1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

định luật Sac-lơ. Nhiệt độ tuyệt đối

4 6,5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

- Biết vận dụng nhiệt độ tuyệt đối để phát biểu định luật Sac-lơ.. Phát biểu: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.. Hoạt động

Trang 1

SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

GIÁO ÁN

GVHD : Đoàn Thị Quỳnh Nga SVTH : Trần Thị Hải

Lớp thực tập : 10/5 Ngày dạy : 23/03/2010

Tiết 64: ĐỊNH LUẬT SAC-LƠ NHIỆT ĐỘ TUYỆT ĐỐI

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

- Quan sát và theo dõi thí nghiệm, đề xuất được dự đoán và thí nghiệm kiểm tra dự đoán

- Nắm được khái niệm khí lí tưởng, nắm được khái niệm nhiệt độ tuyệt đối, hiểu được định nghĩa nhiệt độ

- Biết vận dụng nhiệt độ tuyệt đối để phát biểu định luật Sac-lơ

2 Về kĩ năng

- Áp dụng định luật để giải một số bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan

- Giải thích định luật bằng thuyết động học phân tử

II Chuẩn bị

1 Giáo viên

- Dụng cụ thí nghiệm định luật này

- Nội dung ghi bảng:

Bài 46 : ĐỊNH LUẬT SAC-LƠ NHIỆT ĐỘ TUYỆT ĐỐI

1 Bố trí thí nghiệm

Xem SGK

2 Thao tác thí nghiệm

3 Kết quả thí nghiệm

t tăng thì p tăng

Giá trị Δp/Δt = B là một hằng số với một

lượng khí xác định

4 Định luật Sac-lơ

Nội dung: SGK

Biểu thức: p = p0(1+γt)

γ: có giá trị như nhau đối với mọi chất

khí, mọi nhiệt độ và bằng 1/273 độ-1

γ: hệ số tăng áp đẳng tích

5 Khí lí tưởng

KLT là khí tuân theo đúng hai định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt và Sac-lơ

Ở áp suất thấp có thể coi khí thực như khí

lí tưởng

6 Nhiệt độ tuyệt đối

Từ công thức trên khi: t= -1/γ = -2730C Thì áp suất p = 0, điều đó không thể đạt được

-2730C gọi là không độ tuyệt đối

Nhiệt độ tuyệt đối liên hệ bởi công thức:

T = t+273 Lúc đó: p= p0(1+(T-273)/273) = p0.T/273

p0/273 là một hằng số đối với một lượng khí xác định nên: p/T=const

Trang 2

2 Học sinh

- Xem bài trước khi đến lớp

- Ôn lại kiến thức về thuyết động học phân phân tử, định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt

3 Về thái độ

Học sinh lắng nghe, không nói chuyện riêng, phát biểu xây dựng bài…

III Tiến trình dạy học

1 Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

Báo cáo sĩ số

Phát biểu: Ở nhiệt độ không đổi, tích của

áp suất p và thể tích V của một lượng khí

xác định là một hằng số

Biểu thức: p.V = hằng số

Ổn định lớp, lớp trưởng báo cáo sĩ số Nêu câu hỏi:

Phát biểu và viết biểu thức định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt?

Nhận xét câu trả lời của bạn?

Gv nhận xét, cho điểm

Hoạt động 2: Xây dựng định luật Sac-lơ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

Lắng nghe và ghi nhận

Đó là vì trời nắng nhiệt độ tăng cao áp

suất trong săm cũng tăng cao nên săm xe

dễ nổ

Dự đoán:

- Áp suất tăng khi nhiệt độ tăng

- Áp suất giảm khi nhiệt độ tăng

- p/t = B

Quan sát bộ thí nghiệm

- Cho dòng điện chạy qua dây mayso làm

nước nóng lên và truyền nhiệt vào trong

bình

- Quạt quấy làm nhiệt độ trong khối khí

nóng đều

- Ta thấy khi trời nắng to thì săm xe đạp thường hay bị nổ, các em có biết lí do tại sao không?

Ta lí giải như vậy nhưng ta phải chứng minh nó Khi nhiệt độ thay đổi thì áp suất thay đổi theo nó có tuân theo quy luật nào không? Ta sẽ đi tìm mối quan hệ đó

- Các em có dự đoán gì về sự thay đổi của

áp suất khi nhiệt độ thay đổi?

- Có biểu thức toán học nào biểu diễn không?

Muốn lí giải những câu hỏi trên ta đi thí nghiệm kiểm chứng

Gv giới thiệu bộ thí nghiệm

- Xét lượng khí chứa trong bình A có thể tích không đổi Nhiệt kế T đo nhiệt độ khí trong bình A

- Bây giờ ta muốn tăng nhiệt độ khối khí thì phải làm gì?

- Ở đây có quạt quấy nước, có tác dụng gì?

Tiến hành thí nghiệm:

Gv yêu cầu học sinh ghi lại nhiệt độ và áp suất khí trong bình A Cho dòng điện chạy qua và quạt quấy nước Ngắt điện, chờ ổn định nhiệt độ, đo độ chênh lệch mực nước h Tính ra độ tăng áp suất Δp

- Từ kết quả có được hãy kiểm tra xem sự

Trang 3

Ghi lại nhiệt độ và áp suất.

Đo độ chênh lệch mực nước, tính độ tăng

áp suất

Δp/Δt = B (1)

Ta có: Δt = t

Độ biến thiên áp suất tương ứng:

Δp = p - p0

p, p0 áp suất ở t0C và 00C

p – p0 = Bt

p = p0 + B = p0(1+Bt/p0)

Phát biểu: Với một lưọng kí có thể tích

không đổi thì áp suất p phụ thuộc vào

nhiệt độ t của khí theo công thức:

p = p0(1+γt)

phụ thuộc p vào t như thế nào?

Người ta làm nhiều thí nghiệm với các lượng khí khác nhau thì hằng số B khác nhau Nên B là hằng số với lượng khí xác định

Với các thí nghiệm chính xác hơn ngưòi

ta thừa nhận biểu thức bên đúng với mọi biến thiên nhiệt độ khác nhau

- Ta cho nhiệt độ biến thiên từ 00C đến

t0C thì độ biến thiên nhiệt độ và áp suất xác định như thế nào? Viết biểu thức (1) lúc đó?

Nhà vật lí Sac-lơ đã làm thí nghiệm với nhiều chất khí khác nhau và phát hiện ra

tỉ số B/p0 có cùng một giá trị đối với mọi chất khí ở mọi nhiệt độ

Kí hiệu γ = B/p0 = 1/ 273

Ông phát biểu thành định luật Sac-lơ, có biểu thức: p = p0 + B = p0(1+γt)

γ : có giá trị như nhau đối với mọi chất khí và ở mọi nhiệt độ γ = 1/ 273

Phát biểu định luật?

Gv nhận xét, củng cố lại

Hoạt động 3: Khí lí tưởng và nhiệt độ tuyệt đối Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

Lắng nghe và ghi nhớ

Khi p = 0 thì t = - 1/γ = -2730C

Ta có công thức liên hệ: T = t + 273

Để mô tả tính chất chung của các loại chất khí, người ta đưa ra mô hình lí tưởng: đó là khí tuân theo đúng hai định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt và Sac-lơ

Các khí thực có tính chất gần đúng như khí lí tưởng, ở áp suất thấp thì có thể coi khí thực là khí lí tưởng

Khí lí tưởng chỉ là lí tưởng hoá chứ không có thực

- Từ định luật Sac-lơ em hãy cho biết khi nào chất khí có áp suất bằng 0?

Gợi ý: ở nhiệt độ nào?

Trong thực tế thì người ta không thể đạt được ở nhiệt độ đó, coi đó là nhiệt độ thấp nhất không thể đạt được và được gọi

là độ không tuyệt đối

Nhà bác học Ken-vin đã đề xuất ra một nhiệt giai mang tên ông Trong nhiệt giai này thì khi t = -2730C ứng với T = 00K Hãy viết định luật Sac-lơ theo nhiệt độ K?

Trang 4

Thay vào biểu thức của định luật Sac-lơ

ta được:

p = p0(1 + (T-273)/273) = p0.T/273

mà p0/273 là một hằng số nên:

p/T = hằng số

Gợi ý: tìm biểu thức liên hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Ken-vin và nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-ut?

Thay biểu thức vào công thức Sac-lơ

Gv củng cố lại:

Biểu thức: p/T = hằng số chính là biểu thức của định luật Sac-lơ trong nhiệt giai Ken-vin

Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

Lắng nghe

Trả lời:

Câu B Vì số phân tử khí không thay đổi,

số phân tử trong một đơn vị thể tích chỉ

phụ thuộc vào thể tích mà thể thích không

thay đổi nên nó không thay đổi

Gv nhắc lại nội dung bài học về định luật Sac-lơ trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Ken-vin

Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 1 trong SGK?

Nhận xét

Hoạt động 6: Dặn dò về nhà

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

Ghi nhận nhiệm vụ

Những sự chuẩn bị cho bài sau

Về nhà làm bài tập 2,3,4 trong SGK Xem trước bài mới, ôn lại hai định luật đã học

IV Tổng kết, rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

BCĐTTSP GVHD SVTT

(kí rõ họ tên) (kí rõ họ tên) (kí rõ họ tên)

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w