THỰC TIỄN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất – quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (Trang 32 - 36)

II. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

4. THỰC TIỄN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.

PHÁP HOÀN THIỆN.

4.1 Thực tiễn

Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ chỉ báo, quản lý quan trọng để đảm bảo cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, công tác này thời gian qua mới mang tính hình thức khi quy hoạch sử dụng đất chậm và lạc hậu đáng kể so với tình hình sử dụng.

Lạc Hậu Với Tốc Độ Phát Triển Đô Thị

Tình trạng kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa tiết kiệm và hiệu quả về sử dụng đất đai là ý kiến đánh giá chung về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất do Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Ở khía cạnh phát triển đô thị, mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam, vẫn vạch ra nhiều bất cập của vấn đề sử dụng đất. Điển hình là trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 có dự báo, đến năm 2010, diện tích đô thị khoảng 243.000 ha, chiếm 1,4% diện tích cả nước. Nhưng thực tế chỉ đến năm 2005, diện tích đô thị cả nước đã là trên 325.000 ha, vượt quá 1,8 lần so với dự báo diện tích đất đô thị đến năm 2010.

Lo thiếu đất trồng lúa

Phát triển đất đô thị ngoài dự báo đã tác động nhiều đến đất nông nghiệp, nhất là đất lúa. Với Hà Nội là minh chứng rõ nhất.VD: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001- 2010 của Hà Nội (tính theo ranh giới đã mở rộng), hiện trạng đất nông nghiệp,

lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất rừng năm 2000 là gần 204.000 ha và theo quy hoạch được Chính phủ duyệt đến 2010 còn xấp xỉ 173.000 ha. Dễ thấy, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng là khoảng 31.000 ha, nhưng đến đầu năm 2010 chỉ chuyển được hơn 49% kế hoạch, tức vào khoảng hơn 15.000 ha.

VD:Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, đất lúa nước giai đoạn 2001-2010 được chuyển mục đích là hơn 16.000 ha, nhưng đến đầu 2010 lại chuyển mục đích được khoảng 18.500 ha, tăng 15% so với kế hoạch.

"Ở đây thấy rõ chưa có sự tương tác giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị"

Đáng ngại hơn, quyết định phê chuẩn điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2050 của Chính phủ (QĐ 445/QĐ - TTg ngày 7/4/2009) đã định hướng phát triển với tốc độ đô thị hóa còn nhanh hơn cả giai đoạn 10 năm vừa qua.

Lộ trình theo đó được xác định, năm 2015, dân số đô thị khoảng 35 triệu, tỷ lệ đô thị hóa là 38% với nhu cầu đất xây dựng đô thị là 335.000 (chiếm 1,06% diện tích cả nước). Năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 45% với nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 400.000 ha (chiếm 1,3% diện tích cả nước) và năm 2025, các con số này lần lượt là 52 triệu người, tốc độ đô thị hóa 50%, nhu cầu sử dụng đất khoảng 450.000 ha (chiếm 1,4%).

Để đạt được quỹ đất đô thị như định hướng trên, xu thế sẽ là tiếp tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đối với các đô thị lớn thì xu thế chuyển hóa đất nông nghiệp ven đô, ngoại thành sẽ càng thấy rõ.

Lãng Phí Và Vô Lý

Sản xuất nông nghiệp còn manh mún trên 70 triệu thửa đất; diện tích đất lâm nghiệp tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá; đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển, mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp so với khu vực (0,053 km/km2, trong khi Trung Quốc, Thái Lan là 0,2-0,11 km/km2); diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (khoảng 7.000 ha/năm) nhưng còn dài trải, thiếu thống nhất; đất phát triển đô thị tăng rất nhanh nhưng cơ cấu sử dụng chưa hợp lý, đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là đất làm nhà ở theo gia đình độc lập - là những tồn tại trong sử dụng đất phổ biến trên phạm vi cả nước

Thực trạng sử dụng đất đã rất đáng quan ngại, tình hình buông lỏng quản lý, nôn nóng chạy theo các lợi ích kinh tế ở nhiều địa phương, tự phát chuyển mục đích sử dụng đất, tạo ra sự rối loạn trong sử dụng đất, để lại tác động rất xấu đến môi trường hiện nay còn nhức nhối hơn cả.

Trước hàng loạt thách thức đặt ra trong phát triển, tăng trưởng kinh tế khi dân số cả nước dự báo sẽ có 110-115 triệu người, trong đó 55% dân sống trong đô thị vào năm 2030, công tác quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa.

Quỹ đất lúa hiện nay của Việt Nam vào khoảng 4.1 triệu ha với năng suất bình quân chỉ bằng 75-77% của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong vòng 20 năm tới, để đảm bảo mục tiêu phát triển và đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, dự báo sẽ phải tiếp tục chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp khoảng 450 - 500.000 ha đất trồng lúa.

Nếu muốn đến năm 2030, chúng ta có được 46-49 triệu tấn lương thực, trong đó có 43- 44 triệu tấn tóc để đạt mức bình quân trên 350 kg/người/năm cho 110-115 triệu dân, thì phải có ít nhất 3,8 triệu ha đất trồng lúa với hệ số sử dụng đất là 1,95 và năng suất phải đạt 62 tạ/ha, tương đương với năng suất lúa của Nhật Bản hiện nay.

