CYTOKINE (Kỳ 7) Interleukin 5 (IL-5) Giống như IL-4, IL-5 có tác dụng kích thích cả sự tăng sinh lẫn sự biệt hoá của tế bào B. Yếu tố này thúc đẩy sự sản xuất IgA. Hình như nó có tác dụng hiệp đồng với IL-4 để thúc đẩy việc sản xuất IgE. IL-5 còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và biệt hoá của bạch cầu ái toan. Interleukin 6 (IL-6) Các tế bào T H đã được hoạt hoá, đại thực bào, các tế bào mono, các nguyên bào sợi và một số loại tế bào ung thư (như myxoma cơ tim, ung thư cổ tử cung và ung thư bàng quang) liên tục chế tiết ra IL-6. Một số tế bào myeloma cũng chế tiết IL-6 (trong trường hợp này việc chế tiết IL-6 giống như việc chế tiết autocrine để kích thích sự sinh sản của chính bản thân tế bào). Sự kích thích các tế bào plasma chế tiết các globulin miễn dịch cũng là một hoạt tính khác của IL-6 trong sự phối hợp với IL-1. IL-6 còn là chất đồng kích thích của sự hoạt hoá tế bào T H . Interleukin 7 (IL-7) IL-7 được clone hoá vào năm 1989, có tác dụng cảm ứng các tế bào gốc dạng lympho bào biệt hoá thành tiền tế bào B. Người ta phát hiện ra cytokine này bằng cách nạp một loạt ADN bổ cứu của các tế bào thân ở tuỷ xương vào tế bào COS và phát hiện các yếu tố trong nước nổi nuôi các tế bào COS này. Người ta thu được khoảng 720.000 protein và sàng lọc hoạt tính sinh học của chúng, cuối cùng đã nhận ra một clone có hoạt tính của IL-7. Sau khi phát hiện ra IL-7 người ta thấy chúng có khả năng làm tăng sự chế tiết IL-2 và sự xuất hiện của thụ thể dành cho IL-2 trên các tế bào T nghỉ ngơi, bởi vậy IL-7 cũng có tác dụng kích thích sự tăng sinh của tế bào B. Ngoài ra IL-7 còn có tác dụng làm tăng sinh các thymo bào ở cả thai nhi lẫn người lớn. Interleukin 8 (IL-8) IL-8 được chế tiết bởi các tế bào mono, có một loạt tác dụng trên các tế bào bạch cầu trung tính. Ví dụ trong sự có mặt của IL-8, bạch cầu trung tính dính vào các tế bào nội mô của mao mạch và tiến đến các bộ phận mô theo gradient nồng độ của IL-8. Cytokine này hoạt động như một chất hoá hướng động tiềm năng dành cho bạch cầu trung tính, chỉ cần một lượng nhỏ ở mức nanogam là đã có tác dụng. Interleukin 9 (IL-9) Ðó là một glycoprotein được tiết ra bởi các clone tế bào Th nhất định. IL-9 hỗ trợ cho việc tăng sinh của các tế bào Th khi không có mặt kháng nguyên hoặc các tế bào trình diện kháng nguyên. IL-9 được sản xuất bởi một tiểu quần thể tế bào Th2 của chuột nhắt đã được clone hoá và tồn tại lâu dài. Chúng hoạt động như một autocrine có tác dụng sinh trưởng trong quá trình hoạt hoá bởi kháng nguyên. Gần đây IL-9 đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào mast. Interleukin 10 (IL-10) Gần đây người ta đã clone hoá và nghiên cứu được đặc điểm của một cytokine có vai trò điều hoà quan trọng đó là yếu tố ức chế tổng hợp cytokine hay interleukin-10. Cytokine này được chế tiết bởi tiểu quần thể tế bào Th2 của các clone tế bào T chuột nhắt nuôi trường diễn và ức chế tiểu quần thể Th1 sản xuất cytokine. Tiểu quần thể Th1 chế tiết IL-2 và IFN-( và đã được chứng minh là có liên quan đến quá trình hoạt hoá đại thực bào trong phản ứng quá mẫn muộn. Tiểu quần thể Th2 chế tiết IL-4 và IL-5, châm ngòi cho đáp ứng tạo kháng thể thể dịch. Việc chế tiết IL-10 bởi tiểu quần thể Th2 ức chế tiểu quần thể Th1 sản xuất cytokine là do cytokine này có vai trò trung tâm trong việc điều hoà đáp ứng miễn dịch thể dịch và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Các tiểu quần thể Th1 và Th2 và vai trò của IL-10 trong một số bệnh sẽ được đề cập sau trong chương này. Các interferon (IFN) Các interferon là một họ glycoprotein được tạo ra bởi rất nhiều loại tế bào khác nhau bị tác động bởi quá trình nhân lên của virus và giúp điều hoà đáp ứng miễn dịch. Interferon-( (IFN-(), có nguồn gốc từ các bạch cầu, và interferon-( (IFN-(), có nguồn gốc từ các nguyên bào sợi là các interferon đầu tiên được mô tả về đặc điểm. Interferon-( (IFN-() được phát hiện ra muộn hơn, do các lympho T chế tiết sau khi được hoạt hoá bởi kháng nguyên hoặc các chất gây phân bào. Cả ba interferon đều được giải phòng ra từ các tế bào nhiễm virus và cung cấp cho các tế bào lân cận khả năng phòng ngừa trước virut. Khác với IFN-( và IFN-( có tác dụng chủ yếu là tạo ra trạng thái chống virus thì IFN-( có các hoạt tính đa năng khác nhau bao gồm khả năng làm tăng hoạt động chức năng của tế bào Tc, tế bào T tham gia vào quá mẫn muộn (TDTH) và tế bào NK. Một trong số các tác dụng thú vị nhất của IFN-( đó là nó làm tăng mức độ biểu hiện các phân tử hoà hợp mô lớp I và lớp II trên bề mặt tế bào. Việc tăng tổng hợp các phân tử hoà hợp mô cho phép đại thực bào hoạt động trình diện kháng nguyên hiệu quả hơn. Interferon-( còn có một tác dụng đối kháng lại một số cytokine, chẳng hạn như khi thêm IFN-( cùng với IL-4 vào các tế bào B thì sự phân lớp để tạo IgE bị chặn lại. . CYTOKINE (Kỳ 7) Interleukin 5 (IL-5) Giống như IL-4, IL-5 có tác dụng kích thích cả sự tăng sinh lẫn. clone hoá và nghiên cứu được đặc điểm của một cytokine có vai trò điều hoà quan trọng đó là yếu tố ức chế tổng hợp cytokine hay interleukin-10. Cytokine này được chế tiết bởi tiểu quần thể tế. T H . Interleukin 7 (IL -7) IL-7 được clone hoá vào năm 1989, có tác dụng cảm ứng các tế bào gốc dạng lympho bào biệt hoá thành tiền tế bào B. Người ta phát hiện ra cytokine này bằng cách nạp