1 Phân biệt chế độ pháp lý của cơ quan Lãnh sự quán với Đại sứ quán. Phạm Thanh Hữu Trong đời sống quốc tế quan hệ lãnh sự là một quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết với quan hệ ngoại giao nhưng có những điểm khác biệt và có sự độc lập nhất định với quan hệ ngoại giao. Chính vì lẽ đó, chế độ pháp lý của cơ quan lãnh sự và đại sứ quán cũng có những điểm khác nhau. Chúng ta dễ dàng thấy được chúng khác nhau ở những khía cạnh sau: Một là, về không gian tác động: Đại sứ quán là cơ quan đại diện của một nước tại một nước khác. Còn lãnh sự quán là cơ quan đại diện của một nước tại một khu vực nhất định của một nước khác. Tại một nước Đại sứ quán chỉ là một hoặc không có còn Lãnh sự quán có thể là một, không có hoặc rất nhiều. Đại sứ quán thực hiện quan hệ ngoại giao còn Lãnh sự quán thực hiện quan hệ lãnh sự. Hai là, về lĩnh vực tác động: Cơ quan lãnh sự chủ yếu thực hiện các hoạt động ngoại giao mang tính chất hành chính pháp lý. Đó chỉ là một phần nhỏ trong những chức năng của Đại sứ quán. Theo khoản 1 điều 3 công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao thì Đại sứ quán có những chức năng: đại diện cho nước mình tại nước sở tại; bảo vệ quyền lợi của nước mình và công dân của nước mình tại nước sở tại; tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại nước sở tại và báo cáo chính phủ của nước mình; thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa khoa học giữa nước mình với nước sở tại. Và 2 trong thực tiễn đời sống quốc tế hiện nay thì Đại sứ quán cũng có thể thực hiện cả chức năng lãnh sự, vậy nên trong Đại sứ quán của các nước thường có phòng Lãnh sự. Với những lý do trên nên hệ quả tất yếu là các quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan lãnh sự về cơ bản là giống Đại sứ quán nhưng ở mức độ thấp hơn. Ba là, thời điểm xác lập và chấm dứt của Đại sứ quán và Lãnh sự quán cũng có những khác biệt nhất định. Và có thể dẫn ra những ví dụ đặc biệt như sau: thông thường nếu không có thỏa thuận nào khác thì việc thiết lập quan hệ ngoại giao bao gồm cả thiết lập quan hệ lãnh sự. Tuy nhiên các bên cắt đứt quan hệ ngoại giao thì quan hệ lãnh sự không bị cắt đứt. Đồng thời, trong nhiều trường hợp quan hệ lãnh sự được thiết lập giữa các quốc gia không có quan hệ ngoại giao với nhau (ví dụ: trong việc công nhận quốc gia hoặc Chính phủ de – facto). Bốn là, có thể nhìn nhận chung, ngắn gọn và rõ ràng nhất thì Đại sứ quán có chức năng “rộng”, địa vị “cao” hơn Lãnh sự quán. Ngày 6 tháng 1 năm 2011 Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo Nguồn:Phạm Thanh Hữu sinh viên Khoa Luật–Đại học Kinh tế–Luật. . 1 Phân biệt chế độ pháp lý của cơ quan Lãnh sự quán với Đại sứ quán. Phạm Thanh Hữu Trong đời sống quốc tế quan hệ lãnh sự là một quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết với quan hệ ngoại. tác động: Đại sứ quán là cơ quan đại diện của một nước tại một nước khác. Còn lãnh sự quán là cơ quan đại diện của một nước tại một khu vực nhất định của một nước khác. Tại một nước Đại sứ quán. còn Lãnh sự quán có thể là một, không có hoặc rất nhiều. Đại sứ quán thực hiện quan hệ ngoại giao còn Lãnh sự quán thực hiện quan hệ lãnh sự. Hai là, về lĩnh vực tác động: Cơ quan lãnh sự chủ