4.2 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay còn nhiều Lãng phí Lãng phí

Tại hội thảo lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27.9, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm không ít người tham dự giật mình, lâu nay, bức tranh quy hoạch quản lý sử dụng đất của Việt Nam đang bị cơ chế thị trường làm cho méo mó. Vì vậy mới có tình trạng giữ đất làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf rồi bỏ hoang, sử dụng sai mục đích..., gây lãng phí lớn tài nguyên của quốcgia.

Tất Cả Đều Vượt

Vượt ở đây không phải là sử dụng đất vượt công suất, mà là giao đất vượt chỉ tiêu Quốc hội cho phép, chủ yếu diễn ra với các loại đất xây dựng KCN, khu kinh tế, sân golf và khu nghỉ dưỡng. VD: từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12.2010, cả nước đã thành lập 261 KCN, chiếm 71.394ha đất nhưng tỉ lệ lấp đầy chưa đạt 50%, trong đó 173 KCN đã đi vào hoạt động và 88 KCN đang xây dựng. Ngoài các KCN, còn có rất nhiều cụm công nghiệp do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Đến cuối 2009, cả nước đã có 918 cụm công nghiệp đã được thành lập và hoạt động, sử dụng 40.000ha đất, đã đưa 7.500ha vào sử dụng với tỉ lệ lấp đầy 26,4%. Bên cạnh việc tỉ lệ lấp đầy đạt thấp của các KCN, thì trên thực tế, rất nhiều địa phương đã giao nhiều đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho các DN đã làm cho các KCN thừa diện tích. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000ha vào năm 2010, các địa phương đã giao tới 93.000ha, vượt 211,36%. Việc sử dụng đất phát triển đô thị, đất ở tại đô thị cũng được các địa phương giao vượt chỉ tiêu Quốc hội cho phép. VD: Quốc hội đã duyệt chỉ tiêu đất ở tại đô thị vào năm 2010 là 111.000ha, nhưng các địa phương đã giao tới 134.000ha, vượt 120,72%. Hiện nay, trên địa bàn cả nước đang triển khai hơn 2.500 dự án nhà ở và KĐT mới. Lượng nhà ở mỗi năm tăng lên từ 20 tới 25 triệu mét vuông. Vì do bị cơ chế thị trường làm méo mó nên đất ở, đất đô thị thì tràn lan, nhưng đất dành cho hạ tầng, phúc lợi công cộng và đặc biệt là đất ở cho tầng lớp bình dân, người lao động thì lại quá hạn chế.

Tuy nhiên, đáng báo động nhất vẫn là tình trạng lãng phí trong sử dụng đất làm sân golf. Trong số hàng chục dự án sân golf trên cả nước, chỉ có 13 chủ đầu tư sử dụng đất đúng mục đích, đúng tiến độ và đúng quy hoạch, còn 46 chủ đầu tư xây dựng các hạng mục chậm tiến độ hoặc sai quy định. Trong khi chỉ tiêu đất sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu Quốc hội cho phép chỉ là 44.000ha thì kết quả giao đất là lên đến hơn gấp đôi!

Cơ Chế Thị Trường Thao Túng

Theo đánh giá của Bộ TNMT, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng lãng phí tài nguyên kể trên là “do một số địa phương nôn nóng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nên đã phát triển quy hoạch không phù hợp với hạ tầng”

Công tác xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất của ta hiện nay chưa được dựa trên một chiến lược cơ bản, nặng tập hợp theo nhu cầu nên chất lượng quy

hoạch thấp.

Bên cạnh đó, việc hưởng lợi từ việc giữ đất được giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, sân golf nhưng lại sử dụng dần vào mục đích khác đã khiến quy hoạch trở nên méo mó. Các chủ đầu tư có xu hướng xin đất rồi để đó xoay xở sau nên mặc dù chưa có thành phố bỏ hoang nhưng đã xuất hiện nhiều khu đất hoang, tạo nên những bức tranh nham nhở giữa lòng đô thị.

Chưa có quy hoạch đô thị mà đã cấp phép các dự án. Đây là vấn đề thực tiễn cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt.

Việc kiểm soát và giám sát quá trình đô thị hóa chưa được đúng hướng, Quốc hội cần quyết định chỉ tiêu đất đô thị và đất ở đô thị ngay trong thời gian tới.

Với các KCN, tình trạng cấp phép tràn lan, sử dụng đất kém hiệu quả.

4.3 Giải pháp hoàn thiện

Về công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật

Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan.

Cần sửa đổi một cách cơ bản Luật đất đai hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.

Về công tác tổ chức – cán bộ : Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại

công tác quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến

công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.

Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm :

- Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.

Biện pháp nhà nước

Cần có chế tài đủ mạnh để thúc đẩy các dự án nhanh đưa vào sử dụng, khắc phục tình trạng dự án bỏ hoang gây lãng phí như hiện nay.

Định hướng phát triển đúng đắn

Hoàn thiện hệ thống văn bản, nâng cao hiệu quả hiệu lực thi hành pháp luật Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước

Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ lập quy hoạch Nâng cao chất lượng sử dụng thông tin

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất – quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w