọi hạt cơ bản. Câu 55. Tương tác hấp dẫn có bán kính tác dụng khoảng: A. khoảng một vài mét. B. dưới 10 − 18 m. C. dưới 10 − 15 m. D. lớn vô cùng. Câu 56. Cơ chế của sự tương tác điện từ là: A. sự va chạm giữa các êlectron trong các hạt mang điện. B. sự trao đổi phôtôn giữa các hạt mang điện. C. sự trao đổi prôtôn trong các hạt mang điện. D. sự biến đổi prôtôn thành electron trong các hạt mang điện. Câu 57. Những tương tác nào sau đây có bán kính tác dụng vô cùng lớn? A. Tương tác hấp dẫn và tương tác yếu. B. Tương tác mạnh và tương tác điện từ. C. Tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ. D. Tương tác hấp dẫn và tương tác mạnh. Câu 58. Chọn kết luận sai. A. Tương tác hấp dẫn có bán kính tác dụng và cường độ nhỏ nhất. B. Tương tác mạnh có bán kính tác dụng nhỏ nhất. C. Tương tác điện từ chỉ xảy ra với các hạt mang điện. D. Tương tác yếu là tương tác giữa các hạt trong phân rã β. Câu 59. Gravitôn là hạt truyền tương tác trong A. tương tác hấp dẫn. B. tương tác điện từ. C. tương tác mạnh. D. tương tác yếu. Câu 60. Trong tương tác mạnh, hạt truyền tương tác là hạt A. phôtôn. B. gluôn. C. bôsôn. D. gravitôn. Câu 61. Trong tương tác điện từ, hạt truyền tương tác là hạt A. phôtôn. B. gluôn. C. bôsôn. D. gravitôn. Câu 62. Trong tương tác yếu, hạt truyền tương tác là hạt A. phôtôn. B. gluôn. C. bôsôn. D. gravitôn. Câu 63. Trong bốn loại tương tác cơ bản thì loại tương tác có bán kính tác dụng vào cỡ kích thước hạt nhân là A. tương tác hấp dẫn. B. tương tác điện từ. C. tương tác mạnh. D. tương tác yếu. Câu 64. Chọn câu đúng khi nói về hạt quac. A. Hạt quac là các hạt cấu tạo nên các hađrôn. B. Hạt quac có điện tích bằng điện tích nguyên tố. C. Hạt quac chỉ là các hạt truyền tương tác trong tương tác mạnh. D. Hạt quac luôn tồn tại ở trạng thái tự do. Trang 4 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây Câu 65. Trong hệ Mặt trời, thiên thể duy nhất nóng sáng là A. Mặt trời. B. Hỏa tinh. C. Mộc tinh. D. Thiên Vương tinh. Câu 66. Trong hệ Mặt trời, hành tinh ở gần Mặt trời nhất là A. Mộc tinh. B. Trái đất. C. Thủy tinh. D. Kim tinh. Câu 67. Thông tin nào là sai khi nói về hệ Mặt Trời? A. Mặt trời là trung tâm của hệ và là thiên thể duy nhất nóng sáng. B. Thiên Vương tinh là hành tinh nằm xa Mặt trời nhất. C. Tất cả các hành tinh quay quanh Mặt trời theo một chiều nhất định. D. Ngoài Mặt trời còn có 8 hành tinh chuyển động quanh Mặt trời. Câu 68. Trong các hành tinh quay quanh Mặt trời thì hành tinh có bán kính bé nhất là A. Trái đất. B. Thủy tinh. C. Kim tinh. D. Hỏa tinh. Câu 69. Trong hệ Mặt trời thì hành tinh nào có chu kỳ chuyển động quanh Mặt trời lớn nhất? A. Thổ tinh. B. Mộc tinh. C. Hải Vương tinh. D. Thiên Vương tinh. Câu 70. Trong hệ Mặt trời thì hành tinh nào có chu kỳ chuyển động quanh mặt trời nhỏ nhất? A. Thủy tinh. B. Kim tinh. C. Trái đất. D. Hỏa tinh. Câu 71. Trong hệ Mặt trời thì hành tinh nào có số vệ tinh quay quanh nó nhiều nhất? A. Thổ tinh. B. Hải Vương tinh. C. Mộc tinh. D. Thiên Vương tinh. Câu 72. Thông tin nào là sai khi nói về cấu trúc của hệ Mặt Trời? A. Mặt trời có cấu tạo giống như Trái đất, chỉ khác là nó luôn nóng đỏ. B. Quang cầu của Mặt trời có bán kính khoảng 7.10 5 km và có nhiệt độ khoảng 6000 K. C. Khí quyển của quang cầu Mặt trời chủ yếu là hêli và hidrô. D. Khí quyển của Mặt trời có hai lớp là sắc cầu và nhật