1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Giữ khó hơn xây pdf

12 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 225,88 KB

Nội dung

Giữ khó hơn xây Trong khi phải tuân thủ các bước trong quy trình phức tạp để xây dựng được một thương hiệu doanh nghiệp (hay sản phẩm) thì song song với nó doanh nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ một cách hiệu quả. Khi có thương hiệu mạnh, nếu không biết bảo vệ thì sẽ có ngày doanh nghiệp phải “khóc hận" vì dễ bị nẫng tay trên. Xây dựng thương hiệu - những khâu nào là cơ bản? Theo chuyên gia xây dựng thương hiệu Richard Moore, Công ty Richard Moore Associates, việc xây dựng được một thương hiệu mạnh không chỉ là lợi thế của các doanh nghiệp (DN) lớn. Các DN nhỏ cũng hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh nếu biết cách. “Có nhiều thương hiệu lớn trên thế giới xuất phát ban đầu là một công ty nhỏ, công ty gia đình. Vấn đề là họ đã biết phát triển thương hiệu với những giai đoạn phù hợp"- ông Richard Moore nói. “Có những bước cơ bản để DN của bạn bắt đầu xây dựng cho mình một thương hiệu. Chiến lược hoạt động nhất quán là điểm cốt yếu nhằm tạo ra một thương hiệu mạnh của một DN. DN Việt Richard More Nam hoàn toàn có thể tạo được thương hiệu mạnh, chỉ cần họ mở rộng nhận thức về quản lý chất lượng. Vấn đề ở đây là những ý tưởng và cách thức tiến hành nhất quán"- ông Richard Moore đưa ra lời khuyên. Theo chuyên gia này, bước đầu tiên mà DN cần phải làm chính là việc DN cần nhận thức về bản thân và trả lời câu hỏi cụ thể: sự khác biệt của DN mình là gì? Bước tiếp theo của quy trình xây dựng thương hiệu, DN cần phải trả lời câu hỏi: giá trị DN tạo ra là gì? Sau đó, DN cần tìm hiểu cảm nhận về thị trường. Đây được coi là một bước nghiên cứu. Ngoài việc trả lời câu hỏi về sự khác biệt, DN còn phải trả lời được câu hỏi người tiêu dùng có cảm nhận thế nào về sản phẩm của mình. Điều dễ nhận thấy là các DN Việt Nam chưa nhận thức đư ợc khả năng của họ là Từ những bước trên, DN cần xác định được sự khác biệt của thương hiệu. Từ đó DN xây dựng được chiến lược khác biệt hoá cho thương hiệu của mình. Bước quan trọng tiếp theo là DN cần xác định được nét tính cách quan trọng của DN. Khi tìm hiểu được điều cốt lõi này thì mới tiến hành các bước truyền thông. Sau đó mới tiến hành nghiên cứu đặt tên thế nào, logo ra sao, thực hiện chiến lược truyền thông cụ thể thế nào ông Richard Moore nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng và tạo giá trị khác biệt cho thương hiệu thì những nền tảng cơ sở của DN là rất quan trọng. Cũng theo ông Richard Moorel trong quá trình tư vấn cho nhiều DN Việt Nam xây dựng thương hiệu, chuyên gia này nhận thấy các DN Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều dễ nhận thấy là các DN Việt Nam chưa nhận thức được khả năng của họ là gì, sự khác biệt của họ với các DN khác là gì. gì, sự khác biệt của họ với các DN khác là gì? Thứ hai, các DN vẫn chưa nhận thức được vai trò, tác động của từng loại hình truyền thông khi xây dựng thương hiệu. Họ chưa có được cái nhìn tổng thể về việc nhất quán sử dụng các loại hình tạo hình ảnh cho DN. Đây là điểm yếu rất lớn mà nhiều DN Việt Nam mắc phải trong quá trình xây dựng thương hiệu cho mình. Điểm yếu nữa của DN Việt Nam là các DN dù đã xây dựng được chiến lược rồi nhưng họ chưa thực sự chuyển tải được những ý tưởng, tinh thần này tới mọi thành viên trong công ty, tới các khách hàng mình. Đây dường như là một quy trình quá phức tạp với nhiều DN. Tuy nhiên, việc nhận thức vấn đề cũng đã là quan trọng. Từ cơ sở mong muốn xây dựng thương hiệu cho mình thì các DN mới lựa chọn cho mình được một bước đi phù hợp thông qua các chuyên gia. Giữ thương hiệu, bài toán khó không kém Các bước xây dựng thương hiệu, thông qua tư vấn của một chuyên gia, đã phức tạp như vậy. Nhưng, sau khi đã vượt qua hàng loạt rào cản và những khó khăn để xây dựng được thương hiệu cho DN thì việc giữ nó cũng trở nên khó khăn không kém. Là người phụ trách cơ quan cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá và tham gia nhiều vụ phân xử về tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu, TS Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cho rằng, thương hiệu là vấn đề cốt tử để DN mở rộng sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Trần Việt Hùng - Cục trư ởng Cục Sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, nhận thức của DN Việt Nam về vấn đề này, dù đã có những bước tiến, song vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy, trong suốt giai đoạn từ năm 1982 đến 