Khe IDE1 là khe chính Primary thường dùng để cắm cáp ổ cứng để có thể khởi động được, khe IDE2 là khe phụ Secondary dành cho các ổ đĩa quang CD, DVD.. Một số phím đăng nhập vào BIOS của
Trang 1Bài thực hành
Cấu trúc máy tính
Trang 2I CÁC LINH KIỆN CẦN THIẾT
Board mạch chính (mainboard hay motherboard)
là nơi để gắn các thiết bị như chip, card đồ họa, card âm thanh, ổ cứng Yêu cầu của board mạch chính là phải tương thích với CPU, RAM và card màn hình
Các khe cắm trên main:
- Khe PCI:
Cáp nguồn
Trang 3- Khe AGP:
- Khe ISA:
- Khe cắm IDE: kết nối đĩa cứng hay CD
CPU (đơn vị xử lý trung tâm) :
là trung tâm tính toán, xử lý dữ liệu của máy tính CPU có nhiều loại khác nhau, chủ yếu dùng của 2 hãng Intel và AMD
Trang 4RAM (bộ nhớ hệ thống):
là nơi lưu mọi hoạt động của các chương trình chạy trên máy tính Khi RAM càng lớn, máy tính chạy càng nhanh
Ổ đĩa cứng (HDD):
Là nơi lưu trữ dữ liệu Các giao tiếp thường sử dụng là ATA và SATA
Card màn hình (card đồ hoạ):
Thường dùng 2 chuẩn giao tiếp là PCI và AGP.(hiện nay thường dùng PCI Express) Tuy nhiên, trong các thế hệ máy tính hiện nay, card màn hình được tích hợp
trên main board
Ổ đĩa mềm (FDD):
Chỉ còn loại 1,44MB và một số thê hệ máy tính hiện nay không còn dùng ổ đĩa mềm
Màn hình:
Trang 5Thùng máy (case):
Dùng để chứa các linh kiện của máy tính và có kèm theo bộ nguồn Thùng máy chứa 2 loại bộ nguồn khác nhau: AT và ATX Ngoài ra, đối với thế hệ Pentium IV cũng
phải sử dụng loại thùng máy khác
II CÁC LINH KIỆN HỖ TRỢ
Sound card (card âm thanh) :
Hỗ trợ phát âm thanh ra loa, thường cắm vào khe PCI (trước đây là ISA hay EISA) (hầu hết các main board hiện nay đều tích hợp thêm sound card)
Modem/Fax:
Có hai loại: gắn trong (internal, chuẩn PCI) và gắn ngoài (external, chuẩn COM hay USB)
Trang 6Ổ CD-ROM và DVD-ROM:
Loa :
PHẦN II : TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
1 Quan sát main board
Vẽ lại sơ đồ của main: vị trí, số khe cắm (AGP, PCI, …)
Trang 72 Lắp ráp 2.1 Gắn CPU vào đế cắm (socket):
- Mở socket ra trước khi gắn CPU vào: kéo thanh nhựa (kim loại) nằm bên cạnh socket lên 900
- Trên bề mặt CPU tại một trong bốn góc, có một vạch hình tam giác, đó là vạch chuẩn dùng định vị, ở trên socket, phần lỗ để cắm CPU vào cũng có một góc được đánh dẩu như vậy, gắn sao cho 2 vị trí này trùng nhau
- Thả CPU ra, lưu ý không ấn mạnh CPU lên socket (có thể làm gãy chân CPU)
- Gắn quạt giải nhiệt lên CPU và cắm vào nguồn
Trang 82.2 Cắm RAM vào khe cắm của bộ nhớ
- Kéo hai thanh cài ở hai đầu slot ra phía ngoài
- Gắn RAM vào slot Chú ý gắn sao cho chỗ lõm trên RAM khớp với chỗ lồi trên slot (có thể là 1 hay 2 chỗ lõm tuỳ theo loại RAM) Nếu cắm đúng, tự động hai thanh cài sẽ kẹp chặt vào khe hình vòng cung hai bên RAM
2.3 Gắn main board vào case
- Đặt thử mainboard vào các vị trí bắt ốc trên case
- Chọn ốc đệm (thường có hình lục giác, màu vàng) gắn vào các vị trí khớp với các lỗ khoan sẵn trên mainboard
- Cắm dây reset, dây nguồn (Power On) trên case vào main (không cần đúng chiều)
- Cắm dây đèn báo nguồn (Power led), dây đèn ổ cứng (HDD) và dây loa (Speaker) vào main (phải cắm đúng chiều) Dây có màu (dây dương) cắm vào chân có dấu + (điện áp dương), dây màu đen hay trắng cắm vào chân còn lại
2.4 Gắn cáp dữ liệu
Trang 9- Cắm đầu cáp dữ liệu (cáp ATA cho ổ đĩa cứng và cho ổ đĩa quang) vào khe IDE (thường được bố trí dọc theo cạnh của mainboard) Có hai khe IDE được đánh số IDE 1 và IDE 2 (IDE 0 và IDE 1) Khe IDE1 là khe chính (Primary) thường dùng để cắm cáp ổ cứng (để có thể khởi động được), khe IDE2 là khe phụ (Secondary) dành cho các ổ đĩa quang (CD, DVD)
- Nếu dùng thêm FDD (ổ dĩa mềm), bạn gắn thêm cáp dĩa mềm Cáp ổ dĩa mềm khác với cáp HDD ở chỗ một đầu cáp bị bắt chéo, đầu cắm sát chỗ bắt chéo đó cắm vào FDD, đầu kia cắm vào mainboard
- Đặt mainboard vào case và gắn ốc cố định
- Cắm dây nguồn vào khe Power trên mainboard, thường nằm gần CPU
2.5 Lắp card màn hình và card sound
Xem card màn hình và card sound thuộc loại nào (AGP, PCI, ISA, …) để cắm vào slot còn trống trên main
2.6 Lắp đặt CD, DVD
- Gỡ miếng nhựa ở mặt trước case ra
- Thiết lập jumper cho ổ đĩa quang là Slaver nếu cắm chung cáp với HDD (đã được thiết lập là Master), hay Master nếu cắm cáp riêng
- Đẩy ổ đĩa vào và cắm cáp data tại khe IDE vào ổ đĩa
- Cắm dây nguồn
- Bắt ốc cố định vào case
Trang 102.7 Lắp đặt ổ đĩa mềm (FDD) và ổ đĩa cứng (HDD)
Tương tự như trên nhưng nhớ chú ý và cẩn thận khi cắm dây điện nguồn vì rất dễ cắm lệch vị trí chân
Trang 11BÀI 2: THIẾT LẬP THÔNG SỐ CHO BIOS
lập sai thì hệ thống sẽ hoạt động không ổn định thậm chí bị treo
Để đăng nhập vào BIOS, nhấn Power khởi động máy tính và nhấn phím Delete
sau khi xuất hiện dòng chữ Press DEL to enter SETUP (một số main có thể dùng phím
khác như F1, F2, …) Một số phím đăng nhập vào BIOS của các hãng sản xuất khác nhau
mô tả như bảng sau:
BIOS Chuỗi phím
Ami Del Award Ctrl+Alt+Esc Dtk Esc IBM Ps/2 Ctrl+Alt+Ins sau Ctrl+Alt+DelPhoenix Ctrl+Alt+Esc hay Ctrl+Alt+S Sony F3
Compaq F10
Sau khi đã đăng nhập vào BIOS, dùng phím Enter để vào một mục, ESC để thoát
khỏi một mục và các phím mũi tên (→←↑↓) để chọn một mục Khi di chuyển đến một
mục, chức năng của nó sẽ được hiển thị trên màn hình
Các mục trong BIOS là (có thể khác nhau tuỳ theo máy tính):
STANDARD CMOS SETUP:
BIOS FEATURES SETUP:
CHIPSET FEATURES SETUP POWER MANAGEMENT SETUP PNP/PCI CONFIGURATION LOAD BIOS DEFAULT LOAD SETUP DEFAULT INTERGRATED PERIPHERALS SUPERVISOR PASSWORD USER PASSWORD
IDE HDD AUTO DETECTION HDD LOW LEVEL FORMAT SAVE & EXIT SETUP
Trang 12EXIT WITHOUT SAVING
1 Các thành phần cơ bản (Standard CMOS Setup)
Đây là các thành phần cơ bản của BIOS trên tất cả các loại máy PC cần biết để quản lý và điều khiển chúng
- Ngày, giờ (Date/Day/Time): Khai báo ngày tháng năm Các thông tin nầy có thể
sửa chữa trực tiếp ngoài Dos bằng 2 lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của
Windows mà không cần vào BIOS Setup
- Ổ đĩa mềm (Drive A/B): thường chọn là 1.44M, nếu không có thì chọn Not
Installed
- Ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE: hiển thị số lượng đĩa cứng và dung lượng, nên
chọn là Auto
- Màn hình (Video) - Primary Display:
EGA/VGA: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu EGA hay VGA, Super VGA
CGA 40/CGA 80: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu CGA 40 cột hay CGA 80 cột
Mono: Dành cho loại màn hình sử dụng card trắng đen, kể c card VGA khi dùng màn hình trắng đen
- Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt):
Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên chọn mục nầy vì BIOS sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên bạn
không thể biết các lỗi khác, nếu có
Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của bàn phím
Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa
Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của ổ đĩa và bàn phím
Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì Nên chọn mục này để biết máy bị trục trặc ở bộ
Trang 132 Các thành phần nâng cao (Advanced Setup):
Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) cache mức 2 (L2)
- Quick Power On Self Test:
Nếu enable BIOS sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa
- About 1 MB Memory Test:
Nếu Enable BIOS sẽ kiểm tra tất cả bộ nhớ Nếu Disable BIOS chỉ kiểm tra 1 Mb
bộ nhớ đầu tiên
- Memory Test Tick Sound:
Cho phát âm thanh (enable) hay không (disable) trong thời gian test bộ nhớ
- Extended BIOS Ram Area:
Khai báo mục nầy nếu muốn dùng 1 Kb trên đỉnh của bộ nhớ quy ước, tức Kb bắt đầu từ địa chỉ 639K hay 0:300 của vùng BIOS hệ thống trong bộ nhớ quy ước để lưu các
thông tin về đĩa cứng Xác lập có thể là 1K hay 0:300
- Swap Floppy Drive:
Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục nầy bạn không cần khai báo lại loại ổ đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O
- Boot Sequence:
Chọn ổ đĩa cho BIOS tìm hệ điều hành khi khởi động Có thể là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C Bạn nên chọn C,A hay chỉ có C, để đề phòng trường hợp vô tình
khởi động bằng đĩa mềm có Virus
Hiện nay trên các Mainboard Pentium BIOS cho phép bạn chỉ định khởi động từ
1 trong 2 ổ mềm hay trong 4 ổ cứng IDE hay bằng ổ cứng SCSI thậm chí bằng ổ CD
Rom cũng được
Trang 14- Boot Up Floppy Seek:
Nếu Enable BIOS sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track Nếu Disable BIOS sẽ bỏ qua Chọn enable làm chậm thời gian khởi động vì BIOS luôn luôn
phải đọc đĩa mềm trước khi đọc đĩa cứng, mặc dù đã chọn chỉ khởi động bằng ổ C
- Boot Up Numlock Status:
Nếu ON là cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng) sau khi khởi động Nếu OFF là cho phím Numlock tắt (đèn Numlock tối)
- Boot Up System Speed:
Quy định tốc độ của CPU trong thời gian khởi động là High (cao) hay Low (thấp)
- Memory Parity Check:
Chỉ có tác dụng kiểm tra Ram
- IDE HDD Block Mode:
Nếu ổ đĩa cứng hỗ trợ kiểu vận chuyển dữ liệu theo từng khối (các ổ đĩa đời mới
có dung lượng cao) thì cho enable để tăng tốc cho ổ đĩa
- Pri Master/Slave LBA (Logic Block Addressing) Mode:
Nếu 2 ổ đĩa cứng được nối vào đầu nối Primary của card I/O có dung lượng lớn hơn 528Mb thì cho enable
- Sec IDE Ctrl Drives Install:
Dùng để khai báo máy tính có ổ đĩa cứng nối vào đầu nối Secondary của card I/O
Các chỉ định có thể là Master, Mst/Slv và disable
- Sec Master/Slave LBA Mode:
Xác lập LBA cho đầu nối thứ 2
- Typematic Rate Setting:
Nếu enable là bạn cho 2 mục dưới đây có hiệu lực 2 mục nầy thay thế lịnh Mode của DOS, quy định tốc độ và thời gian trể của bàn phím
+ Typematic Rate (Chars/Sec):
Lựa chọn số ký tự/giây tuỳ theo tốc độ đánh phím nhanh hay chậm
Trang 15System hay Always: Giới hạn việc sử dụng máy Mỗi khi mở máy, BIOS luôn luôn
hỏi mật khẩu, nếu không biết mật khẩu BIOS sẽ không cho phép sử dụng máy
- System BIOS Shadow, Video BIOS Shadow:
Nếu enable là cho copy các dữ liệu về System và Video trong BIOS (có tốc độ chậm) vào Ram (tốc độ nhanh) để rút ngắn thời gian khi cần truy nhập vào các dữ liệu
nầy
- Wait for if Any Error:
Cho hiện thông báo chờ ấn phím F1 khi có lỗi
- Numeric Processor:
Thông báo có gắn CPU đồng xử lý (Present) trên máy hay không (absent) Mục nầy thường có cho các máy dùng CPU 286, 386, 486SX
- Turbo Switch Funtion:
Cho nút Turbo có hiệu lực (enable) hay không (disable)
3 Các thành phần có liên quan đến hệ thống (Chipset Setup):
System Clock (chỉ định bằng cách Set jumper trên mainboard) làm tốc độ chuẩn
- Synchronous AT Clock/AT Bus Clock Selector:
Chỉ định tốc độ hoạt động cho AT Bus bằng cách lấy tốc độ chuẩn (system clock) chia nhỏ để còn lại khoảng 8MHz cho phù hợp với card 16Bit Các lựa chọn như sau:
CLKI/3 khi system clock là 20 - 25MHz
CLKI/4 khi system clock là 33MHz
CLKI/5 khi system clock là 40MHz
CLKI/6 khi system clock là 50MHz
Tốc độ nầy càng lớn (số chia càng nhỏ), máy chạy càng nhanh do tăng tốc độ vận chuyển dữ liệu Tuy nhiên lớn đến đâu là còn tùy thuộc vào mainboard và card cắm trên
các Slot Nếu nhanh quá, thường card I/O gặp trục trặc
- AT Cycle Wait States/Extra AT Cycle WS:
Để enable hay disable việc chèn thêm 1 thời gian chờ vào thời gian chuẩn của AT Bus Nếu system clock dưới 33MHz chọn disable Nếu trên 33MHz chọn enable
Trang 16- Fast AT Cycle:
Khi enable sẽ rút ngắn thời gian chuẩn của AT Bus
- DRAM Read Wait States/DRAM Brust Cycle:
Dưới 33MHz là: 3 - 2 - 2 - 2 hay 2 - 1 - 1 - 1
Từ 33 - 45MHz là: 4 - 3 - 3 - 3 hay 2 - 2 - 2 - 2 50MHz là: 5 - 4 - 4 - 4 hay 3 - 2 - 2 - 2
- DRAM/Memory Write Wait States:
Chọn 1WS khi hệ thống nhanh hay DRAM chậm (tốc độ 40MHz trở lên) Chọn 0WS khi hệ thống và DRAM có thể tương thích (33MHz trở xuống)
- Hidden Refresh Option:
Khi enable, CPU sẽ làm việc nhanh hơn do không phải chờ mỗi khi DRAM được làm tươi
- Slow Refresh Enable:
Thời gian làm tươi DRAM sẽ kéo dài hơn bình thường Chỉ được enable khi bộ nhớ của máy hỗ trợ việc cho phép làm tươi chậm
- IDE HDD Auto Detection/IDE SETUP:
Hệ thống tự dò tìm đĩa cứng (thông thường khi gắn đĩa cứng vào hệ thống thì chọn mục này
4 Power Management Setup:
Dùng để quản lý chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong các BIOS đời mới
Trang 17Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng lượng ít nhất)
Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm nhiều nhất)
- Sleep Timer/Standby timer:
Chỉ dùng cho CPU kiểu S Chỉ định thời gian máy rảnh trước khi vào chế độ Sleep (ngưng hoạt động)
- Sleep Clock:
Chỉ dùng cho CPU kiểu S để xác định tần số xung clock trong chế độ Sleep
Stop: CPU hạ tốc độ xuống còn 0MHz (ngưng hẳn)
Slow: CPU hạ tốc độ xuống còn 8MHz
- HDD Standby Timer/HDD Power Down:
Chỉ định thời gian ngừng động cơ của ổ đĩa cứng
- CRT Sleep:
Nếu Enable thì tắt màn hình vào chế độ Sleep
5 Peripheral Setup
- PCI On Board IDE:
Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) 2 đầu nối ổ đĩa cứng IDE1 trên mainboard Khi sử dụng Card PCI IDE rời, ta cần chọn disabled
- PCI On Board Secondary IDE:
Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) đầu nối ổ đĩa cứng IDE2 trên mainboard
- PCI On Board Speed Mode:
Chỉ định kiểu vận chuyển dữ liệu (PIO speed mode) Có thể là Disabled, mode 1, mode 2, mode 3, mode 4, Auto Trong đó mode 4 là nhanh nhất
- PCI Card Present on:
Trang 18Khai báo có sử dụng Card PCI IDE rời hay không và nếu có thì được cắm vào Slot nào Các mục chọn là: Disabled, Auto, Slot 1, Slot 2, Slot 3, Slot 4
- PCI IRQ, PCI Primary IDE IRQ, PCI Secondary IDE IRQ:
Chỉ định cách xác lập ngắt cho Card PCI IDE rời
Chú ý: Trong mục nầy có phần xác lập thứ tự gán ngắt cho các Card bổ sung Thí dụ: 1 = 9, 2 = 10, 3 = 11, 4 = 12 có nghĩa là Card đầu tiên cắm vào bất kỳ Slot nào sẽ
được gán ngắt 9, nếu có 2 Card thì Card cắm vào Slot có số thứ tự nhỏ sẽ được gán ngắt
9, Slot có số thứ tự lớn sẽ được gán ngắt 10.v v
- IDE 32Bit Transfers Mode:
Xác lập nầy nhằm tăng cường tốc độ cho ổ đĩa cứng trên 528Mb, nhưng cũng có ổ đĩa không khởi động được khi enabled dù fdisk và format vẫn bình thường
- Host to PCI Post Write W/S, Host to PCI Burst Write, Host to DRAM Burst Write:
Không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ CPU, có thể để nguyên xác lập mặc nhiên
- PCI Bus Park, Post Write Buffer:
Khi enabled thì có thể tăng cường thêm tốc độ hệ thống
- FDC Control:
Cho hiệu lực hay không đầu nối cáp và xác lập địa chỉ cho ổ đĩa mềm
- Primary Seral Port:
Cho hiệu lực hay không cổng COM1 và xác lập địa chỉ cho cổng
- Secondary Serial Port:
Cho hiệu lực hay không cổng COM2 và xác lập địa chỉ cho cổng Nếu sử dụng Card bổ sung có xác lập điạ chỉ là COM 1 hay COM 2, cần phải disabled cổng tương ứng
trong hai mục trên
- Parallel Port:
Cho hiệu lực hay không cổng LPT1 và xác lập địa chỉ cho cổng
Trang 19- Ghi nhận các thông số khác của BIOS và giải thích ý nghĩa của từng thông số
Trang 20điều hành) và định dạng đĩa cứng để có thể chép dữ liệu lên đó Quá trình phân vùng đĩa
cứng có thể dùng chương trình Fdisk, Disk Manager, Partition Magic, … Các tuỳ chọn
của chương trình Fdisk mô tả như sau:
1 Create DOS Partition or Logical DOS Drive: tạo phân vùng
2 Set active partition: chọn phân vùng khởi động
3 Delete partition or Logical DOS Drive: xoá phân vùng hay các ổ đĩa logic
4 Display Partition information: hiển thị thông tin về các phân vùng trên đĩa
1 Tạo phân vùng
Sau khi khởi động fdisk, chọn mục 1 để cho phép tạo phân vùng (lưu ý rằng chỉ tạo được phân vùng khi đã xoá tất cả phân vùng trên đĩa) Các tuỳ chọn khi tạo phân
vùng như sau:
1 Create Primary DOS Partition: tạo phân vùng DOS sơ cấp
2 Create Extended DOS Partition: tạo phân vùng DOS mở rộng
3 Create Logical DOS Drive (s) in the Extended DOS Partition: tạo các ổ đĩa logic
Khi tạo phân vùng, cần phải tạo phân vùng Primary trước rồi mới tạo lần lượt các phân vùng sau