hoa. Câu 73. Hằng số Mặt Trời (H) được tính bằng A. lượng năng lượng bức xạ của Mặt trời truyền đi theo một phương nào đó trong một đơn vị thời gian. B. lượng năng lượng bức xạ của Mặt trời phát ra trong một đơn vị thời gian. C. lượng năng lượng bức xạ của Mặt trời truyền theo phương vuông góc tới một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn trong một đơn vị thời gian. D. lượng năng lượng bức xạ của Mặt trời mà Trái đất nhận được trong một đơn vị thời gian. Câu 74. Thông tin nào là sai khi nói về năng lượng Mặt trời. A. Nguồn gốc của năng lượng Mặt trời là do trong lòng Mặt trời luôn diễn ra các phản ứng nhiệt hạch. B. Công suất bức xạ năng lượng Mặt trời là khoảng 3,9.10 13 W. C. Tại các trạm vũ trụ ngoài khí quyển của Trái đất, hằng số Mặt trời đo được khoảng 1360 W/m 2 . D. Hằng số Mặt trời hầu như không thay đổi theo thời gian. Câu 75. Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp? A. Êlectron. B. Prôtôn. C. Nguyên tử. D. Phôtôn. Câu 76. Hạt sơ cấp nào sau đây là phản hạt của chính nó? A. Prôtôn. B. Phôtôn. C. Nơtrôn. D. Pôzitrôn. Câu 77. Các loại hạt sơ cấp là: A. phôtôn, leptôn, mêzôn, hađrôn. B. phôtôn, leptôn, mêzôn, barion. C. phôtôn, leptôn,barion, hađrôn. D. phôtôn, leptôn, nuclôn, hipêron. Câu 78. Hạt sơ cấp: A. là những hạt nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử. B. là những hạt lớn hơn hạt nhân nguyên tử. C. chính là những hạt nhân nguyên tử. D. là những hạt không có khối lượng, chỉ có điện tích. Câu 79. Spin đặc trưng cho: A. chuyển động quay của hạt sơ cấp. B. chuyển động nội tại và bản chất của hạt sơ cấp. C. thời gian sống trung bình của hạt sơ cấp. D. mức bền vững của hạt sơ cấp. Câu 80. Trong các hạt sơ cấp sau đây, hạt sơ cấp không bền vững là A. prôtôn. B. êlectron. C. phôtôn. D. nơtrôn. Câu 81: Hạt và phản hạt không có đặc điểm chung nào dưới đây: Trang 5 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây A. cùng khối lượng nghỉ. B. cùng spin. C. cùng độ lớn điện tích. D. có thể sinh ra lẫn nhau. Câu 82. Hạt sơ cấp có khối lượng nghỉ nhỏ nhất là A. phôtôn. B. êlectrôn. C. nuclôn. D. mêzôn. Câu 83. Tương tác hấp dẫn A. là tương tác giữa các hạt có điện tích. B. là tương tác giữa các hạt có khối lượng. C. có cường độ lớn so với các tương tác khác. D. chỉ xảy ra khi các hạt có khối lượng và không mang điện. Câu 84. Phản hạt của êlectron là A. phôtôn. B. leptôn. C. pôzitrôn. D. nơtrinô. Câu 85. Tương tác điện từ A. là tương tác giữa các hạt mang điện và không có khối lượng. B. có cường độ lớn hơn tương tác hấp dẫn. C. luôn xảy ra với các hạt sơ cấp. D. chỉ xảy ra khi các hạt ở trong hạt nhân nguyên tử. Câu 86. Tương tác mạnh A. có bán kính tác dụng vô cùng lớn. B. tương tác giữa các hạt sơ cấp bất kì. C. tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân. D. có cường độ nhỏ hơn tương tác điện từ. Câu 87. Các hạt sơ cấp được sắp xếp theo thứ tự có: A. điện tích tăng dần. B. tốc độ tăng dần. C. khối lượng nghỉ tăng dần. D. thời gian sống trung bình tăng dần. Câu 88. Người ta dựa vào đặc điểm nào dưới đây để phân các hành tinh trong hệ Mặt trời thành hai nhóm? A. Khoảng cách đến Mặt trời. B. Nhiệt độ bề mặt hành tinh. C. Số vệ tinh nhiều hay ít. D. Khối lượng và kích thước. Câu 89. Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của một thiên hà? A. Sao siêu mới. B. Quaza. C. Lỗ đen. D. Punxa. Câu 90. Kể từ Mặt trời ra, Trái đất là hành tinh thứ A. 1. B. 3. C. 5. D. 7. Câu 91. Mặt trời thuộc loại sao nào sau đây? A. Sao chắt trắng. B. Sao nơtron. C. Sao khổng lồ (kềnh đỏ). D. Sao trung bình giữa chắt trắng và kềnh đỏ. Câu 92. Năng lượng phát ra từ các ngôi sao là do: A. các phản ứng hoá học. B. phản ứng phân hạch. C. phản ứng nhiệt hạch. D. sự va chạm giữa các nguyên tử. Câu 93. Trong 4 hành tinh: Mộc tinh, Kim tinh, Hoả tinh và Thiên Vương tinh. Hành tinh gần Mặt trời nhất là A. Mộc tinh. B. Kim tinh. C. Hoả tinh. D. Thiên vương tinh. Câu 94. Trong 4 hành tinh: Mộc tinh, Kim tinh, Hoả tinh và Thiên Vương tinh. Hành tinh xa Mặt trời nhất là A. Mộc tinh. B. Kim tinh. C. Hoả tinh. D. Thiên vương tinh. Câu 95. Một đơn vị thiên văn ( khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời ) có giá trị vào cỡ A. 100 triệu km. B. 120 triệu km. C. 150 triệu km. D. 180 triệu km. Câu 96. Các hành tinh trong hệ Mặt trời: A. đều quay quanh Mặt trời theo cùng một chiều ( gọi là chiều thuận ). B. đều quay quanh mình nó và quay theo chiều thuận, trừ Kim tinh. C. đều có vệ tinh chuyển động xung quanh nó. D. đều gần như nằm trong cùng một mặt phẳng. Câu 97. Các hành tinh đều tự quay quanh mình nó theo chiều thuận, trừ A. Kim tinh. B. Thổ tinh. C. Thuỷ tinh. D. Mộc tinh. Câu 98. Trong hệ Mặt trời không có: A. các tiểu hành tinh. B. sao chổi. C. các thiên thạch. D. các thiên hà. Trang 6 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây Câu 99. Mặt trời là một ngôi sao: A. có màu vàng. B. có màu xanh lam. C. tồn tại trong trạng thái ổn định. D. ở trung tâm của vũ trụ. Câu 100. Sao là một A. hành tinh ở rất xa Trái đất. B. thiên thể phát sáng mạnh và ở rất xa. C. khối khí nóng sáng như Mặt trời. D. tinh vân phát sáng rất mạnh, ở xa Mặt trời. Câu 101. Sao bức xạ năng lượng dưới dạng xung sóng điện từ là A. sao nơtron. B. sao mới. C. sao biến quang. D. lỗ đen. Câu 102. Hệ thống gồm nhiều sao và tinh vân gọi là: A. thiên hà. B. ngân hà. C. hệ Mặt trời. D. các quaza. Câu 103. Thiên hà của chúng ta là thiên hà: A. không đều. B. không định hình. C. hình elíp. D. xoắn ốc. Câu 104. Theo thuyết Big Bang, hiện nay vũ trụ: A. không thay đổi và vật chất được tạo ra liên tục. B. đang ở trạng thái ổn định. C. đang nở và loãng dần. D. đang co lại và đông đặc dần. Câu 105. Trong các hạt sơ cấp sau đây, hạt nào thuộc nhóm leptôn? A. Phôtôn. B. Mêzôn π . C. Muyôn. D. Nuclôn. Câu 106. Trong các hạt sơ cấp sau đây, hạt nào thuộc nhóm mêzôn? A Phôtôn. B. Mêzôn π . C. Êlectron. D. Muyôn. Câu 107. Hạt sơ cấp nào sau đây có khối lượng nghỉ bằng không? A. Phôtôn. B. Nơtrôn. C. Prôtôn. D. Êlectrôn. Câu 108. Trong các hạt sau, hạt có khối lượng nhỏ nhất là A. nơtrôn. B. prôtôn. C. electrôn. D. nơtrinô. Câu 109. Số lượng tử điện tích biểu thị: A. khả năng tích điện của hạt sơ cấp. B. tính gián đoạn của độ lớn điện tích các hạt. C. điện tích hạt sơ cấp liên tục. D. thời gian điện tích tồn tại trong hạt. Câu 110. Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng của hạt sơ cấp? A. Khối lượng nghỉ. B. Spin. C. Thời gian sống trung bình. D. Thời gian tương tác. Câu 111. Chọn câu sai. Điện tích của các hạt sơ cấp là A. + e. B. – e. C. lớn hơn e. D. bằng không. Câu 112. Sắp xếp nào sau đây là sắp xếp các loại hạt sơ cấp theo thứ tự tăng dần về khối lượng? A. Phôtôn – mêzôn – leptôn – barion. B. Phôtôn – barion – mêzôn – leptôn. C. Phôtôn – barion – leptôn – mêzôn. D. Phôtôn – leptôn – mêzôn – barion. Câu 113. Hạt prôtôn được tạo nên từ 3 hạt quac (quark) sau: A. u, d, d. B. u, u, d. C. u, s, d. D. u, s, s. Câu 114. Nơtrôn được tạo nên từ 3 hạt quac (quark) sau: A. u, d, d. B. u, u, d. C. u, s, d. D. u, s, s. Câu 115. Điện tích của các hạt quac (quark) và phản quac bằng A. 3 e ± . B. 2 3 e ± . C. 3 2 e ± . D. 2 ; 3 3 ± ± e e . Câu 116. Hạt nào trong các tia phóng xạ không phải là hạt sơ cấp? A. Hạt α . B. Hạt − β . C. Hạt + β . D. Hạt γ . Câu 117. Hađrôn là tên gọi chung của các hạt sơ cấp nào? A. Phôtôn và leptôn. B. Leptôn và mêzôn. C. Mêzôn và barion. D. Nuclôn và hiperôn. Câu 118. Chọn phát biểu không đúng khi nói về quac. A. Quac là thành phần cấu tạo của các hađrôn. B. Quac chỉ tồn tại trong các hađrôn. C. Các quac đều có điện tích bằng số phân số của e. D. Các quac không có phản hạt. Câu 119. Chỉ ra nhận định sai khi nói về tương tác của các hạt sơ cấp. A. Lực tương tác giữa các hạt mang điện giống lực hút phân tử. B. Bản chất của lực tương tác giữa các nuclôn khác bản chất lực tương tác giữa hạt nhân và electron trong nguyên tử. Trang 7 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây C. Lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân và lực tương tác giữa các quac trong hađrôn khác nhau về bản chất. D. Bán kính tác dụng của tương tác yếu là nhỏ nhất. Câu 120. Hạt nào sau đây có spin bằng 1? A. Prôtôn B. Phôtôn. C. Nơtrôn. D. Piôn. Câu 121. Bốn hạt nào sau đây là các hạt bền, không phân rã thành các hạt khác ? A. Phôtôn, prôtôn, êlectron và nơtrinô. B. Phôtôn, prôtôn, êlectron và pôzitrôn. C. Nuclôn, prôtôn, êlectron và nơtrinô. D. Mêzôn, prôtôn, êlectron và nơtrinô. Câu 122. Hầu hết các hạt cơ bản loại không bền (trừ nơtrôn) có thời gian sống vào cỡ A. từ 10 − 31 s đến 10 − 24 s. B. từ 10 − 24 s đến 10 − 6 s. C. từ 10 − 12 s đến 10 − 8 s. D. từ 10 − 8 s đến 10 − 6 s. Câu 123. Êlectron, muyôn ( −+ µµ , ) và các hạt tau ( −+ ττ , ) là các hạt thuộc nhóm hạt: A. phôtôn. B. leptôn. C. mêzôn. D. bariôn. Câu 124. Tương tác hấp dẫn xảy ra A. với các hạt có khối lượng. B. chỉ với các hạt có khối lượng rất lớn. C. chỉ với các hạt có mang điện tích. D. với mọi hạt cơ bản. Câu 125. Tương tác hấp dẫn có bán kính tác dụng A. khoảng một vài mét. B. dưới 10 − 18 m. C. dưới 10 − 15 m. D. lớn vô cùng. Câu 126. Cơ chế của tương tác điện từ là: A. sự va chạm giữa các electron trong các hạt mang điện. B. sự trao đổi phôtôn giữa các hạt mang điện. C. sự trao đổi prôtôn giữa các hạt mang điện. D. sự biến đổi prôtôn thành êlectron trong các hạt mang điện. Câu 127. Những tương tác nào sau đây có bán kính tác dụng lớn vô cùng ? A. Tương tác hấp dẫn và tương tác yếu. B. Tương tác mạnh và tương tác điện từ. C. Tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ. D. Tương tác hấp dẫn và tương tác mạnh. Câu 128. Chọn câu không đúng. Trong bốn loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp thì A. tương tác hấp dẫn có bán kính tác dụng và cường độ nhỏ nhất. B. tương tác yếu có bán kính tác dụng nhỏ nhất. C. tương tác điện từ chỉ xảy ra với các hạt mang điện. D. tương tác yếu chỉ xảy ra trong phân rã β . Câu 129. Bôsôn là hạt truyền tương tác trong A. tương tác hấp dẫn. B. tương tác điện từ. C. tương tác mạnh. D. tương tác yếu. Câu 130. Trong tương tác mạnh hạt truyền tương tác là A. phôtôn. B. mêzôn. C. bôsôn. D. gravitôn. Câu 131. Trong bốn loại tương tác cơ bản, loại tương tác có bán kính tác dụng vào cỡ kích thước hạt nhân là A. tương tác hấp dẫn. B. tương tác điện từ. C. tương tác mạnh. D. tương tác yếu. Câu 132. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về hạt quac ? A. Là các hạt cấu tạo nên các hađrôn. B. Có điện tích bằng điện tích nguyên tố. C. Chỉ là các hạt truyền tương tác trong tương tác mạnh. D. Luôn tồn tại ở trạng thái tự do. Câu 133. Theo thuyết Big Bang, hạt nhân nguyên tử đầu tiên xuất hiện sau vụ nổ lớn là A. 3 giờ. B. 30 phút. C. 3 phút. D. 1 phút. Câu 134. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính vào khoảng A. 15.10 5 km. B. 15.10 7 km. C. 15.10 8 km. D. 15.10 9 km. Câu 135. Các sao có khối lượng nhỏ hơn khối lượng Mặt Trời sẽ tiến hoá thành A. sao kềnh đỏ. B. sao chắt trắng. C. pun xa. D. lỗ đen. Câu 136. Hệ Mặt Trời của chúng ta A. nằm ở trung tâm Thiên Hà. Trang 8 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây B. nằm cách trung tâm Thiên Hà 10 nghìn năm ánh sáng. C. nằm cách trung tâm Thiên Hà 30 nghìn năm ánh sáng. D. nằm cách trung tâm Thiên Hà 40 nghìn năm ánh sáng. Câu 137. Mặt Trời thuộc loại sao nào dưới đây ? A. Sao chắt trắng. B. Sao nơtron. C. Sao khổng lồ (hay sao kềnh đỏ). D. Sao trung bình giữa sao chắt trắng và sao kềnh đỏ. Câu 138. Đường kính của Thiên Hà của chúng ta vào cỡ A. 10 000 năm ánh sáng. B. 100 000 năm ánh sáng. C. 1 000 000 năm ánh sáng. D. 10 000 000 năm ánh sáng. Câu 139. Theo thuyết Big Bang, các nguyên tử đầu tiên xuất hiện sau vụ nổ lớn là A. 3 000 năm. B. 300 000 năm. C. 30 000 năm. D. 3 000 000 năm. Câu 140. Các vạch quang phổ của Thiên Hà A. đều bị lệch về phía có bước sóng ngắn. B. đều bị lệch về phía bước sóng dài. C. hoàn toàn không bị lệch về phía nào cả. D. có trường hợp lệch về phía bước sóng ngắn, có trường hợp lệch về phía bước sóng dài. Câu 141. Một thiên hà cách xa chúng ta 200 000 năm ánh sáng có tốc độ chạy ra xa chúng ta là A. 2,5 km/s. B. 3 km/s. C. 3,4 km/s. D. 5 km/s. Câu 142. Trong hệ Mặt Trời, thiên thể duy nhất nóng sáng là A. Mặt Trời. B. Hoả tinh. C. Mộc tinh. D. Thiên Vương tinh. Câu 143. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh ở gần Mặt Trời nhất là A. Mộc tinh. B. Trái Đất. C. Thuỷ tinh. D. Kim tinh. Câu 144. Trong các hình tinh quay quanh Mặt Trời, hành tinh có bán kính quỹ đạo bé nhất là A. Trái Đất. B. Thuỷ tinh. C. Kim tinh. D. Hoả tinh. Câu 145. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất là A. Thổ tinh. B. Mộc tinh. C. Hải Vương tinh. D. Thiên Vương tinh. Câu 146. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời nhỏ nhất là A. Thuỷ tinh. B. Kim tinh. C. Trái Đất. D. Hoả tinh. Câu 147. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có số vệ tinh bay xung quanh nhiều nhất mà ta đã biết là A. Thổ tinh. B. Hải Vương tinh. C. Mộc tinh. D. Thiên Vương tinh. Câu 148. Thông tin nào sau đây là không đúng khi nói về cấu trúc của Mặt Trời? A. Mặt Trời có cấu tạo như Trái Đất, chỉ khác là nó luôn nóng đỏ. B. Quang cầu của Mặt Trời có bán kính vào khoảng 7.10 5 km và có nhiệt độ hiệu dụng vào cỡ 6 000 K. C. Khí quyển của quang cầu Mặt Trời chủ yếu là hiđrô, hêli. D. Khí quyển của Mặt Trời có hai lớp là sắc cầu và nhật hoa. Câu 149. Sự hoạt động của Mặt Trời diễn ra theo