Giao an Địa 9

78 255 0
Giao an Địa 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I/ Mục tiêu: * Kiến thức: HS biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định địa bàn phân bố của các dân tộc trên bản đồ. * Thái độ: Giáo dục ý thức tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc. II/ Chu ẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ dân cư Việt Nam. - Tranh ảnh một số dân tộc ít người của Việt Nam. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại gợi mở … IV/ T ổ chức các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : ( Nắm sĩ số HS) 2. Bài cũ : (Không) 3. Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung *HĐ1: Cá nhân- Cặp: Tìm hiểu đặc điểm của các dân tộc. CH: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? DT nào có số dân đông nhất? Kể tên 1 số DT mà em biết? - GV cho HS quan sát tranh 1 số DT ở nước ta. CH: Các dân tộc ở nước ta có những đặc điểm gì nổi bật? CH: Theo em người Việt định cư ở nước ngoài có thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam không? Nêu một số việc làm của người Việt ở nước ngoài thể hiện lòng yêu nước, góp phần xây dựng quê hương đất nước. - HS quan sát hình 1.2: CH: Nêu nội dung của hình, rút ra nhận xét. - GV liên hệ, giáo dục tư tưởng. * HĐ2: Cá nhân, nhóm: Tìm hiểu địa bàn phân bố của các dân tộc. - HS quan sát bản đồ dân cư: 1/ Các dân tộc ở Việt Nam: - Nước ta có 54 DT, dân tộc kinh có số dân đông nhất (86,2% DS cả nước). - Mỗi DT có nét văn hoá riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán… Các DT luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2/ Phân bố các dân tộc: a. Dân tộc Việt ( Kinh ): 1 CH: Xác định trên bản đồ địa bàn cư trú của dân tộc kinh. CH: Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc ít người trên bản đồ. - HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm tìm hiểu địa bàn cư trú của các DT ở một vùng -> điền kết quả vào bảng. GV chuẩn kiến thức. - Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhiều hơn ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. b. Các dân tộc ít người: - Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Vùng Địa bàn cư trú Tên dân tộc Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vùng thấp: - Tả ngạn Sông Hồng: - Hữu ngạn S.Hồng đến S. Cả: - Các sườn núi ( từ 700 đến 1000m ): - Vùng núi cao: - Tày, Nùng - Thái, Mường - Dao - Mông Trường Sơn – Tây nguyên - Đắc Lắc: - Kon Tum, Gia Lai: - Lâm Đồng: - Ê đê - Gia rai - Cơ ho Cực nam Trung Bộ và Nam Bộ - Các vùng đồng bằng, đô thị: - Chăm, Khơ me, Hoa CH: Hiện nay sự phân bố của các dân tộc có những thay đổi gì? Tại sao? - GV cho HS liên hệ ở địa phương  Giáo dục tư tưởng. 4/ Củng cố: - Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc trên bản đồ. - Chọn ý trả lời đúng trong câu sau đây: • Ở nước ta có 4 dân tộc sinh sống chủ yếu ở đồng bằng là: a. Kinh, Gia rai, Ê đê, Ba na. b. Kinh, Chăm, Khơ me, Hoa. * c. Kinh, Mông, Tày, Thái. d. Kinh, Chăm, Tày, Nùng. 5/ Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi và bài tập ( Trang 6 ) - Tìm hiểu số dân của nước ta hiện nay. - Soạn bài 2: Quan sát kĩ hình 2.1, bảng 2.1, 2.2 để trả lời các câu hỏi ở từng mục. V/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 2 Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I/ Mục tiêu: * Kiến thức: HS biết được số dân của nước ta trong thời điểm gần nhất. Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của tăng dân số nhanh. Biết đặc điểm cơ cấu dân số nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích bảng thống kê và 1 số biểu đồ về dân số. * Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. II/ Chu ẩn bị: 1. Giáo viên: - Biểu đồ tăng dân số của nước ta ( Hình 2.1 vẽ phóng to) - Tranh ảnh về 1 số hậu quả của dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở … IV/ T ổ chức các hoạt động dạy học : 1.