Giải phẫu thanh quản (Kỳ 2) 2.1.3. Sụn nắp thanh môn Sụn thanh môn (hay là nắp thanh quản) là sụn đơn, giống như một lá cây, có cuống lá dính vào góc sau gáy của sụn giáp, mặt trước liên quan với đáy lưỡi có niêm mạc phủ và liên tiếp với niêm mạc của miệng, mặt sau nhìn vào lòng thanh quản. 2.1.4. Sụn phễu Gồm hai sụn khớp với bờ trên sụn nhẫn. Sụn phễu hình tháp có 3 mặt, một đỉnh, một đáy, mặt trước ngoài có dây thanh âm trên và cơ giáp phễu bám. - Mặt sau có cơ liên phễu bám. - Mặt trong liên quan với thanh môn. - Đỉnh khớp với sụn sừng. - Đáy khớp với sụn nhẫn và có 2 mỏm đối xứng nhau: mỏm thanh âm ở trước trong; mỏm cơ ở sau ngoài. 1. Sụn nắp thanh quản 2. Sụn sừng 3. Sụn phễu 4. Sụn giáp 5. Sụn nhẫn Hình 4.60. Các sụn của thanh quản (nhìn từ mặt sau) 2.1.5. Sụn sừng Rất nhỏ nằm trên đỉnh sụn phễu. 2.1.6. Sụn chêm Nằm trong nếp phễu nắp nối giữa sụn phều và sụn nắp. 2.1.7. Sụn thóc Nằm ở bờ sau ngoài của màng giáp móng. 2.2. Các khớp màng và dây chằng Tác dụng để nối các sụn trên với nhau. 2.2.1. Các khớp Có nhiều khớp nối các sụn thanh quản với nhau và với thành phần xung quanh như xương móng, sụn khí quản trong đó có hai khớp quan trọng liên quan đến động tác phát âm. - Khớp nhẫn giáp: là khớp phẳng hình bầu dục có cử động được và lúc lắc quanh trục làm sụn giáp có động tác ngửa và nghiêng. - Khớp nhẫn phễu là khớp trục, rất quan trọng để đóng mở thanh môn. Khớp nhẫn phễu có hai động tác: + Sụn phễu trượt trên bản nhẫn xuống dưới ra ngoài hoặc lên trên vào trong. + Sụn phễu tự xoay quanh một trục thẳng đứng làm cho mỏm cơ và mỏm thanh âm sụn phễu chuyển động ngược chiều nhau. 2.2.2. Các màng xơ chun thanh quản - Màng tứ giác căng từ nếp phễu nắp ở phía trên đến nếp tiền đình ở phía dưới. Bờ trên là nếp phễu nắp. Bờ dưới nằm ngang là dây chằng tiền đình. - Nón tiền đình còn gọi là màng nhẫn thanh âm, căng từ nếp thanh âm đến bờ trên sụn nhẫn. Phần trước nón rất chắc tạo nên dây chằng nhẫn giáp. Bờ tự do ở trên tạo nên tạo nên dây chằng thanh âm nối từ góc sụn giáp đến mỏm thanh âm của sụn phễu. 2.2.3. Các dây chằng - Dây chằng giáp nắp nối từ cuống sụn nắp đến mặt trong sụn giáp. - Màng giáp móng: từ xương móng tới bờ trên sụn giáp, ở giữa màng dầy lên gọi là dây chằng giáp móng giữa và ở hai bên là dây chằng giáp móng có chứa sụn thóc. - Dây chằng móng nắp: từ bờ trên và sừng lớn xương móng đến mặt trước sụn nắp. - Dây chằng lưỡi nắp: từ gốc lưỡi đến sụn nắp tạo nên nếp lưỡi nắp giữa. - Dây chằng nhẫn khí quản: từ sụn nhẫn tới sụn khí quản. - Dây chằng sừng hầu: từ sụn sừng đi về phía dưới và vào đường giữa, nối liền với niêm mạc hầu. - Dây chằng nhẫn phễu: sau gắn mảnh sụn nhẫn vào mỏm cơ sụn phễu. . Giải phẫu thanh quản (Kỳ 2) 2.1.3. Sụn nắp thanh môn Sụn thanh môn (hay là nắp thanh quản) là sụn đơn, giống như một lá cây, có cuống lá. trong liên quan với thanh môn. - Đỉnh khớp với sụn sừng. - Đáy khớp với sụn nhẫn và có 2 mỏm đối xứng nhau: mỏm thanh âm ở trước trong; mỏm cơ ở sau ngoài. 1. Sụn nắp thanh quản 2. Sụn sừng. nhẫn thanh âm, căng từ nếp thanh âm đến bờ trên sụn nhẫn. Phần trước nón rất chắc tạo nên dây chằng nhẫn giáp. Bờ tự do ở trên tạo nên tạo nên dây chằng thanh âm nối từ góc sụn giáp đến mỏm thanh