KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất – quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (Trang 26 - 27)

II. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

1.KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

Phân cấp chức năng cho Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện về quản lý đất

đai và quản lý môi trường.

 Ban hành quy định chính sách nhẳm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở để đủ khả năng quản lý tài nguyên môi trường nói chung và đất đai nói riêng.

II. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT: ĐẤT:

1.1 Khái niệm:

 Quy hoạch đất: là sự phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng địa phương và cả nước.

 Kế hoạch sử dụng đất: là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch.

 Quy hoạch đất luôn gắn liền với kế hoạch sử dụng đất vì kế hoạch sử dụng đất là biện pháp để thực hiện quy hoạch.

1.2 Ý nghĩa:

 Là công cụ của nhà nước để quản lý đất đai thống nhất, đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm.

 Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhà nước sử dụng quyền định đoạt với đất đai.

1.3 Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ((Điều 21 Luật đất đai Điều 21 Luật đất đai 2003) 2003)

2003):

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;

 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;

 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;  Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;  Dân chủ và công khai;

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất – quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (Trang 26 - 27)