Giải phẫu thanh quản (Kỳ 3) 2.3. Các cơ Cả khối thanh quản được vận động bởi các cơ từ những thành phần xung quanh đi tới thanh quản (cơ ngoại lai); các sụn thanh quản dịch chuyển lên nhau nhờ các cơ có cả hai đầu bám vào sụn thanh quản (cơ nội tại). 2.3.1. Các cơ ngoại lai Đây là nhóm cơ có tác dụng làm thanh quản chuyển động hoặc cố định thanh quản, không tham gia vào động tác phát âm. Cơ ngoại lai bao gồm các cơ trên và dưới móng, có tác dụng nâng, hạ và cố định thanh quản. 2.3.2. Các cơ nội tại Đây là nhóm cơ tham gia vào động tác phát âm. Cơ nội tại có 3 loại cơ tham gia 3 tác dụng. - Cơ giáp nhẫn bám từ cung nhẫn tới bờ dưới sụn giáp khi cơ co làm sụn giáp ngả ra phía trước làm căng dây chằng giáp phễu (căng dây thanh âm). - Cơ nhẫn phễu sau bám từ mặt sau sụn nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu. Khi cơ co làm xoay 2 mỏm cơ của sụn phễu kéo ra sau và xuống dưới gần lại nhau. Đồng thời hai mỏm thanh âm đưa ra trước và lên trên xa nhau, do đó thanh môn được mở rộng. - Cơ nhẫn phễu bên bám từ cung nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu. Khép thanh môn do xoay trong các sụn phễu. - Cơ giáp phễu từ mặt trong góc sụn giáp bám tận vào bờ ngoài sụn phễu. Làm khép thanh môn và phần nào làm trùng dây thanh âm. - Cơ phễu chéo và ngang. Phần ngang là cơ đơn nằm ngang gắn ở mặt sau hai sụn phễu, phần chéo cơ đôi từ mỏm cơ sụn phễu này đến đỉnh sụn phễu kia. Khi co làm khép thanh môn. 1. Cơ phễu nắp thanh quản 2. Cơ giáp nắp thanh quản 3. Cơ giáp phễu 4. Cơ nhẫn phễu bên 5. Cơ nhẫn giáp 6. Cơ nhẫn phễu sau 7. Cơ trên phễu Hình 4.61. Các cơ của thanh quản - Cơ phễu nắp là bó nhỏ bất thường đi từ cơ phễu chéo theo nếp phễu nắp gắn vào mảnh tứ giác và bờ sụn giáp. Có tác dụng đóng nắp thanh quản khi nuốt. - Cơ thanh âm có thể coi đây là phần trong cùng của cơ giáp phễu. Sợi cơ đi từ góc sụn giáp ở phía trước tới mỏm thanh âm của sụn phễu. Khi co làm hẹp thanh môn. - Cơ giáp nắp bám từ mặt trong mảnh sụn giáp và dây chằng nhẫn giáp tới bờ ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp. Làm hạ sụn nắp, giống như một cơ vòng của thanh quản. 3. HÌNH THỂ TRONG CỦA THANH QUẢN Mặt trong thanh quản nhẵn, được phủ bởi một lớp niêm mạc của hầu. Lấy hai dây thanh âm làm mốc thanh quản được chia làm 3 tầng: 3.1. Tầng trên (hay tiền đình thanh quản) Là phần ở phía trên 2 dây thanh âm trên, loe rộng ra như một cái phễu, ở phía trước là sụn thanh thiệt, phía sau thông với hầu. 3.2. Tầng giữa (thanh môn) Là một khe ở giữa hai dây thanh âm trên và dưới. Ở hai bên của tầng thanh môn còn có 2 ngách gọi là buồng thanh quản (hay buồng Morganni). 3.3. Tầng dưới (hạ thanh môn) Là phần thông với khí quản. 3.4. Các dây thanh âm Có 4 dây hai trên và hai dưới: - Dây thanh âm trên: được cấu tạo bởi niêm mạc hầu là chủ yếu và trong bề dầy của nó có dây chằng giáp phễu trên. - Dây thanh âm dưới: cũng có niêm mạc che phủ lên dây chằng giáp phễu dưới và bó sâu cơ giáp phễu dưới. Nhưng thực sự chỉ có hai dây thanh âm dưới mới phát ra âm. 4. HÌNH SOI THANH QUẢN Nhìn từ trên xuống khi thanh môn khép nó chỉ là một khe rất hẹp, khi thanh môn mở nó là một hình tam giác có đáy ở sau đỉnh ở trước và lúc này nhìn thấy rõ cả 4 dây thanh âm. Vì 2 dây trên ở xa đường giữa, 2 dây dưới ở gần đường giữa hơn. Các dây thanh âm lúc bình thường giống như một thừng trắng nhẵn, cử động dễ dàng khi phát âm ta thấy dây thanh âm dưới chạy ra chạy vào Trường hợp bệnh lý có thể thấy niêm mạc xung huyết, hoặc chảy máu hoặc u sùi. hoặc liệt dây thanh âm. 1. Sụn nắp thanh quản 12. Sụn nhẫn 2. Xương móng 13. Tuyến giáp 3. Cơ giáp móng 14. Màng giáp móng 4. Cơ phễu nắp 15. Màng tứ giác 5. Sụn giáp 16. Buồng thanh quản 6. Cơ thanh âm 17. Dây chằng tiền đình 7. Cơ khít hầu dưới 18. Khe tiền đình 8. Cơ nhẫn phễu bên 19. Dây chằng thanh âm 9. Bó mạch giáp trên 20. Khe thanh môn 10. Cơ nhẫn giáp 21. Nón đàn hồi 11. Cơ ức giáp 22. Dây chằng vòng A. Tiền đình; B. Ổ dưới thanh môn Hình 4.62. Hình thể trong của thanh quản . Giải phẫu thanh quản (Kỳ 3) 2.3. Các cơ Cả khối thanh quản được vận động bởi các cơ từ những thành phần xung quanh đi tới thanh quản (cơ ngoại lai); các sụn thanh quản dịch chuyển. như một cơ vòng của thanh quản. 3. HÌNH THỂ TRONG CỦA THANH QUẢN Mặt trong thanh quản nhẵn, được phủ bởi một lớp niêm mạc của hầu. Lấy hai dây thanh âm làm mốc thanh quản được chia làm 3. khép thanh môn. 1. Cơ phễu nắp thanh quản 2. Cơ giáp nắp thanh quản 3. Cơ giáp phễu 4. Cơ nhẫn phễu bên 5. Cơ nhẫn giáp 6. Cơ nhẫn phễu sau 7. Cơ trên phễu Hình 4.61. Các cơ của thanh quản