Tiết: 103Ngày soạn: 27/03/2010 VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây” Phan Châu trinh I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và tư t
Trang 1Tiết: 103
Ngày soạn: 27/03/2010
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”)
(Phan Châu trinh)
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh; nghệ thuật viết văn chính luận của Phan Châu Trinh
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản chính luận
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước
II Phương tiện và cách thức tiến hành:
1 Phương tiện thực hiện:
- SGK; SGV; tài liệu tham khảo; thiết kế bài học
2 Cách thức tiến hành:
- Kết hợp phát vấn- gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, thuyết giảng
III Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp.
2 Kiểm tra bài cũ:
- Trong đoạn trích Người càm quyền khôi phục uy quyền có mấy nhân vật chính? Đó là những nhân vật nào? Em hãy phân tích nhân vật
Gia-ve và nghệ thuật tác giả đã sử dụng để làm nổi bật nhân vật này?
3 Lời vào bài mới:
- Một trong những nhà cách mạng tiên phong trong những năm đầu thế kỉ
XX qua các phong trào Duy Tân, Đông Du không thể không nhắc đến tên tuổi của cụ Phan Châu Trinh Ông không chỉ nổi bật trên lĩnh vực chính trị mà còn chói sáng cả trên lĩnh vực văn chương Hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Về luân lí xã hội nước ta” của Phân Châu
Trang 2Trinh để hiểu rõ hơn tư tưởng tiến bộ và nghệ thuật viết văn chính luận tài ba của con người này
4 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung:
Bước 1: Tìm hiểu về tác giả:
TT1: Gọi HS đọc tiểu dẫn, GV phát
vấn:
- Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết vài
nét về tác giả Phan Châu Trinh ?
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung
GV: - Sự nghiệp văn chương của
I Tìm hiểu chung
1 Tác giả
a Cuộc đời
- Phan Châu Trinh ( 1872-1926), tự là Tử
cán, hiệu Tây Hồ,biệt hiệu Hi Mã
- Quê hương: Tây Lộc, Tiên Phước, Tam
Kì, Quảng Nam
- 1901 đỗ phó bảng, làm quan một thời gian sau cáo về ở ẩn
- Chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện chế độ dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp, lợi dụng chiêu bài “khai hoá” của Pháp để đấu tranh hợp pháp
-1908 ông bị bắt, bị đày đi Côn Đảo, ba năm sau được thả tự do
-1925 bị ốm nặng, mất ngày 24-3-1926,
lễ truy điệu ông trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp
b Sự nghiệp văn chương:
Trang 3Phan Châu Trinh có điểm gì đáng
lưu ý?
HS trả lời,GV bổ sung
Bước 2: Tìm hiểu về tác phẩm
TT1: GV: - Hãy cho biết đoạn trích
thuộc tác phẩm nào và vị trí của đoạn
trích?
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
HĐ 2: Hướng dẫn Hs đọc- hiểu
văn bản
Bước 1: GV hướng dẫn Hs tìm
hiểu bố cục, chủ đề của đoạn trích
TT1: GV gọi HS đọc văn bản
GV: Em hãy cho biết bố cục của
đoạn trích và nội dung chính của
từng phần
TT2: Hs trả lời
- Mục đích sáng tác: dùng văn chương làm cách mạng
- Thể loại: + Văn chính luận
+ Thơ
- Ông viết cả chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ
- Tác phẩm tiêu biểu:
“ Đầu Pháp chính phủ thư” (1906),
“ Tỉnh quốc hồn ca I, II ” (1907, 1922),
“Tây Hồ thi tập” (1904-1914)
.2 Về tác phẩm:
- Đạo đức và luân lí Đông Tây gồm 5 phần chính
3 Đoạn trích:
- Phần 3 của tác phẩm, được ông diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội thanh niên Sài Gòn.1872 viết cả chữ Hán,
,II Đọc – hiểu văn bản:
1 Bố cục – chủ đề đoạn trích
a Bố cục :
* Đoạn 1: Từ đầu đến “từ lâu rồi”:
- Khái niệm về luân lí xã hội và khẳng định ở nước ta chưa có luân lí xã hội , chưa có ý niệm về luân lí xã hội
* Đoạn 2 : Từ “Cái XHCN…cũng vì
thế”:
Trang 4TT3: Gv nhận xét, bổ sung.
- GV: Em hãy cho biết chủ đề tư
tưởng của đoạn trích?
HS trả lời,GV bổ sung
- Nguyên nhân mà luân lí xã hội ở Việt Nam hiện thời chưa có
* Đoạn 3 : Còn lại:
- Muốn nước VN độc lập thì phải tuyên truyền, phải thành lập đoàn thể và phải biết lo cho nhau
b Chủ đề tư tưởng:
- Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời , đề cao tư tưởng đoàn thể và
sự tiến bộ hướng về ngày mai tươi sáng của đất nước
2 Phân tích tác phẩm:
1 Luân lí xã hội
* Khái niệm luân lí xã hội?
- “Tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi
trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia
mà còn đến cả thế giới”
* Luân lí xã hội mà tác giả nêu ra ở đoạn trích này là:
- Ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội
- Là “cái nghĩa vụ mỗi người trong nước” - tức là ý thức công dân mà mỗi
người phải có
- Là “cái nghĩa vụ mà loài người ăn ở với loài người” – tinh thần hợp tác của
Trang 5con người vượt lên trên các ranh giới dân tộc và lãnh thổ
=> Đó là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác
4 Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại chủ đề tư tưởng và khái niệm luân lí xã hội của Phan Châu Trinh?
5 Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ
- Chuẩn bị tiếp theo tiết 2 của bài này
6 Rút kinh nghiệm: