Vị thuốc từ cây sim Không chỉ cho hoa đẹp, cây sim còn có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với sức khở. Cùng khám phá! Chiều hành quân qua những đồi hoa sim/ Những đồi hoa sim/ Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết/Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Cùng với bài thơi Màu tím hoa sim của tác giả Hữu Loan, hình tượng cây sim rừng đã trở nên quen thuộc với nhiều người qua ca khúc Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh. Tuy nhiên, ít người biết loài cây rừng với sắc tím đặt trưng này có rất nhiều lợi ích và đã được một số nước ở châu Á nghiên cứu, đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Món quà do thiên nhiên ban tặng Theo tư vấn của các bác sĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM, cây sim rừng là một loại thuốc quý, quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian. Sim rừng thuộc họ myrtaceae, được chia làm hai loại: hồng sim và tiểu sim. Loại hồng sim cho hoa màu đỏ, quả tím, tiểu sim cho hoa màu trắng, quả đen. Cây sim cao từ một đến hai mét, mọc tại những vùng đất hoang dã, ở độ cao từ 10 đế 1.500m. Ở Việt Nam, sim rừng chủ yếu mọc ở vùng rừng núi hoặc hải đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn và Hòn Gai. Nhiều người thường nhầm sim rừng với loài hoa mua. Tuy nhiên khi nhìn kỹ, bạn sẽ thấy lá cây sim có hình bầu dục, dài từ 3 đến 6cm, mọc đối nhau trên thân cây. Quả sim khi chín có màu hồng tím thẫm hoặc sậm đen, trên vỏ quả có một lớp lông trắng mịn như tơ. Khi ăn, quả cho vị chát, ngọt, nên thường được dùng làm thực phẩm giải khát cho người đi đường. Loài cây cho lợi ích từ gốc đến ngọn Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Loại chất này có chứa nhiều pelargonidin dùng làm màu nhuộm tự nhiên trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây sim để chế biến thành các loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe. Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng. Hoa sim, dù màu tím hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da. Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả. Bên cạnh đó, lá sim chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt. Chất rhdomyrtone trong lá sim có vai trò như một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn nguy hiểm như escherichia coli và staphylococcus aureus. Đây là những vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Quả sim cũng là một vị thuốc tốt cho người bệnh lâu ngày. Người bị suy nhược cơ thể, phụ nư sau sinh bị thiếu máu có thể uống nước sắc từ quả sim và đậu đen, lá dâu non để bồi dưỡng cơ thể. Bạn có thể đem quả chín đồ lên, phơi khô để dùng dần. Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ Đông y. Theo một nghiên cứu gần đây, sản phẩm từ sim rừng có thể giúp cải thiện khả năng gối chăn của các đấng mày râu. . Vị thuốc từ cây sim Không chỉ cho hoa đẹp, cây sim còn có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với sức khở. Cùng khám phá! Chiều hành quân qua những đồi hoa sim/ Những đồi hoa sim/ . truyền Tp.HCM, cây sim rừng là một loại thuốc quý, quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian. Sim rừng thuộc họ myrtaceae, được chia làm hai loại: hồng sim và tiểu sim. Loại hồng sim cho hoa. cho hoa màu đỏ, quả tím, tiểu sim cho hoa màu trắng, quả đen. Cây sim cao từ một đến hai mét, mọc tại những vùng đất hoang dã, ở độ cao từ 10 đế 1.500m. Ở Việt Nam, sim rừng chủ yếu mọc ở vùng