Vị thuốc từ con dế Ở nước ta, dế có nhiều loài, loài dế dũi còn có tên là thổ cẩu, tên chữ là lâu cô (Gryllotalpa unispinalpa Sauss.), loài dế mèn, còn gọi là tất suất hay súc chức (Gryllodes berthellus Sauss.). Dễ dũi, dế mèn đều là vị thuốc Để làm thuốc, người ta bắt các con dế, kể cả dế dũi hoặc dế mèn, trước hết cho vào dụng cụ như giỏ tre, đậy kín hom, rồi ngâm vào chậu nước, vừa ngâm vừa xóc cho sạch đất cát, cũng có thể cho dế vào cái thùng có nước, đậy nắp, dùng que quấy đảo cho sạch đất cát, tạp bẩn. Sau khi rửa sạch, dế được ngắt bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, rồi đem sấy cho khô, cần nâng nhiệt độ sấy lên 50-60o C, ngay từ đầu để dế không bị thiu ôi, sau đó nâng từ từ nhiệt độ lên cao hơn cho đến khi dế khô giòn, bên ngoài có mầu vàng, mùi thơm, vị béo ngậy, là được. Sau khi sấy, lấy dế ra để nguội rồi bảo quản trong các lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa khô, đậy kín, để nơi cao ráo, thoáng gió, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu mọt phá hoại. Khi dùng có thể đem tán thành bột mịn. Đôi khi dùng với lượng ít, người ta chỉ cần chế dế bằng cách nướng trên các mảnh ngói sạch, có lót muối. Con dế. Theo Đông y, dế có vị mặn tính hàn, không độc, quy vào kinh bàng quang, đại tràng và tiểu tràng, công năng thông trệ, lợi đại, tiểu tiện, thúc đẻ, sau đẻ rau thai không ra. Dùng trong các trường hợp chữa thủy thũng, táo bón và tiểu tiện bí dắt, sỏi đường niệu. Có thể dùng dưới dạng bột hoặc dạng thuốc sắc, ngày 6 - 12g. Tiểu tiện bí, nước tiểu ít: Dùng dế và bột cam thảo, đồng lượng, mỗi lần uống 2 - 6g, ngày 2 - 3 lần, trước khi ăn. Nếu không có bột dế chế sẵn, có thể lấy khoảng 20 - 30 con dế, rửa sạch, bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, sao nhỏ lửa tới khi khô giòn, vàng đều, nghiền mịn. Mặt khác dùng bột cam thảo, đồng lượng, trộn đều uống với nước ấm. Ngày 2 lần. Trường hợp người già tiểu tiện khó khăn: Dế mèn 4 con, dế dũi 4 con. Nếu không có đủ hai loại dế thì dùng 8 con, một loại cũng được. Đem ngắt bỏ chân cánh, bỏ đầu, rút ruột, cùng với 3g cam thảo, sắc với 300ml nước, còn khoảng 150 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Trị sỏi bàng quang: Kim tiền thảo 40g, xa tiền thảo 40g, ngư tinh thảo 40g, dế mèn hoặc dế dũi 5 con. Trước hết đem các con dế rửa sạch đất cát, ngắt bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, rồi đem các con dế đặt trên mảnh ngói mới, hoặc mảnh bát sạch đã có sẵn một ít muối ăn. Đặt mảnh ngói lên mặt bếp than hồng, đến khi các con dế bị cháy, hết khói, là được. Lấy ra, để nguội, bỏ hết muối, nghiền các con dế thành bột mịn. Mặt khác đem sắc ba loại dược liệu trên, lấy nước chia làm 2 lần để uống trong ngày với bột dế. Có thể uống liền vài tuần lễ. Trị chứng "lậu ké đau buốt" (chứng có sỏi trong đường niệu): dế dũi 7 con, muối ăn 40g. Cho muối vào miếng ngói sạch rồi đặt các con dế đã sơ chế như trên vào chính giữa khối muối, đặt trên bếp lò, sấy khô. Lấy dế ra, bỏ hết muối, nghiền thành bột mịn, uống với rượu hoặc nước ấm, mỗi lần 4g, vào lúc đói. Uống vài tuần liền. Trị chứng viêm bàng quang: Dế 4 con (đã sơ chế như trên), lá sen tươi 2 lá. Uống dưới dạng nước sắc. Ngày một thang, uống liền 1 tuần. GS.TS. Phạm Xuân Sinh . Vị thuốc từ con dế Ở nước ta, dế có nhiều loài, loài dế dũi còn có tên là thổ cẩu, tên chữ là lâu cô (Gryllotalpa unispinalpa Sauss.), loài dế mèn, còn gọi là tất suất. suất hay súc chức (Gryllodes berthellus Sauss.). Dễ dũi, dế mèn đều là vị thuốc Để làm thuốc, người ta bắt các con dế, kể cả dế dũi hoặc dế mèn, trước hết cho vào dụng cụ như giỏ tre, đậy kín. 50-60o C, ngay từ đầu để dế không bị thiu ôi, sau đó nâng từ từ nhiệt độ lên cao hơn cho đến khi dế khô giòn, bên ngoài có mầu vàng, mùi thơm, vị béo ngậy, là được. Sau khi sấy, lấy dế ra để nguội