1988, chỉ có 461 người Việt Nam nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ trong khi số người nước ngoài nộp đơn là 773. Con số này của năm 1989 đối với người Việt là 255 và người nước ngoài là 232. Bước nhảy vọt đối với số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của người Việt là từ năm 2004 khi con số này lên tới hàng chục nghìn với 10.641 đơn và năm 2006 là 16.071 đơn. Trong khi đó, trong năm 2006 cũng có tới 5.987 người nước ngoài nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy trong tổng số 110.253 đơn yêu cầu bảo hộ "Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay rất đơn giản và không h ề tốn kém. Các DN cần nhận thức đầy đủ vấn đề này để bảo vệ tài sản cho mình". nhãn hiệu hàng hoá mà Cục này nhận được từ năm 1982 đến 2006 thì số lượng của người Việt Nam là 64.078 (58%) và của người nước ngoài là 46.175 (42%). Cũng theo thống kê của Cục Sờ hữu trí tuệ thì trong giai đoạn này Cục đã cấp tổng số 78.060 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho cả người Việt Nam và người nước ngoài đã nộp đơn đăng ký. Trong đó, số giấy chứng nhận được cấp cho người Việt Nam là 43.34S (55,5%) và người nước ngoài là 34.71 5 (44,5%). Trong khi, các DN Việt Nam với tư cách là chủ nhà, chưa thực sự “áp đảo” khi đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sờ hữu trí tuệ thì các DN nước ngoài vẫn tiếp tục thể hiện sự chuyên nghiệp và "lo xa" khi liên tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Tính cho đến thời điểm này các DN nước ngoài đăng ký nhãn hiệu vào Việt Nam theo hình thức chỉ định lên lên tới 58.866 nhãn hiệu. Trong số này có 13.315 nhãn hiệu của Pháp, 8.942 của Liên bang Đức, 2.247 của Trung Quốc, 558 của Liên bang Nga. Sau hơn 1 năm, tính từ 11/7/2006, chỉ tính riêng từ Mỹ đã có 452 nhãn hiệu, từ nhật Bản có 232 nhãn hiệu chỉ định vào Việt Nam theo MP (Madrid Protocol). Trong khi đó các DN Việt Nam đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài còn khá khiêm tốn. Tính đến thời điểm này, mới chỉ có khoảng 2.000 nhãn hiệu Việt Nam đăng ký ra nước ngoài theo phương thức kết hợp. Trong đó chỉ có 153 nhãn hiệu Việt Nam nộp theo MA (thoả ước quốc tế Madrid Agreement) và MP (Madrid Protocol). Chính nhận thức còn hạn chế như vậy nên các DN Việt Nam thường gặp rắc rối với thương hiệu khi kinh doanh ở trong nước cũng như nước ngoài. Theo TS Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, một hệ thống bảo hộ thương hiệu tốt phải và nhằm đảm bảo hài hoà ba nhóm lợi ích: xã hội - nhà sản xuất- người tiêu dùng. Việc thiếu hay mất cân đối trong các nhóm lợi ích đó đều không tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho kinh tế phát triển. Thông thường, thương hiệu được bảo hộ trên các cơ sở bảo hộ trên cơ sở đăng ký bảo hộ trên cơ sở sử dụng và bảo hộ trên cơ sở luật cạnh tranh."Trong đó, bảo hộ trên cơ sở đăng ký là quan trọng nhất. Một khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền đối với thương hiệu đó, trong đó có độc quyền sử dụng và cho phép hay không cho phép người khác TS. Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam [...]... xử lý các hành vi xâm phạm độc quyền đó trên cơ sở văn bằng đã cấp”, TS Nguyễn Minh Chí nói Do đó, xét về hiệu quả và lợi ích, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là dễ thực hiện và quan trọng nhất để DN giữ được tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn của mình Cục trưởng Trần Việt Hùng khuyến khích: “Thủ tục đăng ký hiện nay rất đơn giản và không hề tốn kém Các DN cần nhận thức đầy đủ vấn đề này để bảo... Âu, Kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc, Thuốc lá Vinataba tại châu Á, Cà phê Trung Nguyên tại Hoa Kỳ, Petro Vietnam tại Hoa Kỳ”, ông Hùng cũng cho rằng, việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài sẽ đỡ tốn kém hơn nếu các DN biết lựa chọn được nơi đăng ký phù hợp Các thông tin này DN có thể tìm hiểu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ để nhận được sự tư vấn tốt nhất . Giữ khó hơn xây Trong khi phải tuân thủ các bước trong quy trình phức tạp để xây dựng được một thương hiệu doanh nghiệp (hay sản phẩm). phải “khóc hận" vì dễ bị nẫng tay trên. Xây dựng thương hiệu - những khâu nào là cơ bản? Theo chuyên gia xây dựng thương hiệu Richard Moore, Công ty Richard Moore Associates, việc xây. sở mong muốn xây dựng thương hiệu cho mình thì các DN mới lựa chọn cho mình được một bước đi phù hợp thông qua các chuyên gia. Giữ thương hiệu, bài toán khó không kém Các bước xây dựng thương

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w