Tiểu đường tuýp 2 - Hãy giúp con bạn vượt qua! Biết con mình bị tiểu đường có thể là một điều đáng sợ, song con bạn vẫn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài nếu biết cách kiểm soát căn bệnh này. Tiểu đường tuýp 2 là gì? Tiểu đường tuýp 2 là một chứng bệnh mạn tính phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ isulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử Cần phải theo dõi đường huyết hằng ngày nếu con bạn có triệu chứng bị tiểu đường. dụng insulin một cách bình thường. Insulin là một tuyến hóc môn giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng đường (glucose) để tạo ra năng lượng. Nó cũng giúp cơ thể tích trữ thêm đường trong các cơ, ở dạng chất béo tại các tế bào gan. Không có isulin, đường không thể đi vào tế bào để thực hiện nhiệm vụ của mình mà thay vào đó đường sẽ nằm lại trong máu. Điều này làm cho mật độ đường trong máu bệnh nhân cao hơn mức bình thường. Một người được các định bị tiểu đường khi đường huyết luôn ở mức quá cao hơn mức cho phép một cách. Qua thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các vấn đề về mắt, tim mạch, thận và dạ dày. Đường huyết cao cũng khiến cho bệnh nhân rất dễ mắc các bệnh hoặc các chứng viêm nhiễm nghiêm trọng. Nếu trước đây, các bác sĩ cho rằng tiểu đường tuýp 2 là chứng bệnh chỉ gặp ở người lớn và tiểu đường tuýp 1 mới là bệnh ở trẻ em thì hiện nay, càng ngày càng có nhiều trẻ em mắc tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 2 Hiện nay, nguyên nhân chính xác của tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa được xác định. Các nhà chuyên môn cho rằng nguy cơ chính để trẻ em bị tiểu đường tuýp 2 không phải do hoạt động vật lí của cơ thể mà có thể là do béo phì, và có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các hóc môn tiết ra trong suốt những năm tuổi dậy thì khiến cơ thể khó sử dụng isulin một cách hiệu quả hơn bình thường. Vấn đề này được gọi là tình trạng kháng isulin, và nó có thể dẫn đến tiểu đường. Các triệu chứng: Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường tuýp 2 không có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu của bệnh. Nếu có, thì thường là các triệu chứng nhẹ và có thể gồm: • Mắc tiểu nhiều hơn thông thường. • Hay cảm thấy khát nước hơn bình thường. • Mất cân nặng không rõ lí do. Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 Thông thường chỉ cần làm một xét nghiệm máu đơn giản là đủ để chẩn đoán tiểu đường. Sau khi đã xác định trẻ mắc tiểu đường, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm máu khác nếu không rõ con bạn mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Bác sĩ có thể kiểm tra con bạn có bị tiểu đường hay không khi bé bị béo phì, ít vận động cơ thể hoặc có những nhân tố gây bệnh nguy hiểm khác. Một nhân tố có nguy cơ gây bệnh là bất kì điều gì làm tăng khả năng mắc bệnh của bệnh nhân. Một số trẻ em đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 trong khi chúng làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu vì mục đích khác. Phương pháp điều trị Mấu chốt trong việc điều trị tiểu đường là giữ cho nồng độ đường huyết của con bạn gần với mức bình thường nhất có thể. Để làm được điều này, bạn cần: • Theo dõi nồng độ đường huyết của con bạn. Điều này sẽ giúp bạn và trẻ học biết các loại thức ăn và hoạt động khác nhau sẽ ảnh hưởng lên nồng độ đường huyết của trẻ như thế nào. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn và trẻ cách làm điều này. • Dạy con bạn chọn lựa những thức ăn có lợi cho sức khỏe. • Giúp con bạn ăn một lượng carbonhydrat đồng đều giữa các bữa. Điều này giúp giữ cho đường huyết của trẻ ổn định. Carbonhydrat ảnh hưởng đến đường huyết nhiều hơn bất kì chất dinh dưỡng nào khác. Nó có trong đường của đồ ngọt, lúa gạo, trái cây, các tuýp rau củ giàu tinh bột, sữa tươi và sữa chua. • Nói chuyện với bác sĩ của con bạn, chuyên gia về bệnh tiểu đường hoặc chuyên gia dinh dưỡng về kế hoạch ăn uống dành cho bé. Có nhiều cách để sắp xếp lượng thức ăn và thời gian ăn của trẻ. • Hãy giúp con bạn hoạt động. Con bạn sẽ không cần phải bắt đầu một chương trình tập luyện nghiêm khắc, nhưng vận động cơ thể nhiều hơn có thể giúp kiểm soát đường huyết. Ví dụ, cho trẻ chơi ngoài trời với bạn bè, đi bộ với các thành viên trong gia đình, hoặc chơi thể thao. • Hãy làm gương cho trẻ. Sẽ dễ dàng hơn cho trẻ nếu các thành viên còn lại trong gia đình cũng ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Điều này cũng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường cho các thành viên khác trong gia đình. • Nếu con bạn cần phải điều trị tiểu đường bằng thuốc, hãy cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bạn đóng vai trò chính trong việc giúp con trẻ nhận biết và chịu trách nhiệm quan tâm đến bệnh tiểu đường của chính bản thân trẻ. Hãy để trẻ quan tâm đến bệnh nhiều nhất có thể. Đồng thời, hãy ủng hộ và hướng dẫn những gì trẻ cần. Một người mắc tiểu đường càng lâu, càng gặp phải nhiều vấn đề, như các bệnh về mắt, tim mạch, thần kinh và thận. Nhưng nếu con bạn có thể kiểm soát nồng độ đường huyết của mình hằng ngày, có thể giúp trì hoãn hoặc phòng tránh được việc bắt đầu một số chứng bệnh về sau. Ngay cả khi bạn đã cẩn thận và làm mọi thứ đúng cách, con bạn vẫn có vấn đề với đường huyết cao hoặc thấp. Việc nhận biết các dấu hiệu nào cần để ý và những gì cần làm khi chúng xảy ra là rất quan trọng. Phòng tránh tiểu đường tuýp 2 Hãy giúp con bạn giữ một mức cân nặng khỏe mạnh vừa phải và tập thể dục thường xuyên có thể phòng tránh được tiểu đường tuýp 2. . Tiểu đường tuýp 2 - Hãy giúp con bạn vượt qua! Biết con mình bị tiểu đường có thể là một điều đáng sợ, song con bạn vẫn có thể có một cuộc sống khỏe. và tiểu đường tuýp 1 mới là bệnh ở trẻ em thì hiện nay, càng ngày càng có nhiều trẻ em mắc tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 2 Hiện nay, nguyên nhân chính xác của tiểu đường. thể làm thêm các xét nghiệm máu khác nếu không rõ con bạn mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Bác sĩ có thể kiểm tra con bạn có bị tiểu đường hay không khi bé bị béo phì, ít vận động cơ thể