Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 10) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 3.6.1. Nền sọ trong Nền sọ dễ bị rạn vỡ hơn vòm sọ, vì nền sọ có cấu trúc không đều, được tạo nên bởi phần xương xốp, phần xương đặc xen kẽ nhau, lại có các xoang, các lỗ, thậm chí nhiều xương còn không khớp liền với nhau. Do vậy nền sọ có chỗ yếu, chỗ mạnh, trong đó trung tâm chống đỡ là thân xương bướm. Mặt trong nền sọ được chia thành 3 tầng (hay ba hô) trước, giữa và sau. Ranh giới giữa tầng trước và tầng giữa là rãnh thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm. Ranh giới giữa tầng giữa và tầng sau là mảnh vuông xương bướm và bờ trên xương đá. 1. Lỗ tịt 18. Khe đá chăm 2. Mào gà 19. Lỗ ống tai trong 3. Mảnh ngang xương 20. Lỗ rách sau sàng 21. Mặt trước trên xương đá 4. Trần ổ mắt 22. Bờ trên xương đá 5. Hố yên 23. Rãnh xoang sigma 6. Rãnh xoang TM hang 24. Mào chăm trong 7. Rãnh giao thoa 25. Rãnh xoang ngang 8. Lỗ thị 26. Ụ chăm trong 9. Mỏm yên trước 27. Lỗ rách sau 10. Mỏm yên sau 28. Rãnh xoang đá trên 11. Lỗ tròn to 29. Trần hòm tai (lồi cung) 12. Lỗ bầu dục 30. Rãnh thần kinh đá lớn 13. Lỗ tròn bé (lỗ gai) 31. Hố hạch Glasser 14. Lỗ động mạch cảnh 32. Rãnh thần kinh đá bé 15. Lỗ chăm (lỗ lớn) 33. Lỗ rách trước 16. Lỗ rồi cẩu trước 34. Lưng yên bướm 17. Rãnh nền 35. Khe bướm (khe thị giác) Hình 4.20. Mặt trong nền sọ * Tầng sọ trước hay hố sọ trước (fossa cranii anferior) Từ phần đứng xương trán đến rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm. - Ở giữa từ trước ra sau có: mào trán-lỗ tịt-mào gà-rãnh thị (có giao thoa thị giác), 2 đầu rãnh có lỗ thị cho động mạch mắt và thần kinh thị giác đi qua. - Hai bên từ trong ra có: mảnh sàng hay rãnh khứu (hành khứu nằm) có các lỗ sàng (cho thần kinh khứu giác đi qua) và phần ổ mắt của xương trán. * Tầng sọ giữa hay hố sọ giữa (fosa cranii media) Giới hạn từ rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm cho đến bờ trên xương đá và một phần sau thân xương bướm. - Ở giữa có hố tuyến yên hay yên bướm (cho tuyến yên nằm). Hai bên yên bướm có rãnh xoang tĩnh mạch hang. Bốn góc yên bướm có bốn mỏm yên. Phía sau là thảnh vuông xương bướm. - Hai bên có hai hố thái dương, lần lượt từ trước ra sau có các lỗ hay ống: + Khe bướm (khe ổ mắt trên) thông sọ với ổ mắt, các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh số V đi qua. + Lỗ tròn to (lỗ tròn) có dây thần kinh hàm trên (nhánh của dây V) đi qua. + Lỗ bầu dục có dây hàm dưới và động mạch màng não bé đi qua. + Lỗ tròn bé (lỗ gai) có mạch màng não giữa đi qua. + Hố Meckel có hạch Gasser nằm (hạch của dây thần kinh V) + Lỗ rách trước có động mạch cảnh trong lướt qua, có dây thần kinh Vidien chui qua. + Lỗ ống động mạch cảnh nơi động mạch cảnh trong ra khỏi xương đá, vào sọ. * Tầng sọ sau hay hố sọ sau (fosa cranii postenor) - Ở giữa từ trước ra sau có: rãnh nền, lỗ chẩm, mào chăm trong, ụ chẩm trong. - Hai bên có hai hố tiểu não, ngoài ra còn có các lỗ sau: + Rãnh xoang tĩnh mạch ngang; + Lỗ ống tai trong có dây thần kinh VII, VII, VIII chui qua. + Lỗ lỗi cầu trước có dây thần kinh hạ ệt chui qua. + Lỗ lồi cầu sau. + Lỗ chũm. + Lỗ rách sau có vịnh tĩnh mạch cảnh trong và các dây thần kinh sọ số X, XI, XI chui qua. . Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 10) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 3.6.1. Nền sọ trong Nền sọ dễ. sau là mảnh vuông xương bướm và bờ trên xương đá. 1. Lỗ tịt 18. Khe đá chăm 2. Mào gà 19. Lỗ ống tai trong 3. Mảnh ngang xương 20. Lỗ rách sau sàng 21. Mặt trước trên xương đá 4. Trần. xương xốp, phần xương đặc xen kẽ nhau, lại có các xoang, các lỗ, thậm chí nhiều xương còn không khớp liền với nhau. Do vậy nền sọ có chỗ yếu, chỗ mạnh, trong đó trung tâm chống đỡ là thân xương