Nôn ói ở trẻ em Nôn ói là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thường là nhẹ và xảy ra cấp tính. Hiếm khi bệnh có thể nặng và đe dọa tính mạng. Nôn ói thường do viêm dạ dày ruột và nguyên nhân thay đổi khi trẻ lớn. Mặc dù hầu hết trẻ có thể tự hết nôn ói mà không cần điều trị, điều quan trọng là cần nhận biết dấu hiệu của bệnh lý nặng hơn để nhân viên y tế đánh giá trẻ kỹ hơn. Tại sao trẻ nôn ói? Khi nôn ói, cơ bụng và cơ thành ngực co lại, đẩy dịch trong dạ dày lên thực quản và trào ra miệng. Nôn ói xảy ra khi dây thần kinh trong não nhạy cảm với một số kích thích như: ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng dạ dày - ruột, thuốc, chuyển động. Đôi khi buồn nôn xảy ra trước khi ói. Trẻ nhỏ có thể không biết mô tả buồn nôn, mặc dù trẻ có thể than đau bụng hoặc than phiền khác. Nôn ói thường có lợi, bởi vì đây là cách cơ thể loại bỏ chất có hại. Tuy nhiên, hiện nay không nên sử dụng thuốc hoặc các biện pháp gây ói như dùng ngón tay móc trong miệng, ngay cả khi trẻ uống nhầm chất có hại. Nguyên nhân nôn ói Nôn ói có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân gây nôn ói thay đổi tùy thuộc theo tuổi trẻ. Trẻ sơ sinh và nhũ nhi Nôn vọt ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện bệnh lý nặng và cần được đánh giá kỹ. Các nguyên nhân nôn ói ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi bao gồm tắc dạ dày (hẹp môn vị) hoặc tắc ruột. Trẻ cũng có thể nôn ói do nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng toàn thân. Bất cứ trẻ nhỏ nào sốt 38oC hoặc sốt cao hơn, kèm nôn ói, nên được khám tại cơ sở y tế. Trẻ em Nguyên nhân thường gặp nhất gây nôn ở trẻ em là viêm dạ dày - ruột, thường do siêu vi trùng. Viêm dạ dày ruột có thể xảy ra khi trẻ ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc trẻ ngậm tay bị nhiễm bẩn. Siêu vi trùng gây viêm dạ dày ruột rất dễ lây lan và có số lượng nhiều trong phân trẻ bệnh. Rửa tay là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa lây lan. Ít gặp hơn, nôn ói do ăn thức ăn được chế biến, hoặc bảo quản không đúng cách gọi là ngộ độc thức ăn. Nôn ói do viêm dạ dày - ruột thường bắt đầu đột ngột và hồi phục nhanh, thường trong vòng 24 giờ. Những dấu hiệu khác của viêm dạ dày - ruột bao gồm: tiêu chảy, sốt, hoặc đau bụng. Những bệnh khác cũng có thể gây nôn ói ở trẻ em bao gồm trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, tắc ruột. Chăm sóc trẻ nôn ói tại nhà Một số khuyến cáo sau đây được đề nghị giúp chăm sóc trẻ nôn ói tại nhà. Theo dõi mất nước Mất nước có thể xảy ra ở trẻ nôn ói. Các dấu hiệu mất nước nhẹ bao gồm môi khô, trẻ khát nước. Dấu hiệu mất nước trung bình hoặc nặng bao gồm tiểu ít (ít hơn 1 lần đi tiểu trong 6 giờ), khóc không có nước mắt, miệng khô, hoặc mắt trũng. Trẻ mất nước trung bình hoặc nặng cần được mang đến cơ sở y tế ngay để được bù nước. Chế độ ăn Trẻ nôn ói nhưng không mất nước có thể tiếp tục ăn chế độ ăn hàng ngày khi trẻ dung nạp được. Trẻ mất nước cần uống thêm nhiều dịch. Khi nào mang trẻ khám ngay Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây cần mang trẻ đi khám ngay: ói dịch màu xanh (mật) hoặc có máu, nôn ói liên tục trên 24 giờ; bú kém. kèm mất nước trung bình hoặc nặng; đau bụng dữ dội; sốt trên 39oC, li bì khó đánh thức. Trẻ nhũ nhi - Nếu trẻ đang bú mẹ bị nôn ói, trẻ nên được tiếp tục bú mẹ, trừ khi có bệnh lý mà nhân viên y tế khuyên nhịn bú, bởi vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Nếu trẻ nôn ói lập tức ngay sau khi bú, bà mẹ có thể cố gắng cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần ít một. Ví dụ, bú mẹ mỗi 30 phút, mỗi lần bú 5 - 10 phút. Nếu nôn ói giảm bớt sau 2 - 3 giờ, cho trẻ bú lại như bình thường. Nếu nôn ói nặng hơn sau 24 giờ, cần mang trẻ đi khám. Trẻ em: nên động viên trẻ uống thêm nước, tránh uống nước có quá nhiều đường. Tránh ăn thức ăn có nhiều mỡ sẽ khó hấp thu. Bù nước: bù nước đường uống thì đơn giản, an toàn hơn truyền dịch. Dung dịch bù nước đường uống, Oral rehydration therapy (ORT) là dung dịch có chứa đường và điện giải (sodium, potassium, chloride) là những chất bị mất khi trẻ nôn ói. ORS không điều trị nôn ói, nhưng giúp điều trị mất nước kèm nôn ói. Thuốc: thuốc chống nôn cần được kê toa theo hướng dẫn của thầy thuốc trong một số trường hợp. Phòng ngừa lây lan: cha mẹ trẻ bị nôn ói nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh. Rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay tã cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan. . Nôn ói ở trẻ em Nôn ói là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thường là nhẹ và xảy ra cấp tính. Hiếm khi bệnh có thể nặng và đe dọa tính mạng. Nôn ói thường do viêm dạ. thể gây nôn ói ở trẻ em bao gồm trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, tắc ruột. Chăm sóc trẻ nôn ói tại nhà Một số khuyến cáo sau đây được đề nghị giúp chăm sóc trẻ nôn ói tại. ruột. Trẻ cũng có thể nôn ói do nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng toàn thân. Bất cứ trẻ nhỏ nào sốt 38oC hoặc sốt cao hơn, kèm nôn ói, nên được khám tại cơ sở y tế. Trẻ em Nguyên