chu kì vào khoảng A. 100 năm. B. 1 năm. C. 36 năm. D. 11 năm. Câu 150. Hằng số Mặt Trời (H) được tính bằng A. lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền đi theo một phương nào đó trong một đơn vị thời gian. B. lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời phát ra trong một đơn vị thời gian. C. lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền vuông góc tới một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn trong một đơn vị thời gian. D. lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời mà Trái Đất nhận được trong một đơn vị thời gian. Câu 151. Thông tin nào sau đây không đúng khi nói về Mặt Trăng ? A. Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất với bán kính quỹ đạo là 384 000 km. B. Khối lượng Mặt Trăng vào khoảng 7,35.10 22 kg. C. Gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng là 1,63 m/s 2 . D. Chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là 365,25 ngày. Câu 152. Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Mặt Trăng luôn hướng một nửa nhất định của nó về phía Trái Đất. Nguyên nhân là do A. chuyển động tự quay của Mặt Trăng và chuyển động quay quanh Trái Đất của nó có chiều ngược nhau. Trang 9 Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo viên Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây B. Mặt Trăng luôn chuyển động tịnh tiến quanh Trái Đất. C. Mặt trăng quay quanh trục của nó với chu kỳ bằng chu kỳ chuyển động quay của Trái đất và chiều tự quay của Mặt trăng cùng chiều với chiều quay của Trái đất. D. Mặt Trăng luôn chuyển động quay quanh Trái Đất. Câu 153. Điện tích của mỗi hạt quac và phản quac có một trong những giá trị nào sau đây? A. e . 3 ± B. 2e . 3 ± C. e 2e ; . 3 3 ± ± D. e.± Câu 154. Phát biểu nào dưới đây khi nói về hạt sơ cấp là không đúng? A. Hạt sơ cấp nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử, có khối lượng nghỉ xác định. B. Hạt sơ cấp có thể có điện tích hoặc không. C. Mọi hạt sơ cấp đều có momen động lượng và momen từ riêng. D. Các hạt sơ cấp có thời gian sống khác nhau: có nhiều hạt thời gian sống rất dài, có một số hạt lại có thời gian sống rất ngắn. Câu 155. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Punxa là một sao phát sóng vô tuyến rất mạnh, cấu tạo bằng nơtrôn. B. Sao mới là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn lần. C. Lỗ đen là một thiên thể phát sáng rất mạnh. D. Thiên hà là một hệ thống gồm các sao và các đám tinh vân. Câu 156. Hệ Mặt trời quay quanh Mặt trời, A. cùng chiều tự quay của Mặt trời, như một vật rắn. B. ngược chiều tự quay của Mặt trời, như một vật rắn. C. theo cùng một chiều, không như một vật rắn. D. ngược chiều tự quay của Mặt trời, không như một vật rắn. Trang 10 . Câu hỏi trắc nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo vi n Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây CHƯƠNG X: TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ Câu 1. Phôtôn là hạt sơ cấp có khối lượng nghỉ. nghiệm Từ vi mô đến vĩ mô – Giáo vi n Trần Quang Cảnh – Trường THPT Mỹ Phước Tây B. Mỗi hạt sơ cấp đều có một phản hạt, trừ phôtôn. C. Phản hạt của các hạt sơ cấp không mang điện có mômen từ ngược. thời gian sống trung bình vào khoảng: A. từ 10 − 31 s đến 10 − 24 s. B. từ 10 − 24 s đến 10 − 6 s. C. từ 10 − 12 s đến 10 − 8 s. D. từ 10 − 8 s đến 10 − 6 s. Câu 50. Trong các hạt sơ cấp,