Giải phẫu khớp đầu mặt (Kỳ 2) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.2. Phương tiện nối khớp 2.2.1. Bao khớp Là một bao sợi bao quanh khớp có 2 loại sợi. - Sợi nông: ở xương thái dương dính vào đường glaser, gai bướm, lồi cầu củ tiếp và rễ ngang của mỏm tiếp, xuống dưới dính vào bờ sau và cổ lồi cầu xương hàm dưới. - Sợi sâu: có 2 loại sợi đi từ xương thái dương tới sụn chêm và từ sụn chêm tới xương hàm dưới. Đặc biệt sợi thái dương chêm tạo thành các hãm trước và sau, trong đó sợi sau rất chắc và đàn hồi tạo thành hãm sappey có tác dụng đẩy sụn chêm xô ra trước khi họ miệng và kéo sụn chêm về vị trí cũ khi ngậm miệng. Các sợi chêm hàm dưới dầy ở 2 bên tạo nên các hãm bên có tác dụng giữ cho sụn chêm khi hoạt động không trật ra ngoài. 2.2.2. Dây chằng Động tác chính của khớp là hạ và ngậm miệng nên các dây chằng bên là chính, còn các dây chằng khác chỉ là phụ trợ. - Dây chằng bên ngoài là phần dày lên ở mặt ngoài bao khớp, rất chắc. Phía trên rộng bám vào bờ dưới mỏm xương gò má của xương thái dương rồi đi chếch xuống dưới và ra sau, bám vào phía sau ngoài cổ lồi cầu xương hàm dưới. - Dây chằng bên trong: từ mép trong ổ chảo, gai bướm tới phía sau trong cổ lồi cầu xương hàm dưới. - Ngoài ra còn một số dây chằng phụ khác: + Dây chằng bướm hàm: từ gai bướm tới gai spick (lưỡi xương hàm dưới). + Dây chằng trâm hàm: từ mỏm trâm đến góc xương hàm dưới. + Dây chằng chân bướm hàm: từ cánh trong chân bướm tới bờ sau huyệt răng hàm dưới lớn 2 của hàm dưới. 1. Bao khớp 2. D/c bên ngoài 3. D/c bướm hàm 4. D/c trâm hàm Hình 4.22. Khớp thái dương hàm 2.3. Bao hoạt dịch Có 2 bao cho mỗi tầng ở khớp, 2 bao này không thông với nhau. 2.4. Liên quan Ở phía trước và dưới ống tai ngoài có tuyến nước bọt mang tai nằm áp vào ngành lên xương hàm dưới, khi viêm tuyến gây hạn chế tới động tác của khớp và ngược lại. 2.5. Động tác - Há ngậm miệng: thực ra có 2 động tác đưa hàm ra trước khi họ, ra sau khi ngậm xảy ra ở khớp chêm hàm, và động tác quay của hai lồi cầu hàm dưới xảy ra ở khớp thái dương chêm. - Đưa hàm sang bên khi nhai trong động tác này lồi cầu xương hàm dưới một bên quay tại chỗ, một bên đưa ra trước, cứ như vậy hai bên lần lượt thay đổi cho nhau. - Đưa hàm dưới ra trước và sau, động tác này hạn chế. - Trong một số trường hợp nếu ngáp quá mạnh hay bị va chạm quá mạnh hàm dưới có thể bị sai khớp lúc này củ lồi cầu xương hàm dưới nằm ở trước lồi cầu xương thái dương nên ngậm miệng lại được. Muốn chữa phải keo xương hàm dưới xuống dưới rồi đẩy ra sau để lồi cầu khớp với sụn chêm như cũ. . Giải phẫu khớp đầu mặt (Kỳ 2) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.2. Phương tiện nối khớp 2.2.1. Bao khớp Là một bao sợi bao quanh khớp có 2 loại sợi Động tác chính của khớp là hạ và ngậm miệng nên các dây chằng bên là chính, còn các dây chằng khác chỉ là phụ trợ. - Dây chằng bên ngoài là phần dày lên ở mặt ngoài bao khớp, rất chắc. Phía. lớn 2 của hàm dưới. 1. Bao khớp 2. D/c bên ngoài 3. D/c bướm hàm 4. D/c trâm hàm Hình 4.22. Khớp thái dương hàm 2.3. Bao hoạt dịch Có 2 bao cho mỗi tầng ở khớp, 2 bao này không thông với