Cảnhbáo tiểu đườngtype2ởtrẻemTrẻem mắc ĐTĐ thường rất thích ăn đồ ngọt “Số trẻ bị tiểuđườngtype2 bắt đầu gia tăng là một tín hiệu xấu và khó khống chế do trẻ vẫn cần đủ lượng dinh dưỡng để phát triển”, GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cảnh báo. Ăn “vụng” khi buộc phải ăn kiêng Bé Ngụy Thế Thế (Yên Dũng, Bắc Giang) năm nay mới 10 tuổi nhưng cân nặng đã lên tới 40kg. Bé là một điển hình cho trường hợp tiểuđườngtype2ởtrẻ em. Theo đúng chỉ định của bác sĩ, bé Thế sẽ phải giảm cân, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn khá ngặt nghèo. “Trước đây, dù mập nhưng gia đình vẫn cho cháu ăn thoải mái theo nhu cầu. Đến khi phát hiện cháu bị tiểu đườngtype2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn là cả một quá trình vất vả. Cấm ăn nhiều trong bữa chính, bé lại “rình” khi cha mẹ không có nhà thì “ăn vụng” từ cơm, thức ăn đến đường sữa, kẹo bánh. Càng bắt ăn kiêng, bé càng hay ăn vụng vì thế cân nặng của cháu vẫn không được cải thiện nhiều”, mẹ cháu Thế than vãn. Theo BS Trương Ngọc Dương, Khoa Nhi Viện Quân Y 103, đối trẻ bị tiểu đườngtype2 thì việc điều chỉnh chế độ ăn vô cùng vất vả bởi bé phải kiêng khem nhưng lại không thể khắt khe như người lớn vì bé vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể. Tiểuđườngtype 1 khác type2 như thế nào? Đây là hai thể tiểuđường có tích chất cũng như đối tượng, cách thức điều trị khác nhau. Tiểuđườngtype 1 là thể bệnh của trẻ, có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế. Còn tiểuđườngtype2 thường gặp ở người lớn thường liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng… nên phải điều trị bằng thuốc (có thể dùng insulin cho cả thể người lớn để phòng thoái hoá, suy tuyến tuỵ) và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân. Theo GS Nguyễn Thu Nhạn, trước đây, trẻ chủ yếu bị tiểuđườngtype 1 nhưng thời gian gần đây, số trẻ bị tiểuđường type2 bắt đầu gia tăng. Thói quen ăn nhiều đường, thực phẩm có nhiều năng lượng, chất béo nhưng lại lười vận động, xem ti vi, chơi điện tử nhiều…gây tình trạng thừa cân ởtrẻ khiến tuyến tuỵ bị quá tải, là nguyên nhân chính gây tiểuđườngtype2ởtrẻ em. Hệ quả là nguy cơ bị các bệnh tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị cũng tăng lên. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho kết quả 4,9% số trẻ từ 4 - 6 tuổi tại Hà Nội bị thừa cân, béo phì. Ở TPHCM, tỉ lệ này còn cao hơn rất nhiều. Có 6% trẻ dưới 5 tuổi và đến 22,7% trẻ đang học cấp I bị thừa cân, béo phì. Đây là lý do khiến bệnh tiểuđường liên quan đến ăn uống ởtrẻ ngày càng gia tăng. Cần ăn uống, vận động hợp lý “Tiểu đườngởtrẻem thường biểu hiện rầm rộ, cấp tính, và thường nặng hơn so với tiểuđườngở người lớn. Vấn đề là cần phải khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì đang ngày càng phổ biến ởtrẻem và thanh thiếu niên”, GS Nhạn cho biết. Phụ huynh nên có chế độ vận động hợp lý cho trẻ để phòng chống ĐTĐ Tốt nhất, cần có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Cha mẹ không nên suốt ngày “nhồi” ăn rồi bắt bé ngồi lỳ học cả ngày. Như thế có thể gây tình trạng thừa cân và có thể khiến trẻ bị tiểu đườngtype 2. Với trẻ bị tiểuđườngtype 1, nhìn chung vẫn có chế độ ăn bình thường như những đứa trẻ khác. Chỉ có điều, nên hạn chế (không phải là cấm dùng tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột và hạn chế dùng mỡ động vật. Còn với trẻ bị tiểu đườngtype2 thì năng lượng, tinh bột bé ăn hằng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn. Nên cho trẻ bị đái đường ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp. Cũng có thể phát hiện sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng bằng cách thử tình trạng quá tải của insulin tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Với bệnh nhân tiểu đường, nếu được phát hiện sớm, 20-40% bệnh nhân có thể điều trị tốt bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. . Cảnh báo tiểu đường type 2 ở trẻ em Trẻ em mắc ĐTĐ thường rất thích ăn đồ ngọt “Số trẻ bị tiểu đường type 2 bắt đầu gia tăng là một. thể. Tiểu đường type 1 khác type 2 như thế nào? Đây là hai thể tiểu đường có tích chất cũng như đối tượng, cách thức điều trị khác nhau. Tiểu đường type