Ổn định: ( Nắm sĩ số HS) 2. Bài cũ : Câu hỏi : Nước ta có bao nhiêu dân tộc? dân tộc nào có số dân đông nhất? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện cụ thể ở những mặt nào? Trả lời : Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất ( chiếm 86,2% DS cả nước). Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán… Các dân tộc luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Cá nhân: Tìm hiểu về số dân của nước ta. CH: Dân số của nước ta hiện nay khoảng bao nhiêu người ? So với thế giới thì DS nước ta đúng thứ bao nhiêu ? * HĐ2: Cá nhân, nhóm nhỏ: Tìm hiểu về tỉ lệ tăng tự nhiên, nguyên nhân, hậu quả của tăng DS nhanh. - HS quan sát hình 2.1: CH: Qua biểu đồ hãy nhận xét về tình hình tăng DS, tỉ lệ tăng tự nhiên của DS ở nước ta. 1/ Số dân: - Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người. - Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 14 trên thế giới. 2/ Gia tăng dân số - Dân số ở nước ta tăng nhanh liên tục. 3 CH: Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng DS vẫn tăng nhanh ? CH: Quan sát biểu đồ và cho biết nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số” vào thời gian nào? chấm dứt vào thời gian nào ? Vì sao ? - HS quan sát tranh dân số: CH: DS đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ? Nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ tăng tự nhiên ở nước ta. Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên ở nước ta hiện nay đang giảm dần ? - HS quan sát bảng 2.1: CH: Nhận xét về tỉ lệ tăng tự nhiên của các vùng trong cả nước. - Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng: Muốn nâng cao dân trí và mức sống của người dân, cần giảm tỉ lệ tăng DS tự nhiên, xây dựng quy mô gia đình hợp lí. * HĐ3 : Nhóm nhỏ: Tìm hiểu sự thay đôi cơ cấu dân số ở nước ta. - HS quan sát bảng 2.2: CH: Nhận xét về cơ cấu DS theo nhóm tuổi ở nước ta thời kì 19791999 ? => Cơ cấu DS nước ta thuộc loại nào ? CH: Cơ cấu DS trẻ có thuận lợi và khó khăn gì ? CH: Nhận xét về tỉ lệ nam, nữ thời kì 1979- >1999 ở các nhóm tuổi ? (Nữ nhiều hơn nam, Tỉ lệ nam tăng dần, tỉ lệ nữ giảm dần) - HS đọc 2 đoạn cuối mục 3: CH: Tỉ số giới tính là gì? (Số nam so với 100 nữ) Tỉ số giới tính của nước ta hiện nay như thế nào ? Nguyên nhân nào làm cho tỉ số giới tính của nước ta thay đổi qua các thời kì và ở các địa phương ? (do chiến tranh, do chuyển cư). Trung bình mỗi năm DS nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người. - Ở nước ta hiện tượng “bùng nổ dân số” bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào cuối thế kỉ XX. - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số- KHHGĐ nên tỉ lệ tăng tự nhiên tự nhiên của DS nước ta đang giảm, chỉ còn 1,4% 3/ Cơ cấu dân số: - Nước ta có cơ cấu DS trẻ, đang có sự thay đổi theo xu hướng già đi. - Tỉ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi tiến tới cân bằng hơn. 4/ Củng cố: - Nêu tình hình gia tăng dân số của nước ta. - Cơ cấu dân số của nước ta hiện nay đang có sự thay đổi như thế nào ? - Chọn ý trả lời đúng trong câu sau đây: Tỉ lệ tăng tự nhiên ở nước ta có sự khác nhau giữa các vùng là: a. Ở thành thị và khu công nghiệp cao hơn khu vực nông thôn,miền núi. b. Ở thành thị và khu công nghiệp thấp hơn khu vực nông thôn, miền núi. * c. Ở thành thị và khu công nghiệp bằng khu vực nông thôn, miền núi. 5/ Dặn dò: - Soạn bài 3, tìm hiểu về các loại hình quần cư. 4 - Làm bài tập 3 (trang 10): Vẽ biểu đồ. V/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I/ Mục tiêu: • Kiến thức : HS hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ DS nước ta gắn với sự gia tăng dân số và đặc điểm phân bố dân cư. Trình bày được các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. • Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam. • Thái độ : Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường nơi đang sống và chấp hành tốt chính sách của Đảng và nhà nước về phân bố dân cư. II/ Chu ẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ dân cư Việt Nam. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải thích minh hoạ … IV/ T ổ chức các hoạt động dạy học : 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Câu hỏi: Cho biết số dân và tình hình tăng dân số ở nước ta ? Cơ cấu DS ở nước ta có đặc điểm gì ? Trả lời: - Năm 2003 DS nước ta là 80,9 triệu người, thuộc nước có DS đông đứng thứ 14 trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh liên tục, mỗi năm trung bình tăng thêm hơn 1 triệu người. - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, đang có xu hướng gì đi. 3/ Bài mới: 5 Hoạt động của GV & HS Nội dung *HĐ1: Nhóm nhỏ: Tìm hiểu về tình hình phân bố dân cư ở nước ta. - HS quan sát bản đồ và kênh chữ SGK: CH: Nhận xét về mật độ DS của nước ta từ 1989 -> 2003. So sánh mật độ DS của nước ta với thế giới ? - HS quan sát hình 3.1: CH: Nhận xét sự phân bố dân cư ở các vùng đồng bằng, thành thị, miền núi và cao nguyên ? Giải thích nguyên nhân sự phân bố đó. - HS xác định các khu vực phân bố dân cư trên bản đồ. - GV chuẩn kiến thức. CH: Phân bố dân cư như vậy gây khó khăn gì ? Nêu hướng giải quyết. * HĐ2: Nhóm: Tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại quần cư. Nhóm 1,2: Quần cư nông thôn. Nhóm 3,4: Quần cư đô thị. - Nội dung thảo luận: Tên gọi, cách bố trí không gian nhà ở, mật độ DS, chức năng kinh tế chính. - Đại diện các nhóm trình bày, điền kết quả vào bảng. GV chuẩn kiến thức. CH: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay mà em biết? CH: Quan sát hình 3.1,hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta và giải thích * HĐ3: Cá nhân/ căp: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta. - HS quan sát bảng 3.1: CH: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta từ 1985 ->2003. CH: Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào ? CH: Quá trình đô thị hoá gắn liền với những yếu tố nào ? (Mở rộng quy mô thành phố, tỉ lệ dân, quá trình công nghiệp hoá…) I/ Mật độ dân số và phân bố dân cư: - Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng. - Năm 2003 mật độ DS nước ta là 246 người/ km 2 => thuộc nước có mật độ DS cao trên thế giới. * Phân bố dân cư: - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, thưa thớt ở miền núi cao nguyên. - Dân cư tập trung quá nhiều ở nông thôn(74%) và quá ít ở thành thị (26%) II/ Các loại hình quần cư: Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị - Tên gọi: -Không gian nhà ở: -Làng, ấp, bản, buôn - Nhà ở xen đồng ruộng Phố, phường… - Nhà ống, nhà cao tầng Mật độ DS: - Thấp Rất cao Chức năng kinh tế chính Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, dịch vụ III/ Đô thị hoá: - Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp. 6 - HS quan sát hình 3.1: CH: Nhận xét sự phân bố các đô thị và quy mô đô thị ở nước ta ? CH: Hãy lấy ví dụ về việc mở rộng quy mô thành phố. - Các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng, duyên hải. 4/ Củng cố: -Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta ? - Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau: * Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại: a. Lớn và vừa. b. Vừa và nhỏ.* c. Vừa. d. Nhỏ. * Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ: a. Tốc độ và trình độ cao. b. Tốc độ và trình độ thấp. c. Tốc độ cao, trình độ thấp.* d. Tốc độ thấp, trình độ cao. 5/ Dặn dò: - Làm các bài tập 1,2,3 (trang 14) - Soạn bài 4: Lao động và việc làm… V/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG. I/ Mục tiêu: * Kiến thức: HS hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta. Biết về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận xét các biểu đồ, phân tích được mối quan hệ giữa DS, lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở mức độ đơn giản. 7 * Thái độ: Nhận thức đúng sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc chăm lo đời sống, sinh hoạt của nhân dân. II/ Chu ẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số hình ảnh về sự quan tâm của Đảng đối với đời sống nhân dân. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải thích minh hoạ … IV/ T ổ chức các hoạt động dạy học : 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Câu hỏi: Nêu mật độ DS và sự phân bố dân cư ở nước ta ? Trả lời: Mật độ DS 246 người/ km 2 (năm 2003), Thuộc vào loại cao trên thế giới. Dân cư tập trung đông đúc ở đông bằng, thành thị, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. Dân cư tập trung quá nhiều ở nông thôn (74%), quá ít ở thành thị (26%). 3/ Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Cá nhân/ Cặp: Tìm hiểu về nguồn lao động và chất lượng lao động. - HS quan sát hình 4.1 kết hợp kênh chữ ở SGK: CH: Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm gì ? Nêu những mặt mạnh và những hạn chế của nguồn lao động nước ta ? CH: Nhận xét chất lượng của nguồn lao động ở nước ta? Để nâng cao chất lượng của nguồn lao động cần có những giải pháp gì ? ( Nâng cao mức sống  nâng cao thể lực, phát triển văn hoá giáo dục, đào tạo ngành nghề  nâng cao trình độ chuyên môn…) CH: Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh gây khó khăn gì cho xã hội ? ( Gây sức ép lớn về giải quyết việc làm) * HĐ2: Cá nhân: Tìm hiểu cơ cấu lao động trong các ngành nghề. - HS tìm hiểu kênh chữ SGK: Việc sử dụng lao động ở nước ta trong giai đoạn 1991 -> 2003 có những chuyển biến gì ? - HS quan sát hình 4.2: CH: Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo ngành ở nước ta từ 1989 -> 2003 ? Giải thích vì I/ Nguồn lao động và sử dụng lao động: 1/ Nguồn lao động: - Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh  thuận lợi để phát triển kinh tế. - Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. - Chất lượng nguồn lao động của nước ta chưa cao. 2/ Sử dụng lao động: -Cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta đang có sự thay đổi: +Giảm tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp; +tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp- 8 sao ? (cơ cấu KT đang có sự thay đổi) * HĐ3 : Nhóm nhỏ: Tìm hiểu về việc làm và giải quyết việc làm ở nước ta. CH: Tại sao nói: Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? (Lực lượng lao động phát triển nhanh, trong khi KT phát triển chậm  không đáp ứng nhu cầu việc làm) - Ở nước ta hiện nay khu vực nào thiếu việc làm nhiều nhất ? Tại sao ? (ở nông thôn-do đặc điểm mùa vụ) - Nêu tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ? - HS thảo luận: Hãy đề xuất 1 số biện pháp giải quyết việc làm ở nước ta và ở địa phương em. (Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng, đa dạng hoá các hoạt động KT ở nông thôn, phát triển CN, DV ở các đô thị, dâ dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm…) * HĐ4: Cá nhân: - HS đọc đoạn 1( mục III): CH: Nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện. CH: Nhận xét về chất lượng cuộc sống của nhân dân ở các vùng trong cả nước ? Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cần phải làm gì? - HS quan sát tranh – Liên hệ thực tế. - GV giáo dục tư tưởng. xây dựng, dịch vụ. II/ Vấn đề việc làm: - Nước ta còn nhiều lao động đang thiếu việc làm, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 6%. III/ Chất lượng cuộc sống: - Chất lượng cuộc sống cùa nhân dân ngày càng được cải thiện 4/ Củng cố: - Nguồn lao động của nước ta có đặc điểm gì? - Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? 5/ Dặn dò: - Đọc và tìm hiểu kĩ bài 5: thực hành phân tích tháp dân số. V/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Bài 5: THỰC HÀNH Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 I/ Mục tiêu: 9 • Kiến thức : HS biết cách phân tích, so sánh tháp dân số để thấy sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của DS nước ta là ngày càng già đi. • Kĩ năng : Thiết lập được mối quan hệ giữa gia tăng DS với cơ cấu DS theo độ tuổi, giữa DS và sự phát triển kinh tế- xã hội. • Thái độ : Có trách nhiệm với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lí. II/ Chu ẩn bị: 1. Giáo viên: - Tháp DS Việt Nam năm 1989 và 1999, tranh “ Mô hình gia đình hợp lí” 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại gợi mở … IV/ T ổ chức các hoạt động dạy học : 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Câu hỏi: Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm gì ? Trả lời: Nguồn lao động của nước ta dồi dào, tăng nhanh. Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Chất lượng nguồn lao động chưa cao. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Nhóm. - HS quan sát biểu đồ tháp tuổi, đọc yêu cầu của bài tập 1: CH: Hãy nhắc lại cách thể hiện cấu trúc của một tháp tuổi ? - Các nhóm dựa vào hình 5.1 để hoàn thành yêu cầu của bài tập 1. - GV kẻ bảng, HS điền kết quả vào bảng, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: 1/ Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999: Tiêu chí Tháp DS năm 1989 Tháp DS năm 1999 Hình dạng tháp tuổi: -Đáy: - Đỉnh: - Sườn: - Rộng - Nhọn - Dốc -Rộng, nhóm 0-4 đang thu hẹp lại - Vẫn nhọn - Vẫn dốc Tỉ lệ các nhóm tuổi: 0 -> 14: 15 ->59: 60 trở lên: 39% 53,8% 7,2% 33,5% 58,4% 8,1% Tỉ lệ dân số phụ thuộc: 46,2% 41,6% * HĐ2: Cá nhân, nhóm nhỏ. - HS đọc bài tập 2: CH: Qua kết quả phân tích, so sánh ở trên, hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số 2/ Nhận xét và giải thích: * Nhận xét: - Nhóm tuổi dưới lao động và tuổi lao động đều cao  Vẫn thuộc cơ cấu DS trẻ. 10 [...]... - HS quan sát bảng 8.1: CH: Ngành trồng trọt gồm những nhóm cây trồng nào ? Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sx ngành trồng trọt từ 199 0 ->2000 Sự thay đổi này nói lên điều gì ? - Ngành trồng trọt đang phát triển theo xu hướng đa dạng hoá các loại cây trồng, phá thế độc canh trồng lúa trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng nhanh tỉ... thời kì 199 1 -> 2000 * HĐ3: Nhóm nhỏ -H: Qua biểu đồ em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ trọng của các ngành? -H: Tỉ trọng các ngành tăng hoặc giảm nói lên điều gì? 2/ Nhận xét: -Tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 40,5%  23% , nói lên nước ta đang từng bước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp -Tỉ trọng ngành CN-XD tăng nhanh từ 23,8% 38,5% chứng tỏ quá trình CNH,HĐH đang tiến... thuật Đường sông Mới được khai thác ở mức độ thấp VT đường sông ở ĐBSCL có vai trò rất quan trọng Đường biển Đẩy mạnh vận tải biển quốc tế Đ.hàng không Đường ống Lưu vực sông Cửu Long, lưu vực sông Hồng Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… Đang phát triển đội bay theo hướng hiện đại 19 sân bay địa phương, 3 hóa Mạng nội địa có 24 đường bay, mạng sân bay quốc tế: Nội Bài, quốc tế được mở rộng với nhiều nước... 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Câu hỏi: Ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay đang phát triển như thế nào ? Xác định trên bản đồ các vùng trọng điểm của từng nhóm cây trồng Trả lời: Ngành trồng trọt đang phát triển theo xu hướng đa dạng hoá các loại cây trồng, phá thế độc canh trồng lúa trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp và các loại cây trồng hướng ra xuất khẩu... nhóm cây trồng CH:Giải thích tại sao diện tích cây lương thực tăng nhưng tỉ trọng lại c Nhận xét: - Diện tích các nhóm cây năm 2002 đều tăng hơn so với năm 199 0 - Cây lương thực vẫn chiếm diện tích lớn nhất, nhưng tỉ trọng lại giảm hơn so với năm 199 0 - Tỉ trọng cây công nghiệp và các cây khác đều 21 giảm? * HĐ4: Cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập 2: - GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường - HS tự vẽ -> GV kiểm... soạn: Ngày dạy: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I/ Mục tiêu: • Kiến thức: HS hiểu được những bước tiến trong hoạt động GTVT, đặc điểm phân bố mạng lưới và các đầu mối giao thông quan trọng Biết dược những thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của nó tới đời sống kinh tế- xã hội của đất nước • Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ, phân tích mối quan hệ giữa sự phân... nhân I/ Giao thông vận tải: -HS đọc mục 1 sgk: 1 Ý nghĩa: H: Nêu tóm tắt ý nghĩa của ngành GTVT Lấy ví dụ để -Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng chứng minh vai trò của GTVT đối với sự phát triển KT? đối với mọi ngành kinh tế H: Tại sao khi chuyển sang nền kinh tế thị trường GTVT -Thực hiện mối liên hệ kinh tế phải đi trước một bước? trong nước và ngoài nước * HĐ2: Cá nhân, nhóm H: Dựa vào sơ đồ(Trang 51),... Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc động tích cực của công cuộc đổi mới tới + Cơ cấu KT đang chuyển dịch theo hướng đời sống nhân dân ? công nghiệp hoá CH: Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh + Nền KT nước ta đang hội nhập vào nền kinh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm nào? tế khu vực và thế giới ( 199 6) - Liên hệ thực tế - Khó khăn thách thức: - Nhóm 3,4: Trong quá trình phát triển + Nhiều xã... học: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: II/ Phương tiện: -Bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam - Một số hình ảnh về các địa điểm du lịch ở nước ta III/ Hoạt động trên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Câu hỏi: Xác định trên bản đồ một số tuyến đường GTVT ở nước ta Loại hình GTVT nào có vai trò quan trọng nhất? loại hình nào mới xuất hiện gần đây? Trả lời: Có vai trò quan trọng nhất: Đường bộ ( vận chuyển khối lượng hàng... để chứng minh du lịch nước ta phát triển nhanh - Liên hệ ở địa phương  giáo dục tư tưởng 33 4/ Củng cố: Chọn ý trả lời đúng nhất trong câu sau đây: Thành phần kinh tế quan trọng nhất giúp nội thương phát triển mạnh là: a Kinh tế tư nhân * b Kinh tế nhà nước c Kinh tế tập thể d Kinh tế có vốn nước ngoài Trong số các hoạt động đối ngoại của nước ta hiện nay, quan trọng nhất là: a Xuất khẩu lao động b . so sánh tháp dân số năm 198 9 và năm 199 9: Tiêu chí Tháp DS năm 198 9 Tháp DS năm 199 9 Hình dạng tháp tuổi: -Đáy: - Đỉnh: - Sườn: - Rộng - Nhọn - Dốc -Rộng, nhóm 0-4 đang thu hẹp lại - Vẫn nhọn -. Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Bài 5: THỰC HÀNH Phân tích và so sánh tháp dân số năm 198 9 và năm 199 9 I/ Mục tiêu: 9 • Kiến thức : HS biết cách phân tích, so sánh tháp dân số để thấy sự thay đổi và. cộng đồng về quy mô gia đình hợp lí. II/ Chu ẩn bị: 1. Giáo viên: - Tháp DS Việt Nam năm 198 9 và 199 9, tranh “ Mô hình gia đình hợp lí” 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ Phương pháp: Thảo

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hoạt động của GV & HS

  • Nội dung

  • Vùng

  • Địa bàn cư trú

  • Tên dân tộc

  • Hoạt động của GV & HS

  • Nội dung

    • CH: Cơ cấu DS trẻ có thuận lợi và khó khăn gì ?

    • Hoạt động của GV & HS

    • Nội dung

      • - Tên gọi:

      • -Không gian nhà ở:

      • Mật độ DS:

      • Rất cao

      • Hoạt động của GV & HS

      • Nội dung

      • Hoạt động của GV & HS

      • Nội dung

        • Câu hỏi: Cơ cấu DS nước ta thuộc loại nào? Đang có những thay đổi như thế nào? Cơ cấu DS nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế- xã hội?

        • Hoạt động của GV & HS

        • Nội dung

          • ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

          • Câu hỏi: Nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới nền kinh tế từ năm nào? Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế là gì ?

          • Trả lời: Nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới nền KT từ năm 1986

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan