1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Những lưu ý về bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em pdf

7 797 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 121,52 KB

Nội dung

Những lưu ý về bệnh viêm đường tiết niệu trẻ em Trẻ sơ sinh đến trẻ lớn đều có thể mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng và biến chứng. Nguyên nhân của viêm đường tiểu ở trẻ em Viêm đường tiết niệu trẻ em chủ yếu do viêm bàng quang hoặc viêm thận. Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ hậu môn lây sang. Ở bé trai, có một số do có dị dạng đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại, gây viêm đường tiết niệu ngược dòng. Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít hoặc hay lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Việc sử dụng tả giấy không đúng quy cách hoặc băng tả giấy suốt đêm cũng có thể làm cho trẻ bị viêm đường tiết niệu, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau. Viêm đường tiết niệu trẻ đôi khi còn do các bậc phụ huynh , cô nuôi dạy trẻ, hoặc các bé lớn không biết cách vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu. Nếu rửa từ sau ra trước thì vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các trẻ em gái. Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli và có thể do một số ký sinh trùng (vi nấm) hoặc do virut Triệu chứng viêm đường tiết niệu Tuổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng khó phát hiện vì các triệu chứng không rõ ràng so với bé lớn. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy. Một số trẻ em trai lớn hơn có động tác sờ vào chim do khó chịu, đau khi đi tiểu. Trẻ cũng có thể tiểu chút chút, buốt, đau, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn. Trẻ càng lớn thì hiện tượng đái buốt, đái dắt càng rõ nét. Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục, hoặc có máu. Mức độ đục nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào thời gian bị viêm, hoặc thời điểm lấy nước tiểu trong ngày Biện pháp phòng ngừa Mỗi khi thấy con mình sốt, dù là sốt nhẹ, cha mẹ cũng không được chủ quan. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, chơi kém, cần cho trẻ đi khám bệnh. Khi thay tả cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng hoặc máu tả hay không. Chú ý thay tả sau khi trẻ tè, nhất là sau khi trẻ đại tiện cần thay ngay, tránh làm cho lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu, đặc biệt là bé gái. Nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín, phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân. Nếu bé trai đi tiểu bị phồng bao quy đầu hoặc đi đái khó là phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không, vì đây là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu cần giải quyết được nguyên nhân này bé mới khỏi bệnh. Cần tập cho trẻ có thói quen đi tiểu, không nín tiểu, đi tiểu trước khi ngủ. Khi vệ sinh cho trẻ, cần lau giấy vệ sinh từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các bé gái. Đối với bé lớn cần hướng dẫn cách làm vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu, mỗi kỳ có kinh. Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, những ngày trời nắng nóng cần uống thêm nước, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước giúp hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để BS có thể cho bé thử nước tiểu, siêu âm bụng để xem có bất thường đường tiết niệu hay không từ đó BS sẽ có hướng điều trị thích hợp cho mỗi bé . . Những lưu ý về bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em Trẻ sơ sinh đến trẻ lớn đều có thể mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nếu không phát. nhân của viêm đường tiểu ở trẻ em Viêm đường tiết niệu ở trẻ em chủ yếu do viêm bàng quang hoặc viêm thận. Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo

Ngày đăng: 12/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w