1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch giao lưu học sinh dân tộc thiểu số

3 659 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 51 KB

Nội dung

UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 603/KH-SGDĐT-GDTH Đồng Xoài, ngày26 tháng 03 năm 2010 KẾ HOẠCH Tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số Năm học 2009-2010. Căn cứ Công văn số 1270/BGDĐT-GDDT ngày 15/3/2010 về việc tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bình Phước xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 của tỉnh như sau: I. Mục tiêu. Phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt của học sinh. II. Yêu cầu. - Tổ chức giao lưu đảm bảo thiết thực, có chất lượng, phù hợp với điều kiện kiện các địa phương; - Động viên được học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tiếng Việt. III. Đối tượng tham gia. Học sinh dân tộc thiểu số đang học tại các trường tiểu học trong tỉnh. IV. Hình thức tổ chức. - Thành lập các đội tham gia giao lưu ở các cấp (cấp trường, cấp huyện, thị xã, cấp tỉnh); - Tiến hành giao lưu giữa học sinh các lớp trong khối, giữa các trường trong huyện, thị xã, và giữa các huyện, thị xã trong tỉnh. - Tổ chức chấm điểm cho mỗi nội dung giao lưu để tạo không khí thi đua giữa các lớp, các trường, các huyện, thị xã. V. Nội dung. 1. Căn cứ vào chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học, soạn thảo các nội dung giao lưu để học sinh các lớp 1, 2, 3, 4, 5 thể hiện được các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết phù hợp với trình độ học sinh ở mỗi khối lớp và các cấp giao lưu; 2. Học sinh thể hiện 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết thông qua các nội dung giao lưu sau: - Phần 1. Kiến thức tiếng Việt: gồm các nội dung như viết chữ đẹp, đọc thầm 1 đoạn văn và trả lời câu hỏi. 1 - Phần 2. Ứng xử và năng khiếu: gồm các nội dung như chào hỏi, học sinh giới thiệu về nét văn hóa cơ bản đặc trưng của dân tộc mình (trang phục, lễ hội …), đọc thơ, kể chuyện, hát… Khuyến khích lựa chọn các hình thức thể hiện nội dung giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. VI. Thời gian và số lượng. - Thời gian tổ chức giao lưu cấp trường và cấp huyện, thị xã: tháng 4/2010 - Thời gian tổ chức giao lưu cấp tỉnh: ngày 08 và 09/5/2010. Đối với giao lưu cấp tỉnh: Mỗi Phòng GD&ĐT cử 1 đội tham gia giao lưu. Những học sinh tham gia giao lưu cấp tỉnh là những học sinh xuất sắc được lựa chọn trong giao lưu cấp huyện. Mỗi đội tham gia dự thi phải đầy đủ học sinh từ khối 1 đến khối 5. Mỗi khối lớp có từ 3 đến 5 học sinh. Số lượng giáo viên đưa đoàn đi dự thi: 03 giáo viên /huyện. (Đây là số lượng giáo viên quy định được hưởng chế độ bồi dưỡng khi đưa đoàn học sinh dự thi). - Đề nghị các Đoàn tập trung học sinh tại Trường Tiểu học Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước vào lúc 7 giờ ngày 08/5/2010 để làm công tác chuẩn bị như: chuẩn bị lễ khai mạc; thông báo số báo danh cho học sinh; bố trí phòng cho học sinh dự thi… VII. Địa điểm. - Tổ chức giao lưu cấp trường và cấp huyện: do địa phương lựa chọn - Tổ chức giao lưu cấp tỉnh: Trường Tiểu học Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. VIII. Cơ cấu giải thưởng đối với giao lưu cấp tỉnh. - Giải cá nhân theo từng khối lớp: Ban tổ chức trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 1 giải khuyến khích đối với những học sinh có thành tích xuất sắc trong quá trình giao lưu. - Giải toàn đoàn: căn cứ vào các giải thưởng cá nhân và tập thể, Ban tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích đối với đội dự thi. Trong quá trình tổ chức thực hiên có thể có trường hợp trùng giải hoặc không có giải, tùy tình hình thực tế, Ban tổ chức sẽ trao giải phù hợp. IX.Tổ chức thực hiện. 1. Sở Giáo dục và Đào tạo: - Xây dựng Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 của tỉnh - Dự trù kinh phí tổ chức giao lưu cấp tỉnh; - Tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 cấp tỉnh theo đúng kế hoạch; - Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã: - Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 của tỉnh, xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu của địa phương cho phù hợp, đồng thời chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 cấp trường đúng theo kế hoạch của tỉnh; - Tổ chức giao lưu cấp huyện, sau khi tổ chức giao lưu cấp huyện, Phòng GD&ĐT lập danh sách học sinh và danh sách cán bộ, giáo viên đưa đoàn đi tham gia giao lưu cấp tỉnh và gửi danh sách (mẫu đính kèm, danh sách được lập trong bảng Excel) đồng thời báo cáo tình hình giao lưu của địa phương từ việc chỉ đạo đến việc tổ chức giao lưu cấp trường, cấp huyện, thị xã về Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT trước ngày 30/4/2010; danh sách gửi bằng văn bản và gửi qua địa chỉ email của Phòng GDTH: tieuhoc@binhphuoc.edu.vn 3. Trường tiểu học: Căn cứ tình hình thực tế của trường tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 cấp trường theo đúng chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. 4. Công việc khác: - Các đội tham gia giao lưu chuẩn bị phương tiện dự thi cho học sinh: Mỗi học sinh tham gia giao lưu mang theo: + Thẻ học sinh: thẻ phải dán ảnh học sinh và đóng dấu giáp lai ảnh, có ký tên xác nhận của Hiệu trưởng và đóng dấu của nhà trường nơi học sinh đang học; Lưu ý: dấu mộc phải rõ, không chấp nhận những thẻ có dấu mộc đã nhòe không đọc được tên trường. + Bút mực, thước kẻ và các dụng cụ học tập khác dành cho phần viết (giấy thi và giấy nháp do Ban tổ chức cung cấp). - Phổ biến đến học sinh, giáo viên, phụ huynh hiểu rõ tinh thần của Giao lưu là tạo cơ hội để học sinh được nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt cho học sinh; tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho học sinh khi tham gia giao lưu. - Kinh phí đi lại, ăn ở của đoàn giáo viên và học sinh tham dự giao lưu quyết toán tại địa phương theo quy định hiện hành. Căn cứ vào kế hoạch này, các đội tham gia gia lưu lập kế hoạch và tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 đạt kết quả cao nhất. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Lưu: VP, GDTH-NTN-02b; (Đã ký) - Website:www.binhphuoc.edu.vn. Phan Sỹ Giản 3 . chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bình Phước xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc. Xây dựng Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 của tỉnh - Dự trù kinh phí tổ chức giao lưu cấp tỉnh; - Tổ chức giao lưu “Tiếng. huyện, thị xã: - Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2009 – 2010 của tỉnh, xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu của địa phương cho

Ngày đăng: 04/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w